1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
1.1.3. Vai trò của Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
1.1.3.1. Đối với bản thân Ngân hàng thương mại
Tín dụng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại. Đối với một Ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên tín dụng ngân hàng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng.
Hoạt động tín dụng có hiệu quả góp phần nâng cao được hình ảnh của ngân hàng và qua đó cũng tạo ra cho ngân hàng những mối quan hệ có lợi cho hoạt động của ngân hàng.
Các chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời .
1.1.3.2. Đối với nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng có vai trò rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp trong việc duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển. Để tồn tại và phát triển bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các dự án, các kế hoạch đầu tư, nhu cầu vốn sản xuất, bởi doanh nghiệp muốn hoạt động một cách hiệu quả thì doanh nghiệp luôn sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính một cách hợp lý. Có rất nhiều cách để doanh nghiệp tiếp cận đến những
nguồn vốn khác nhau tuy nhiên với uu điểm là chi phí vốn khá rẻ so với các nguồn khác thì các doanh nghiệp thuờng sử dụng vốn tín dụng một cách có lợi nhất cho doanh nghiệp mình.
Với tu cách là trung gian điều hoà luợng cung cầu về vốn cho nền kinh tế, ngân hàng làm nhiệm vụ dẫn đuờng cho nguồn vốn chảy từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn .Thông qua ngân hàng nguời thừa vốn có đuợc một phần thu nhập từ lãi do việc chuyển quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, nguời thiếu vốn có đuợc một khoản vốn thông qua việc cấp tín dụng và phải trả chi phí để có thể sử dụng nguồn vốn đó. Chính nhờ nguồn tín dụng đó mà nguời đuợc cấp tín dụng có thể tài trợ cho các dự án, các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
Tín dụng ngân hàng còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế kém phát triển và thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển. Thông qua tín dụng ngân hàng, Ngân hàng Nhà nuớc thực hiện chính sánh uu đãi với các ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành kinh tế kém phát triển bằng việc quy định một khung lãi suất, các điều kiện uu đãi dành cho đối tuợng này.
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quyết định đến sự ổn định của luu thông tiền tệ. Nền kinh tế thị truờng chú trọng đến việc phát triển và luu thông hàng hoá gắn với việc ổn định luu thông tiền tệ. Tín dụng ngân hàng với tính năng uu việt của nó đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc ổn định luu thông tiền tệ. Truớc hết, Ngân hàng thuơng mại là kênh quan trọng đua tiền vào trong luu thông tiền tệ.
Tín dụng ngân hàng còn có chức năng kiểm soát nền kinh tế. Xuất phát từ chức năng phân phối tiền tệ, tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát đuợc hoạt động của nền kinh tế thông qua quá trình sử dụng các nguồn huy động để cấp tín dụng. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, Ngân hàng thuơng mại có thể đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản xuất kinh doanh cũng nhu
khả năng chi trả của khách hàng thông qua biến động số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng. Nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải luôn dự trù nguy cơ rủi ro có thể xảy ra và có các phương án khắc phục. Để có thể phân tích rủi ro, ngân hàng thường xuyên phân tích khả năng tài chính của khách hàng, có các biện pháp và kế hoạch giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay. Từ đó ngân hàng có thể nắm rõ được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có thể can thiệp, đóng góp ý kiến để có sự điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tín dụng ngân hàng còn tham gia tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ đối ngoại. Đầu tư vốn ra nước ngoài và tài trợ xuất nhập khẩu đã và đang là hai lĩnh vực hợp tác thông dụng giữa các nước. Thông qua hoạt động này các nước có thể mở rộng và
thắt chặt mối quan hệ với nhau tạo điều kiện thúc đẩy sự mở rộng về hoạt động
xuất nhập khẩu, tăng cường nguồn vốn tín dụng có chi phí rẻ vào trong nước.