Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 0869 nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 37)

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là toàn bộ những nội dung

có liên quan đến việc cấp tín dụng nói chung như: qui mô cho vay, lãi suất, thời hạn, tài sản đảm bảo, phạm vi cho vay, qui trình cho vay và các nội dung khác liên quan. Một chính sách tín dụng còn bất cập như: đề cao việc tăng doanh số cho vay hơn là chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, quan tâm đến tài sản bảo đảm nhiều hơn là tính hiệu quả của phương án vay vốn, nguồn trả nợ ngân hàng... sẽ có thể gây rủi ro tín dụng. Bởi vì, chính sách tín dụng giữ vai trò định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng.

Quy trình tín dụng: Rủi ro tín dụng có thể phát sinh khi thực hiện qui

trình cho vay. Những thao tác nghiệp vụ cho vay không đầy đủ, sai sót với qui trình đã đề ra có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng như sau:

+ Không tuân thủ đầy đủ nội dung của qui trình cho vay.

Điều này dẫn đến rủi ro rất lớn cho ngân hàng. Trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:

> Việc thẩm định, đánh giá về khách hàng không chính xác.

Việc thẩm định khách hàng không chuẩn xác có thể bắt nguồn từ việc thu thập thông tin khách hàng không đầy đủ, kỹ lưỡng, phân tích thông tin không chính xác trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng có

thể thu thập không đầy đủ hoặc không phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong thông tin tài chính, pháp lý của khách hàng cung cấp, không thẩm định kỹ tư cách đạo đức của khách hàng, năng lực điều hành của ban lãnh đạo. điều này sẽ dẫn đến quyết định cho vay sai. Mặt khác, dữ liệu phải luôn thường xuyên được cập nhật, phản ánh thay đổi về tình hình tài chính, nhân thân. của khách hàng trong quá trình trong và sau khi cho vay. Nếu không, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro nếu khách hàng gặp bất lợi, lúc đó khó có thể xoay chuyển được tình thế cho ngân hàng.

Việc thẩm định không chính xác cũng có thể dẫn đến việc đưa ra mức cho vay không phù hợp, cao hơn hoặc thấp hơn nhu cầu thực sự, khả năng trả nợ của khách hàng, không dựa trên mức độ rủi ro của khách hàng cũng như tính hiệu quả, khả thi, mức độ rủi ro của dự án, phương án. sẽ đặt món vay đó vào tình trạng rủi ro cao. Đồng thời, không khuyến khích được khách hàng cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định đầu tư. Kết quả của việc thẩm định, đánh giá khách hàng còn thể hiện ở việc cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng. Do đó, nếu đánh giá mức độ rủi ro không phù hợp sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng.

> Công tác kiểm soát sau cho vay chưa được chú trọng

Công tác kiểm soát sau cho vay có vai trò rất quan trọng, việc phát hiện ra dấu hiệu rủi ro của món vay chủ yếu nằm trong khâu này. Nội dung mấu chốt của việc kiểm soát sau là kiểm soát dòng tiền của công ty (sau khi bán hàng, xuất kho), kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo.. .Thông qua nội dung kiểm tra này, cán bộ tín dụng có thể phát hiện dấu hiệu có vấn đề trong khoản vay. Việc chủ quan, lơ là, không quan tâm đến việc kiểm soát sau khi cho vay có thể dẫn đến các khoản vay có vấn đề thực sự. Lúc ấy sẽ là quá muộn để có thế loại bỏ được rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

+ Các quyết định liên quan đến việc cho vay không chính xác nhu: định kỳ

hạn, thời hạn trả nợ của khách hàng, nếu xác định không đúng đắn, không khoa

học, có thể dẫn đến nợ quá hạn, nợ bị cơ cấu thời hạn, kỳ hạn trả nợ (kỳ hạn, thời

hạn trả nợ không phù hợp với chu kỳ kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng),

từ đó phát sinh các khoản nợ bị rủi ro (do khách hàng không trả nợ đúng hạn). + Việc quyết định cho vay chủ yếu dựa vào tài sản bảo đảm.

Thực tế, nhiều quyết định cho vay lại đuợc dựa trên lý do chính là tài sản

bảo đảm (chủ yếu là bất động sản), trong khi các điều kiện quan trọng khác bị bỏ

qua nhu tính hiệu quả của phuơng án, tình hình tài chính, nhân thân của khách hàng... Điều này đua ngân hàng vào tình trạng rủi ro cao. Thực tế, tài sản bảo đảm

chỉ là "cứu cánh cuối cùng" của khoản nợ nhung cũng chua đảm bảo là giải pháp

tối uu nhất để thu hồi nợ vì biến động của giá trị tài sản bảo đảm. Nếu tại thời điểm phát mại tài sản để thu hồi nợ, bất động sản đó bị giảm giá trị thì số tiền thu

hồi về thậm chí không đủ trả gốc cho ngân hàng. Ngoài ra, tính pháp lý liên quan

đến tài sản không đuợc đảm bảo nhu: tu cách pháp lý nguời bảo lãnh, nguời thế

chấp không đảm bảo, bản thân tài sản bảo đảm (bị tranh chấp, giả mạo hay không...)... cũng là một nguyên nhân gây rủi ro cho ngân hàng.

Lãi suất tín dụng: Đối với các Ngân hàng thuơng mại, cho vay là

khoản mục sinh lời chủ yếu, vì vậy định giá tiền vay là vấn đề quan trọng nhất mà Ngân hàng phải thực hiện. Lãi suất cho vay bị ảnh huởng bởi các yếu tố quan trọng đó là: chi phí huy động vốn, phải đủ bù đắp chi phí quản lý và thực hiện khoản cho vay, trang trải đuợc các loại rủi ro. Nhung với các doanh nghiệp, lãi suất cho vay này lại là một khoản chi phí, do đó mà các doanh nghiệp luôn mong muốn mức lãi suất này càng thấp càng tốt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình buộc các Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chính sách lãi suất hợp lý và linh hoạt. Nó phải đuợc áp dụng cụ thể, hợp lý đối với từng loại khách hàng khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau sao

cho đảm bảo hài hoà giữa lợi ích và chi phí của cả Ngân hàng và Khách hàng. Tuy nhiên chính sách lãi suất còn tuỳ thuộc vào từng Ngân hàng vào các thời điểm khác nhau. Lãi suất Ngân hàng áp dụng cho từng hợp đồng riêng theo thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng tuy nhiên phải theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nuớc.

Trình độ, năng lực của Cán bộ tín dụng: Sự yếu kém tu cách đạo đức của cán bộ tín dụng và hạn chế trong trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của cán bộ. Sự hạn chế trong việc điều hành hoạt động cho vay của lãnh đạo ngân hàng.

Cán bộ tín dụng không đủ năng lực, trình độ để thẩm định món vay dẫn đến việc không phát hiện ra sự thiếu trung thực, chính xác, bất hợp lý trong thông tin của khách hàng cung cấp, từ đó, nhận định và đua ra quyết định sai. Ngoài ra, sự yếu kém trong quá trình kiểm soát nhu: cán bộ cũng không phát hiện ra dấu hiệu bất thuờng, rủi ro cho khoản vay; không kiểm soát đuợc dòng tiền đi ra từ ngân hàng... Đây là một nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng.

Rủi ro đạo đức phát sinh khi cán bộ ngân hàng trục lợi trong quá trình tác nghiệp. Thực tế, trong một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị truờng, nhiều cán bộ tín dụng có quan hệ mờ ám với khách hàng, bị khách hàng mua chuộc... Mặc dù khách hàng không đủ tu cách hay điều kiện vay vốn nhung cán bộ tín dụng vẫn chấp nhận cho vay. Việc cán bộ tín dụng móc ngoặc với khách hàng để đảo nợ, vay ké; hay cấp trên, do trục lợi nên ép buộc cấp duới phải cho vay...đều đua ngân hàng vào trình trạng gặp rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu 0869 nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w