THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53)

khách hàng vay, giúp TCTD hoạt động hiệu quả. Với hàng loạt nhóm sản phẩm được cung cấp thông tin qua hệ thống các trang website trực truyến, đáp ứng nhanh nhất và hiệu quả nhất nhu cầu sử dụng tin và trở thành kênh thông tin hỗ trợ tích cực cho khách hàng. Các phòng nghiệp vụ đã xây dựng chương trình trả lời tin tự động cho khách hàng nhằm rút ngắn thời gian trả lời tin nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho mỗi bản trả lời tin cho khách hàng.

Biểu đồ 2.2: Số lượng cung cấp thông tin từ 2008-2012 (Nguồn: Phòng Nghiên cứu phát triển - CIC)

2.2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG 2.2.1. Quá trình thực hiện nghiệp vụ xếp hạng tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng

2.2.1.1. Giai đoạn từ năm 2002 - 2004

doanh nghiệp theo Quyết Định số 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002. Trong giai đoạn này, CIC đã thực hiện phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp với những nhiệm vụ cụ thể:

- Chuẩn bị triển khai đề án

Ban hành Quy trình lập báo cáo phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (Quyết định số 95/QĐ-TTTD ngày 11/04/2002) của Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng. Tiến hành thu thập thông tin tài chính của các doanh nghiệp và xây dựng chương trình phần mềm phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

- Định hướng tiếp cận đề án

CIC đã thực hiện phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo bốn ngành kinh tế cơ bản là: ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp; ngành Công nghiệp; ngành Xây dựng; ngành Thương mại dịch vụ. Với cơ sở dữ liệu thu thập được, tổng hợp kết quả xếp hạng các doanh nghiệp trong thời kỳ này như sau:

- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp : 72 doanh nghiệp

- Ngành công nghiệp : 686 doanh nghiệp

- Ngành xây dựng : 265 doanh nghiệp

- Ngành thương mại dịch vụ : 546 doanh nghiệp

Bên cạnh viêc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo cơ cấu ngành,Trung tâm Thông tin tín dụng còn thực hiện phân tích xếp hạng tín dụng theo địa phương, đặc biệt là một số tỉnh, thành phố lớn.

Kết quả thực hiện: Trong thời kỳ thực hiện thí điểm đề án phân tích,

xếp hạng tại CIC. Đề án đã đạt được mục tiêu đề ra là đứng trên giác độ ngân hàng đánh giá khả năng tin cậy về tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp xếp hạng đưa ra trong đề án này giúp cho các tổ chức tín dụng với tư cách là các nhà đầu tư vốn ra các quyết định thích hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó các Vụ, Cục tại Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín

dụng cũng đã đánh giá cao Đề án này. Tuy nhiên,trong thời kỳ này hoạt động phân tích xếp hạng doanh nghiệp tại CIC còn một số mặt cần phải khắc phục đó là về phương pháp xếp hạng chưa đề cập nhiều đến thông tin phi tài chính và chưa lượng hoá các thông tin phi tài chính vào bảng kết quả tính điểm xếp hạng doanh nghiệp. CIC cũng chưa đưa ra các chỉ số tài chính trên cơ sở tính bình quân để đảm bảo độ xác thực hơn của số liệu. Ngoài ra việc phân hạng doanh nghiệp chia thành 6 loại, từ AA đến C là quá rộng về khoảng cách giữa các hạng; vì vậy có thể có những kết luận, đánh giá chưa sát thực tình hình hoạt động doanh nghiệp.

2.2.1.2. Giai đoạn từ năm 2004 - tháng 06/2006

CIC thực hiện chính thức Đề án xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo Quyết định số 473/QĐ-NHNN ngày 28/04/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai Đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Sau một thời gian xây dựng và đi vào thực hiện thí điểm Đề án phân tíchxếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, dựa trên một số kết quả đạt được, Thống đốc đã cho phép CIC thực hiện chính thức Đề án với những nội dung cơ bản như sau:

- Về phương pháp:

CIC chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp xếp hạng tín dụng như thời kỳ thí điểm, chỉ có một số thay đổi như: đưa ra các chỉ số trung bình của các chỉ tiêu tài chính để làm căn cứ tính toán các chỉ số tài chính và chấm điểm cho từng chỉ tiêu của một doanh nghiệp cụ thể.

Điều chỉnh hạng tín dụng tăng từ 6 hạng AA, A, BB, B, CC, C thành 9 hạng AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C. Việc điều chỉnh này giúp cho việc phân tích, đánh giá và xếp hạng DN của CIC được sát với thực tế hoạt động và xếp hạng doanh nghiệp hơn.

Sau gần hai năm triển khai chính thức Đề án phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, với cơ sở dữ liệu thu thập được, Trung tâm Thông tin tín dụng đã tiến hành phân tích 5.099 doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm 2003 và 5.199 doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm 2004;Như vậy tổng số là 10.298 lượt doanh nghiệp đã được xếp hạng, ngược lại trong thời gian thí điểm chỉ tiến hành phân tích, xếp hạng được 1.569 doanh nghiệp. Phần lớn, các doanh nghiệp được phân tích, xếp hạng tập trung phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành có liên quan, cho các tổ chức tín dụng và phục vụ công tác nghiên cứu.

2.2.1.3. Giai đoạn từ tháng 06/2006 đến nay

Dựa trên những kết quả đạt được cũng như đánh giá tầm quan trọng, vai trò của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1253/QĐ-NHNN ngày 21/06/2006 cho phép Trung tâm Thông tin tín dụng thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Quyết định này thay thế Quyết định số 473/QĐ-NHNN ngày 28/04/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai Đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

Quyết định số 1253/QĐ-NHNN của Thống đốc đã có một số điều chỉnh thay đổi đối với nghiệp vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp như sau [11]:

Một là, về đối tượng được cung cấp thông tin:

CIC được cung cấp thông tin xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cho các đối tượng sau:

- Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các TCTD, một số tổ chức khác khi có yêu cầu.

này để làm tài liệu tham khảo khi có ý định vay vốn từ các TCTD hoặc để tự đánh giá năng lực hoạt động và các DN có như cầu muốn tìm hiểu về đối tác của mình

Hai là, nội dung bản báo cáo XHTD đã được thay đổi: để ngày càng

đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng thông tin của các TCTD cũng như các đối tượng khác và nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm XHTD, đến nay CIC đã thay đổi bản báo cáo XHTD chuẩn 3 năm tài chính.

Việc XHTD DN được thực hiện dựa trên việc tính điểm các chỉ tiêu thông tin về tình hình vay nợ, nợ không đủ tiêu chuẩn, tình hình tài chính, một số thông tin phi tài chính và được thực hiện tự động trên chương trình phần mềm hiện đại mới.

Ba là, điều chỉnh phân loại doanh nghiệp theo ngành kinh tế

Trong thời gian thực hiện thí điểm cũng như thực hiện chính thức Đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp - CIC phân loại doanh nghiệp theo 4 ngành kinh tế. Để việc phân ngành kinh tế được cụ thể và chi tiết hơn, giúp cho việc phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được chính xác hơn, CIC đã áp dụng phân ngành kinh tế chi tiết hơn, bao gồm 08 ngành là: Trồng trọt, chăn nuôi; Chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp; Xây dựng; Thương mại hàng hoá; Dịch vụ; Công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí); Công nghiệp chế tạo; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Tuy nhiên, để việc phân ngành được chi tiết hơn nữa, năm 2009 CIC đã thực hiện phân theo 20 ngành kinh tế. Sau khi thực hiện phân loại doanh nghiệp theo 20 ngành kinh tế, CIC đã tính toán lại chỉ số bình quân ngành và tiến hành chỉnh sửa biểu mẫu đánh giá các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp Việt nam với mục đích xây dựng bảng chuẩn đánh giá phù hợp với tình hình thực tế ở Việt nam.

ngành nhỏ khác nhau để dễ dàng trong việc thống kê các chỉ số trung bình ngành hàng năm và cũng là để phục vụ cho nhiệm vụ tiếp theo là phát triển sản phẩm về báo cáo ngành theo quý, theo năm. Bắt đầu từ 4/2012 chương trình XHTD DNNVV bắt đầu đi vào hoạt động. Đây là một chương trình mới đã được cải tiến rất nhiều về các chỉ tiêu tính toán và trọng số. Trong đó đặc biệt lượng hóa tối đa các chỉ tiêu phi tài chính thành các điểm cụ thể đồng thời áp dụng phương pháp chuyên gia tốt hơn.

Bốn là, về kết quả thực hiện:

Cùng với kết quả thực hiện được của Trung tâm Thông tin tín dụng, số lượng bản trả lời tin XHTD cũng ngày càng tăng lên. Các báo cáo XHTD được cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, Ban Lãnh đạo NHNN, các đơn vị thuộc NHNN, Thời báo Kinh tế, các Bộ, Ngành... và đặc biệt là các tổ chức tín dụng, các công ty thông tin cũng như các doanh nghiệp tự xếp hạng. Ngoài ra, CIC cũng đã phát hành những ấn phẩm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chuyên ngành như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may; da giầy; thủy sản; các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và xếp hạng TOP 1000 doanh nghiệp hàng năm.

Trong năm 2012 vừa qua, CIC đã cung cấp được 22.987 bản tin XHTD DNNVV và 103 bản về Tập đoàn, tổng công ty; đồng thời thu thập được 2.209 bản báo cáo về lãnh đạo doanh nghiệp. CIC cũng hoàn hiện sản phẩm Ebook về các DN niêm yết trên TTCK vào tháng 7 và ấn phẩm XHTD TOP 1000 DN năm 2012 cùng vào dịp tổ chức Hội nghị đánh giá tác động XHTD đối với hoạt động ngân hàng và DN Việt Nam vào tháng 9.

Biểu đồ 2.3: Sổ lượng cung cấp bản XHTD qua các năm 2008-2012

(Nguồn: Phòng xếp hạng tín dụng - CIC)

2.2.2. Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trungtâm Thông tin tín dụng, kết quả và tồn tại tâm Thông tin tín dụng, kết quả và tồn tại

Với yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng đối với bản tin XHTD doanh nghiệp, CIC đã xây dựng riêng một chương trình xếp hạng tín dụng cho DNNVV nhằm có hướng tiếp cận, đánh giá tốt hơn về loại hình doanh nghiệp này.

2.2.2.1. Phương pháp áp dụng

Do chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động đặc thù nên tại kho dữ liệu của CIC từ khi thành lập tới nay đã thu thập và lưu trữ một lượng thông tin lớn về doanh nghiệp,trong đó bao gồm cả các thông tin tài chính và phi tài chính. Việc phân tích chủ yếu dựa vào các thông tin này kết hợp với thông tin về tình hình dư nợ, từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận về tình hình hoạt động của doanh nghiệp hoặc xem xét mối tương quan về ngành, quy mô doanh nghiệp trong các điều kiện cụ thể. Với đặc điểm như trên, để đảm bảo xếp hạng được doanh nghiệp qua nhiều năm và chất lượng xếp hạng tốt nhất

ngành kinh tế và quy mô DN chỉ tiêu và cho điểm xếp hạng công bố kết quả XH

trong điều kiện có thể, CIC sử dụng ba phương pháp chủ yếu là: phương pháp so sánh; phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Đặc biệt, CIC đã xây dựng chương trình xếp hạng tín dụng DNNVV mới với nội dung ngày càng sử dụng phương pháp chuyên gia nhiều hơn nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm XHTD.

Ket quả: Với sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng cung cấp sản phẩ m XHTD qua các năm cho thấy XHTD ngày càng có vai trò quan trọng và các sản phẩm này đã thực sự đưa lại lợi ích cho người sử dụng. Bên cạnh đó CIC cũng đã nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của một tổ chức lớn nhưng Standar&Poor, Moody’s, D&B, NH Trung Ương Pháp, NHTW Nhật Bản.. và áp dần theo thông lệ chung của quốc tế. Các bước tiến hành phân tích, đánh giá, xếp hạng đầy đủ theo một quy trình tương đối phổ biến. Các chỉ tiêu phân tích tương đối gọn, cách cho điểm khoa học, có căn cứ lý thuyết và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.

Tồn tại:

- Hiện nay tỷ lệ điểm tài chính/ phi tài chính là 70/30 cho thấy so với trước đây đã có bước cải tiến đáng kể về việc tăng điểm cho chỉ tiêu phi tài chính. Tuy nhiên do không được tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, các nguồn

thông tin phi tài chính đầu vào chỉ là các thông tin thu thập qua điện thoại, internet và một số ít là qua văn bản chính thức nên sự chính xác chưa cao. Bên cạnh đó nguồn nhân lực tham gia công việc này chưa đồng đều; Sản phẩm XHTD DNNVV do Tổ tạo lập sản phẩm chịu trách nhiệm với 18 cán bộ nhưng

chưa có nhiều người được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ XHTD. Việc cho điểm, đánh giá trong phần đánh giá chuyên gia của cán bộ chưa có sự thống nhất

cao, còn tùy thuộc vào ý trí chủ quan của mỗi cán bộ; Do đó có thể xảy ra tình trạng một doanh nghiệp được xếp hạng nhưng có thể sẽ có kết quả khác nhau. Vì

vậy, việc thực hiện một nghiệp vụ có quy mô tầm cỡ, có tính chuyên môn cao còn bất cập và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

-Phương pháp xếp hạng hiện tại của CIC chưa đưa ra được những mô hình dự báo trong tương lai của doanh nghiệp mà điều này là rất hữu ích đối với người sử dụng thông tin.

-Trong quá trình xếp hạng doanh nghiệp, CIC đã đề cập đến phương pháp trọng số, tuy nhiên phương pháp này được áp dụng hoàn toàn theo chủ quan đánh giá, chưa có sự khảo sát, thống kê thực tế.

2.2.2.2. về quy trình xếp hạng

Tại CIC cũng thực hiện XHTD DNNVV theo quy trình tương tự như quy trình đã được trình bày bao gồm 5 bước như trong Chương 1 đã nêu. Tuy nhiên, để thực hiện chuyên môn hóa và tập trung phân tích đánh giá doanh nghiệp chính xác hơn, CIC đã phân chia ra 2 bộ phận là bộ phận thu thập thông tin và bộ phận phân tích chuyên gia. Trong quy trình này, vai trò của các bộ phận được tách bạch rõ ràng với sự hỗ trợ rất lớn từ công nghệ thông tin trong việc khai thác các thông tin và xử lý dữ liệu sau khi đã được nhập vào chương trình phân tích.

giúp cho việc chuyên môn hóa rõ ràng hơn. Đồng thời việc phân nhóm cũng có mục đích để các cán bộ trong bộ phận phân tích chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm tốt hơn thực hiện phân tích và đánh giá doanh nghiệp, từ đó có đánh giá chính xác hơn về doanh nghiệp.

Tồn tại: Nhân lực của bộ phận thu thập thông tin thường là các cán bộ trẻ, đôi khi còn gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin và hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ đặc thù do đó có thể dẫn tới việc nhầm lẫn trong việc xác định ngành kinh tế. Trong khi đó bộ phận phân tích chỉ thực hiện các bước phân tích xếp hạng mà không chú ý tới việc xác định ngành kinh tế sẽ có thể dẫn tới sai sót và đưa ra kết quả xếp hạng sai cho doanh nghiệp.

2.2.2.3. Các loại dữ liệu được sử dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để phục vụ cho nghiệp vụ XHTD DN nói chung và XHTD DNNVV

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w