Mục tiêu chung trong hoạtđộng tín dụng của Ngân hàng đến năm 2020

Một phần của tài liệu 0869 nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 85)

Để đảm bảo chất lượng tín dụng đối với khách hàng, Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam-chi nhánh Thanh Hóa đã đề ra phương hướng

phát triển làm cơ sở cho các hoạt động tín dụng đối với khách hàng trong những năm tới.

Giữ gìn khách hàng truyền thống, có cơ chế chính sách mềm dẻo, thường xuyên trao đổi tư vấn để nắm bắt khách hàng nhằm phục vụ được tốt hơn. Tăng trưởng dư nợ cho vay theo nguyên tắc cân đối tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo an toàn sử dụng vốn, sử dụng vốn có hiệu quả kinh doanh. Phấn đấu tỷ lệ thu từ tín dụng đạt mức hoàn thành kế hoạch để nâng cao năng lực tài chính cho Chi nhánh tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh các năm tiếp theo được ổn định và bền vững. Thực hiện định hướng chung của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh sẽ đẩy mạnh hoạt động cho vay trong các năm tiếp theo. Quan điểm mở rộng cho vay trên nguyên tắc: Mở rộng cho vay đi đôi với bảo đảm chất lượng cho vay, phát triển cho vay trong phạm vi kiểm soát và quản lý cho vay; Mở rộng danh mục sản phẩm cho vay, nâng cao chất lượng phục vụ, cung ứng sản phẩm dịch vụ hoàn hảo, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng và đảm bảo sự an toàn và hiệu quả, đồng thời thực hiện tuân thủ đúng pháp luật, các quy định, quy chế liên quan.

Rà soát và kiểm tra lại dư nợ cho vay đối với từng khách hàng, trên cơ sở đó tăng thị phần cho vay đối với khách hàng có uy tín tín dụng tốt, có thu nhập ổn định, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tài sản đảm bảo hợp pháp, và giảm dư nợ cho vay đối với khách hàng không hội tụ đủ các điều kiện vay vốn. Phát triển mạnh dư nợ cho vay toàn chi nhánh phấn đấu mức tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt khoảng 20%, với mục tiêu mức tăng trưởng tối thiểu bằng mức trung bình của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam.

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tối đa thấp hơn mức toàn hệ thống Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam. Đảm bảo thu nợ gốc lãi đầy đủ đúng hạn, giảm số trích lập

DPRR, giảm lãi treo, nâng cao doanh lợi từ tín dụng.

Kết hợp bán chéo sản phẩm trên danh mục khách hàng hiện hữu (thẻ tín dụng, trả lương qua tài khoản,...), nâng cao tiện ích Ngân hàng nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng.

Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên các khía cạnh: hoàn thiện chuẩn hóa thủ tục quy trình cho vay theo hướng nhanh gọn thuận tiện, tuân thủ cam kết khách hàng theo đúng tiêu chuẩn ISO (thời gian, thủ tục giấy tờ,...) mặt khác vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro.

Xây dựng được đội ngũ cán bộ tín dụng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm và chất lượng cao, đạo đức tốt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động cho vay trong giai đoạn tới.

Đối với hoạt động tín dụng, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam nói chung cũng có những quan điểm nhất định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho vay KHDN. Cụ thể như sau:

Một là: Giữ gìn và nuôi dưỡng nguồn khách hàng vốn có là một trong những chính sách được ưu tiên hàng đầu. Xây dựng chính sách khách hàng mềm dẻo, linh hoạt. Thường xuyên có sự trao đổi, tư vấn để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng, nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

Hai là: Rà soát và kiểm tra lại dư nợ cho vay đối với từng khách hàng. Trên cơ sở đó tăng thị phần cho vay đối với những khách hàng có uy tín tín dụng tốt, có thu nhập ổn định, tài sản đảm bảo hợp pháp và có khả năng phát mại cao. Bên cạnh đó giảm dư nợ đối với những khách hàng không hội tụ đủ các điều kiện vay vốn để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay DN của chi nhánh.

Ba là: Tiếp tục khuyến khích, phát huy những kết qủa đáng khích lệ đã đạt được, và thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót cùng với nguyên nhân của

chúng để có biện pháp xử lý kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHDN nói riêng và hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung.

Bốn là: Tăng cuờng công tác kiểm tra các khoản vay sau khi đã giải ngân trên cơ sở bám sát chuơng trình kiểm tra của Ngân hàng TMCP ngoại thuơng Việt Nam.

Năm là: Đẩy mạnh qui mô khách hàng, doanh số cho vay, du nợ cho vay, nhung cũng phải có các biện pháp cụ thể tới việc hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng du nợ đến mức thấp nhất có thể.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu 0869 nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w