Nguồn thông tin sử dụng trong báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 33)

nghiệp nhỏ và vừa

Chỉ tiêu về khả năng thanh khoản: Đánh giá khả năng đảm bảo thanh toán các khoản vay trong ngắn hạn và các khoản vay đến hạn trả bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tính lỏng của các tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

Các tỷ số về khả năng hoạt động: Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của DN, vốn của DN được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành

tổng tài sản của DN; Trong đó chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem xét khả năng hoạt động của DN.

Các tỷ số về khả năng cân đối vốn: Các chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp có hợp lý hay không, tự bản thân DN có thể tự chủ tài chính được bao nhiêu phần trong tổng nợ phải trả; đồng thời nó cho biết

mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng DN có nguy cơ bị phá sản.

Các tỷ số về khả năng sinh lời: Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của DN thì tỷ số về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất - kinh doanh và hiệu quả quản lý DN.

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng:

• Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: là một chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh tốt hay kém một cách rõ nét nhất. Bất kỳ người sử dụng thông tin nào cũng đều xem xét yếu tố lợi nhuận của một DN và so sánh chúng qua các kỳ hạch toán.

• Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu của DN là chỉ tiêu

tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của DN, các quỹ của DN và

các phần kinh phí. Việc tăng hay giảm nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm là một yếu tố rất quan trọng khi xem xét đánh giá xếp hạng tín dụng DNNVV.

• Tốc độ tăng trưởng doanh thu: doanh thu bán hàng phản ánh toàn bộ doanh thu thực tế của DN trong một kỳ hạch toán. Thực hiện so sánh doanh thu giữa các năm sẽ biết được giá trị sản phẩm mà DN đã bán, đã cung cấp cho khách hàng tăng hay giảm so với năm trước.

Chỉ tiêu phi tài chính: Những chỉ tiêu phi tài chính về DN chủ yếu là những chỉ tiêu định tính; vì vậy việc phân tích chủ yếu là dùng phương pháp chuyên gia để phân tích đối với từng DN. Các chỉ tiêu này sử dụng để so sánh giữa các kỳ, qua đó thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp đó.

Tuỳ theo từng mục đích của các nhà xếp hạng tín dụng DNNVV mà việc lựa chọn các chỉ tiêu phi tài chính có thể nhiều hay ít. Sau đây là một số chỉ tiêu hay được lựa chọn để phân tích.

Chỉ tiêu người điều hành: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ

chuyên môn, năng lực tổ chức điều hành, tư cách đạo đức, kinh nghiệm điều hành, các cương vị đã trải qua của người điều hành DN,... Các chỉ tiêu này có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của DN, đặc biệt là với DN tư nhân và cổ phần.

Chỉ tiêu lĩnh vực hoạt động: DN hoạt động trong ngành gì, vị trí của

ngành đó trong nền kinh tế như thế nào, sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành có đồng đều không, sự tăng trưởng của ngành đó ra sao, ngành đó đang trong thời kỳ đi lên, đi xuống hay đã phát triển đến đỉnh điểm, tiềm năng hoạt động của ngành này trong tương lai như thế nào, có nhiều dự án mới cạnh tranh không,... Đó đều là những nhân tố tác động đến sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu uy tín và thị phần: thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại, quy

mô thị trường tiềm năng và xu thế phát triển của thị trường,... Điều này rất quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của DN.

Bên cạnh đó cũng cần xem xét xem DN có thương hiệu hay không, thuộc loại DN lớn, trung bình hay nhỏ, là DN hàng đầu hay đứng vị trí nào trên thị trường, khả năng cạnh tranh của DN khi có sự biến động của thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm như thế nào.

Chỉ tiêu sản phẩm: chất lượng sản phẩm ra sao, đứng vị trí nào trên thị

trường trong hiện tại và tương lại, khả năng tiêu thụ, sản phẩm hướng tới thị trường nào, tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó ở trong nước và nước ngoài như thế nào, sản phẩm đó có được hợp đồng bao tiêu hay không...

Chỉ tiêu công nghệ sản xuất: đối với các DN sản xuất các sản phẩm hữu hình, công nghệ giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì công nghệ sẽ quyết định việc sản xuất ra số lượng lớn các sản phẩm và những sản phẩm này có chất lượng tốt, đồng đều và giá thành sản phẩm thấp; do đó nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nhà đầu tư trong

đó có ngân hàng.

Chỉ tiêu tổ chức quản lý: đánh giá về tổ chức quản lý của một DN dựa

trên tính hữu hiệu của mô hình tổ chức và bộ máy quản trị mà người ta có thể áp dụng cho một DN bởi mỗi DN có những đặc trưng đặc thù về ngành nghề sản phẩm, chiến lược kinh doanh, trình độ nhân viên.

Chỉ tiêu mối quan hệ: DN có là thành viên của Hiệp hội hay tập đoàn

nào không, có được bảo lãnh tài chính, phi tài chính từ công ty mẹ hoặc là thư giới thiệu của công ty có tên tuổi khác không. Quan hệ với các công ty cung cấp hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm thế nào, tình hình của các công ty đó có vững chắc không. Các nhân tố này cũng có ảnh hưởng lớn đến cơ hội cũng như các rủi ro trong hoạt động của DN.

Chỉ tiêu thời gian hoạt động: số năm hoạt động của DN là một chỉ tiêu

để đánh giá DN; theo đó một DN hoạt động lâu năm trong một ngành sẽ có nhiều kinh nghiệm và cơ hội thành công trong kinh doanh hơn là DN mới thành lập. Nhưng với các doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh có lãi thì việc chuyển đổi lĩnh vực hoạt động cũng thể hiện khả năng thích ứng nhanh với thị trường.

Chỉ tiêu lịch sử hoạt động: lịch sử hoạt động của DN phản ánh quá

trình hoạt động của DN qua các năm. Đứng trên giác độ của các nhà quản lý ngân hàng, một DN có lịch sử hoạt động tốt là DN có lịch sử hoạt động rõ ràng, không có rắc rối gì về pháp luật, vay trả nợ sòng phẳng.

Chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hưởng: Đây là các nhân tố có thể ảnh

tiêu cực tới việc đánh giá kết quả XHTD DN

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w