Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ áp dụng cho

Một phần của tài liệu 0857 nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 44)

Vietcombank Bắc Giang

Từ những kinh nghiệm của các chi nhánh nêu trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chung có giá trị tham khảo cho việc nâng cao CLTD cho Vietcombank Bắc Giang:

Phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ

Để đảm bảo vị thế trên thị trường tài chính ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các NHTM cần thường xuyên nghiên cứu để nắm được những thay đổi về thị hiếu trên thị trường để làm cơ sở xây dựng và đa dạng hóa các dịch vụ bán lẻ, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới cần thực hiện với sự tham gia của các khách hàng, người dân, cán bộ ngân hàng và nhiều nhóm ngành nghề khác nhau trên thị trường để đảm bảo tính ứng dụng và thu hút cao. Việc sở hữu những sản phẩm có ưu điểm vượt trội phù hợp với nhu cầu của thị trường sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng cho ngân hàng trong bối cảnh kinh tế hội nhập như ngày nay.

việc Ngân hàng cần định vị và xác định đươc nhóm khách hàng tiềm năng, có thu nhập và khả năng tín dụng tốt để giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng.

Trong thực tế, nhu cầu vay tiêu dùng của nhóm khách hàng cá nhân đang tăng rất nhanh, tạo ra một cơ hội mới cho các NHTM có thể khai thác được nhóm khách này thông qua các gói vay tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý giúp khách hàng có thể hiện thực nhu cầu mua nhà, xe ô tô, ..

Để đảm bảo sản phẩm đạt được hiệu quả kinh tế cao khi đưa vào triển khai, các Ngân hàng cần có quy trình kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt từ khi phát triển sản phẩm để kịp thời phát hiện ra những hạn chế và có những điều chỉnh kịp thời.

Để đảm bảo hiệu quả tín dụng và lợi nhuận của việc phát hành các sản phẩm tín dụng bán lẻ mới, các ngân hàng cần có quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và biện pháp bảo đảm an toàn vốn. Ngoài việc triển khai và giám sát thực hiện các khoản vay nghiêm ngặt, Ngân hàng cũng cần chú trọng đến các công tác truyền thông tiếp thị để không ngừng gia tăng nguồn khách hàng mới, tạo nguồn thu nhập mới cho đơn vị.

Quản lý và phát triển khách hàng tín dụng bán lẻ

Sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng chịu tác động rất lớn từ khách hàng. Do vậy, việc gia tăng số lượng và chất lượng khách hàng chính là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình phát triển các dịch vụ tín dụng bán lẻ của ngân hàng. Việc xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp với tài nguyên của ngân hàng và những gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng chính là chìa khóa để thu hút được nền tảng khách hàng đa dạng hơn cho ngân hàng.

Việc phát triển khách hàng mới cần thực hiện song song với duy trì tệp khách hàng cũ để đảm bảo mức độ hài lòng của hàng cũng như đạt được mức uy tín tín dụng ngày càng tăng.

Một trong những yêu cầu tiên quyết ảnh hưởng đến sự thành công và phát triển bền vững của ngân hàng chính là đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng và khả năng cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, giúp họ có thể đạt được những kỳ vọng theo đúng quy trình và quy định của Ngân hàng nói riêng và hệ thống pháp lý

của nước nhà nói chung.

Quảng cáo, tiếp thị

Để thu hút được nhiều khách hàng hơn, các ngân hàng nên chú trọng đầu tư đến các hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cần được thực hiện xuyên suốt trên các kênh và ấn phẩm quảng cáo để tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Có rất nhiều kênh quảng cáo mà ngân hàng có thể cân nhắc:

- Kênh quảng cáo trực tiếp thông qua các hình thức giới thiệu, tư vấn cho gia đình, đồng nghiệp,..

- Kênh quản cáo trực tuyến sẽ có lợi thế hơn do có thể tiếp cận với số lượng khách hàng lớn hơn và tốc độ lan tỏa cũng nhanh hơn.

- Ngoài ra, các hình thức quảng cáo truyền thống như tờ rơi, áp phích,.. .cũng có thể tận dụng để tiếp cận đươc những nhóm khách hàng ở độ tuổi lớn hơn.

Trình độ cán bộ tín dụng bán lẻ

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động và gia tăng lợi thế cạnh tranh, các NHTM cần chú trọng đến việc đào tạo và nâng cao chất lượng nhân sự cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Một nguồn nhân sự mạnh về chuyên môn với đạo đức nghề nghiệp chuẩn chỉ sẽ giúp nâng cao uy tín tín dụng của ngân hàng cũng như mức độ hài lòng của khách hàng. Để đạt được nguồn nhân sự chất lượng như vậy, NHTM cần chú trọng điều chỉnh các chế độ tiền lương, thưởng, cơ chế thăng tiến, môi trường làm việc,.. .cho nhóm cán bộ tín dụng.

Thêm vào đó, NHTM cũng cần chú trọng đầu tư vào khoa học công nghệ để có thể tận dụng các tiến bộ khoa học vào đa dạng sản phẩm, dịch vụ và kiểm soát hiệu quả làm việc của toàn bộ bộ máy.

Quản lý nợ xấu, rủi ro tín dụng bán lẻ

Rủi ro tín dụng là một yếu tố không thể tách rời trong tín dụng bán lẻ của ngân hàng. Ngân hàng cần đặc biệt chú trọng đến các khoản nợ quá hạn, nợ xấu để giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng cũng như chậm thu hồi vốn.

Để làm được điều này, các ngân hàng cần có quy trình và cơ chế phân loại các khoản nợ cũng như quỹ DPRR tương xứng theo đúng quy định của Nhà nước.

Quy trình xem xét và cấp tín dụng cần được thực hiện minh bạch, công khai và kiểm soát chặt chẽ từ những bước thẩm định để hạn chế số lượng các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

Song song với việc gia tăng số lượng khách hàng, ngân hàng cần chú trọng đến việc duy trì chất lượng khách hàng để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nhóm khách hàng có công việc và thu nhập ổn định như cán bộ công chức, công nhân viên,.. .sẽ có khả năng là nhóm khách hàng tiềm năng cao hơn các nhóm khách khác.

Để xử lý nợ xấu hiệu quả nhất, ngân hàng cần có quy trình phân loại hợp lý, từ đó lên kế hoạch xử lý phù hợp.

Thêm vào đó, các cán bộ tín dụng cần được ngân hàng đầu tư cho tham gia các khóa học bổi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để ngày càng nâng cao năng suất làm việc cũng như kĩ năng thẩm định cao hơn để tạo ra nhiều lợi ích cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương 1, luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về NHTM, CLTD trong đó có phân biệt giữa tín dụng của dịch vụ NHBB và tín dụng của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ (NHBL); các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD, các tiêu chuẩn để đánh giá CLTD, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, lượng hóa được tổn thất có thể xảy ra để trích dự phòng để từ đó làm cơ sở giúp cho chi nhánh nâng cao CLTD bán lẻ. Cùng với những bài học kinh nghiệm từ ngân hàng trong nước và các vấn đề mà các ngân hàng quan tâm như phát triển sản phẩm, tập trung vào những điểm mạnh của vùng, quảng cáo tiếp thị, quản lý nợ xấu và phát triển công nghệ chính là những bài học quý giá để Vietcombank Bắc Giang tiếp thu mà nhờ đó có thể vươn tầm mạnh mẽ hơn trong khu vực.

Các vấn đề được trình bày ở chương 1 là những cơ sở lý luận cần thiết để nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

Phân theo trình độ đào tạo

Sau đại học 10 CHƯƠNG 2:10.99%

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu 0857 nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w