1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
1.3.2. Các nhân tố khách quan
1.3.2.1. Yếu tố kinh tế
Ngân hàng và các khách hàng dù là cá nhân hay tổ chức kinh tế đều chịu
bền vững, các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện thuận lợi để phát triển, khi đó, rủi ro tín dụng thấp. Và nguợc lại với nền kinh tế bất ổn, có nhiều biến động về chính trị, xã hội (lạm phát, thất nghiệp, kinh tế suy thoái, khủng hoảng, hay sự bất ổn của thị truờng chứng khoán, bất động sản...) đều gây khó khăn cho đời sống cá nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tất yếu là ngân hàng bị ảnh huởng. Rủi ro tín dụng cao, ngân hàng càng thắt chặt cho vay, doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh càng gặp khó khăn và những món đã giải ngân càng có nguy cơ rủi ro cao.
Mở rộng hoạt động tín dụng với các doanh nghiệp còn bị ảnh huởng bởi từng giai đoạn kinh tế. Nếu trong giai đoạn nền kinh tế bị suy thoái, Sản xuất kinh doanh trì trệ, hoạt động tín dụng gặp khó khăn, chất luợng cho vay không đảm bảo, vốn sử dụng không hiệu quả hoặc việc trả nợ bị chây ỳ thì việc mở rộng tín dụng khó có thể thực hiện. Nguợc lại, nền kinh tế đang ở trong thời kỳ hung thịnh, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nền kinh tế có tích luỹ, nhu cầu về vốn tín dụng của các thành phần kinh tế tăng để mở rộng sản xuất kinh doanh.. thì hoạt động tín dụng là rất cần thiết, các NHTM có cơ hội để mở rộng phạm vi hoạt động không chỉ ở nghiệp vụ huy động vốn mà ở cả nghiệp vụ sử dụng vốn.
1.3.2.2. Yếu tố văn hoá, xã hội
Môi truờng kinh tế xã hội là tổng thể nền kinh tế quốc gia và thế giới. Nhu chúng ta đã biết mọi thành phần kinh tế đều hoạt động trong xã hội. Vì thế môi truờng kinh tế xã hội có ảnh huởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng. Trình độ dân trí, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, giới tính. của một đất nuớc thể hiện trình độ phát triển xã hội của nuớc đó. Nếu trình độ dân trí cao thì các sản phẩm, dịch vụ hiện đại của ngân hàng có điều kiện phát triển. Có thể nói, môi truờng xã hội có ảnh huởng rất lớn đến các quyết định cho vay và mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp. Một môi truờng lành
mạnh, trong sạch giúp người ta tự tin hơn vào các quyết định của mình, không lo sợ rủi ro sẽ xảy ra tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, xã hội văn minh và hiện đại.
1.3.2.3. Yếu tố pháp lý
Các chủ thể trong nền kinh tế luôn chịu tác động của hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chồng chéo gây khó khăn cho các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có thể dẫn đến một số rủi ro, gọi là rủi ro pháp lý.
Các chính sách kinh tế của nhà nước cũng có tác động lớn đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân. Doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh hoạt động theo qui định của các chính sách kinh tế, luật pháp. Các chính sách không phù hợp, hay thay đổi sẽ gây khó khăn cho các chủ thể kinh tế này và đương nhiên là gây rủi ro cho các khoản cấp tín dụng của ngân hàng.
1.3.2.4. Yếu tố khách hàng
- Năng lực của khách hàng: Trình độ, năng lực yếu kém, kinh nghiệm
quản lý kinh doanh của khách hàng còn hạn chế dẫn đến họ không có khả năng điều hành, dự đoán các vấn đề kinh doanh. Do vậy, khi hoạt động kinh doanh gặp rủi ro, khách hàng không có khả năng chống đỡ. Mặt khác, do trình độ quản lý, điều hành yếu kém, việc quản lý tài chính và việc thực hiện phương án, dự án vay vốn không hiệu quả có thể dẫn đến khách hàng mất khả năng thanh toán. Nguyên nhân này thường dẫn đến khả năng tài chính giảm sút, thậm chí phá sản và không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng .
- Mức độ đảm bảo tín dụng: Là các nguồn mà ngân hàng có thể thu
hồi trong trường hợp khách hàng không trả được đầy đủ các khoản tiền vay đúng hạn. Nếu như mức độ đảm bảo tín dụng mà cao (giá trị tài sản cầm cố, thế chấp lớn hoặc người bảo lãnh có khả năng trả nợ cho khách hàng) thì có thể thu hồi đủ số tiền cần thu mà không có thiệt hại lớn trong trường hợp
khách hàng không trả được nợ. Ngược lại, mức độ đảm bảo tín dụng thấp thì khả năng mất vốn dễ có thể xẩy ra.
- Tư cách đạo đức của khách hàng: Sự yếu kém về tư cách đạo đức, cố tình lừa đảo, hoặc chây ỳ, không muốn trả nợ ngân hàng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng. Khi khách hàng đưa ra những thông tin sai lệch, không trung thực (về nhân thân, tình hình tài chính, về tài sản bảo đảm, phương án vay vốn...) thì cán bộ tín dụng có thể không phát hiện ra và khả năng bị rủi ro của món cho vay là rất lớn. Có thể nói đây là những nguyên nhân chính gây rủi ro cho ngân hàng. Yếu tố ý thức đạo đức của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc trả nợ ngân hàng. Một khách hàng có ý thức trả nợ cao thì dù có khó khăn đến mấy họ cũng cố gắng trả nợ cho ngân hàng và ngược lại, một khách hàng có thể có tiềm năng về tài chính nhưng thiếu tư cách đạo đức sẽ chây ỳ không trả nợ để chiếm dụng vốn của ngân hàng. Chính vì vậy, trong quá trình thẩm định món vay, thẩm định về tư cách đạo đức, ý thức của người vay là yếu tố hết sức quan trọng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1. Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, tác giả đã hệ thống hóa các lý luận chung về tín dụng của ngân hàng: Khái niệm và bản chất của tín dụng ngân hàng, phân loại tín dụng và các hình thức tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế thị trường. Hệ thống hóa các nội dung liên quan đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, như: Khái niệm chất lượng tín dụng, đặc điểm chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, bao gồm: Chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA