MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103)

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại

- Các NHTM và các tổ chức có hoạt động ngân hàng hoặc các tổ chức tự

nguyện cung cấp thông tin cho CIC cần cố gắng thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo Thông tư 03/2013/TT- NHNN ngày 28/01/2013 của Thống đốc NHNN (gọi

tắt là Thông tư 03); NHTM cũng đồng thờicó văn bản chỉ đạo hướng dẫn triển khai thực hiện nghiệp vụ Thông tin tín dụng tới các chi nhánh và các đơn vị trực

thuộc trong hệ thống thực hiện tốt thông tư 03, góp phần đảm bảo cập nhật thông

tin tín dụng và chia sẻ, hạn chế rủi ro trong toàn ngành.

- NHTM cần thường xuyên kiểm tra và đôn đốc các chi nhánh, đơn vị trực thuộc báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời TTTD cho NHNN theo Thông tư 03 của Thống đốc về chế độ thông tin báo cáo áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc ngân hàng và các TCTD. Chỉ khi các đơn vị thực hiện tốt việc cung cấp thông tin cho CIC thì thông tin đầu ra của CIC tới các TCTD mới đảm bảo chất lượng và độ chính xác.

- Quán triệt và chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật để chuẩn bị áp dụng phân loại nhóm nợ theo thông tư 02/2013/TT-NHNNngày 21/01/2013 của NHNN trong việc quản lý và truyền số liệu đồng nhất trong nội bộ từng

TCTD và trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó các thông tin về BCTC của DN có thể được chiết xuất trực tiếp từ trong hệ thống của TCTD để gửi về CIC theo dạng dữ liệu điện tử, không sử dụng dưới dạng bản giấy để giảm chi phí, dễ dàng quản lý nguồn thông tin được gửi đi.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện phân loại nợ và cung cấp thông tin của các TCTD theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 (sau này đã có văn bản bổ sung, sửa đổi một số mục) và theo thông tư 03/2013/TT- NHNN. Đồng thời, NHNN cũng cần có chế tài xử phạt nghiêm minh với những TCTD không thực hiện tốt việc báo cáo và khai thác sử dụng thông tin tín dụng trong việc phòng ngừa rủi ro trong ngân hàng và có thể ảnh hưởng tới hệ thống.

- Hướng dẫn và khuyến khích các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng chuẩn bị cơ sở vật chất để chuẩn bị thực hiện các nghiệp vụ tính toán phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông tư 02 sẽ được áp dụng vào năm sau.

- NHNN cần tích cực đôn đốc, khuyến khích các tổ chức có hoạt động ngân hàng hoặc hỗ trợ tín dụng của các Bộ, Ngành khác tham gia vào việc cung cấp các thông tin tín dụng cho NHNN đồng thời chia sẻ các rủi ro tín dụng cho cả hai bên.

- Là cơ quan cao nhất trong hệ thống ngân hàng, NHNN cần phải là đầu mối phối hợp trao đổi thông tin giữa NHNN và các Bộ, ngành để thực hiện việc thu thập thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính doanh nghiệp, thông tin giải thể, phá sản và các thông tin thay đổi khác về doanh nghiệp. Những thông tin này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hạn chế rủi ro trong các hoạt động cho vay hay bảo lãnh cho doanh nghiệp đồng thời cũng là nguồn thông tin có giá trị đối với hoạt động XHTD.

3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ

- Việc thực hiện XHTD phụ thuộc nhiều vào thông tin tài chính, do đó kết quả phân tích XHTD chịu ảnh hưởng nhiều bởi các chuẩn mực kế toán mà một quốc gia đang áp dụng. Đây là tiêu chuẩn trong đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp trong 1 năm hoạt động. Do đó trong thời gian tới Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các quy định và chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các DN hạch toán kế toán một cách chính xác nhất.

- Với số lượng khoảng 375.000 DN thực tế đang hoạt động tại Việt Nam năm 2012 thì việc quản lý là vô cùng khó khăn đối với các Bộ, Ngành. Do đó Chính phủ cần có chính sách khuyến khích hoặc bắt buộc thông tin minh bạch đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam để có thể dễ dàng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có chế tài yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, hoặc thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Việc thực hiện kiểm toán tại các doanh nghiệp phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Nhà nước cũng cần quy định rõ những biện pháp, chế tài, xử lý nghiêm minh trong các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, sử dụng đồng thời nhiều báo cáo tài chính nhằm đưa các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của phát luật và cạnh tranh lành mạnh. Có như vậy mới có được các thông tin trung thực, cần thiết cho việc đánh giá, phòng ngừa rủi ro; Qua đó nâng cao hiệu quả của công tác XHTD doanh nghiệp.

- Tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đặc biệt các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán, xử lý tranh chấp... Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh, ngân hàng có cơ sở pháp lý vững chắc xử lý những vấn đề liên quan tới việc đánh giá khách hàng nói chung và công tác phân tích đánh giá tình hình hoạt

động và tài chính doanh nghiệp vay vốn nói riêng.

- Mặc dù đã có quy định cho phép các Công ty cung cấp thông tin tín dụng và xếp hạng được thành lập tại Việt Nam từ năm 2010 nhưng Chính phủ cũng cần tạo điều kiện hơn nữa cho các công ty XHTD doanh nghiệp ở Việt Nam ra đời và phát triển để cung cấp thêm nguồn thông tin cho thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán; Qua đó thúc đẩy thị trường tài chính tiền tệ phát triển bền vững. Khi có các công ty này ra đời thì CIC có thêm nguồn thông tin để so sánh, kiểm chứng kết quả xếp hạng nội bộ của mình và điều chỉnh dần phương pháp để kết quả ngày càng sát thực tế hơn. Nghị định 10/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/2/2010 đã mở đường cho xu hướng xã hội hóa hoạt động thông tin tín dụng, tuy nhiên cho tới nay thì hoạt động này vẫn chưa có nhiều kết quả.

- Chỉ đạo Tổng cục thống kê xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành.Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá XHTD doanh nghiệp của các NHTM; Theo đó các NHTM sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhưng nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó việc thực hiện các nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao vào thực tiễn hoạt động của các DN đặc biệt là các DNNVV, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung là yêu cầu hết sức cấp thiết hiện nay. Điều này không những tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong việc XHTD mà còn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình.

của các Bộ, Ngành cần phải cung cấp thông tin cho NHNN nhằm thống nhất hoạt động của các đơn vị có hoạt động ngân hàng đồng thời hạn chế các rủi ro vỡ nợ hoặc tỷ lệ nợ xấu cao có thể xảy ra đối với các đơn vị này hoạt động trong ngành này. Trong trường hợp xấu nhất thì việc này cũng hạn chế được ảnh hưởng xấu dây chuyền đối với hệ thống các DN trong nền kinh tế.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các Bộ, Ban, Ngành trao đổi thông tin với nhau nhằm có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, của từng ngành qua đó có các chính sách kinh tế ngành cũng như vĩ mô phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.

- Tập trung đầu tư hơn nữa cả về con người, máy móc, thiết bị cho việc XHTD DNNVV nói riêng và nghiệp vụ thông tin tín dụng nói chung. Việc đầu tư này thực hiện theo hướng hiện đại hoá để sớm đưa hoạt động XHTD và hoạt động thông tin tín dụng tiếp cận hội nhập với môi trường quốc tế nhằm tiếp thu được nhiều hơn tri thức, kinh nghiệm và công nghệ của các nước phát triển, phục vụ tốt hơn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam cũng như tạo nguồn cung cấp thông tin tín dụng quan trọng và tin cậy cho các NHTM.

- Nhà nước cũng nên có chính sách khuyến khích đào tạo nhân sự trong nước và nước ngoài nhằm tăng cường lực lượng chuyên gia giỏi trong lĩnh vực XHTD DNNVV. Đồng thời xây dựng cơ chế cho phép thuê, tuyển dụng chuyên gia giỏi nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng nâng cao chất lượng XHTD.

- Xây dựng quy định khung về việc XHTD nhằm quản lý được chất lượng XHTD DN trong hệ thống ngân hàng, hạn chế các rủi ro tín dụng; đồng thời quản lý được nghiệp vụ XHTD DN của các tổ chức xếp hạng tín dụng khác sẽ có xu hướng phát triển trong thời gian tới.

- Có cơ chế về việc thu thập, khai thác và cung cấp các thông tin tín dụng trong đó có các thông tin về XHTD DNNVV để tăng nguồn thu, tăng thu nhập cho ngân sách Nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đề cập định hướng và một số mục tiêu cần đạt tới của nghiệp vụ XHTD DNNVV trong thời gian tới, đồng thời đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng XHTD DNNVV tại CIC thông qua việc tập trung giải quyết các tồn tại của nghiệp vụ XHTD DNNVV được nêu trong chương 2. Ngoài ra chương này của luận văn cũng nêu ra các kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền và các NHTM tạo điều kiện để CIC có thể thực hiện tốt hơn việc thu thập các thông tin; Từ đó nâng cao chất lượng XHTD DNNVV, quay trở lại phục vụ tốt hơn cho hoạt động của từng DN cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng danh mục sản phẩm của CIC, việc nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong đó có XHTD DNNVV là yêu cầu hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay.

Trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về DNNVV ở Việt Nam; một số vấn đề cơ bản của xếp hạng tín dụng DNNVV; nghiên cứu quy trình thu thập thông tin, các bước tiến hành phân tích, xếp hạng, làm rõ các chỉ tiêu phân tích, các phương pháp dùng trong xếp hạng tín dụng DNNVV; Kinh nghiệm XHTD của một số tổ chức trong và ngoài nước; Thực trạng xếp hạng tín dụng DNNVV tại CIC, luận văn đã đề xuất một số nhóm giải pháp trực tiếp, các giải pháp hỗ trợ và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng XHTD DNNVV của tổ chức này với tư cách là tổ chức XHTD đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.

Mặc dù đã rất cố gắng, song do tính chất phức tạp của đề tài nghiên cứu và hạn chế của năng lực bản thân nên còn một số vấn đề chưa được xem xét kỹ lưỡng; Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và các bạn quan tâm đến vấn đề này để bổ sung hoàn thiện Đề tài.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học viện Ngân hàng, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng, đặc biệt là TS. Trần Quang Khánh đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn thành bài luận văn.

chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2009), Ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2009), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), “Trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009.

5. Bộ Tài chính (2009), “Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp”, Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009.

6. Chính phủ (2010), “Hoạt động thông tin tín dụng”, Nghị định 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010.

7. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2013): tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp chuyên sâu; cảnh báo và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

8. Ngân hàng Nhà nước (2002), “Triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp”, Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN, ngày 24/01/2002. 9. Ngân hàng Nhà nước (2004), “Phê duyệt Đề án phân tích, xếp loại tín dụng

doanh nghiệp”, Quyết định số 473/NHN, ngày 28/4/2004.

10. Ngân hàng Nhà nước (2005), “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005

11. Ngân hàng Nhà nước (2006), “Cho phép Trung tâm Thông tin Tín dụng thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng doanh nghiệp”, Quyết định số 1253/QĐ- NHNN, ngày 21/06/2006.

12. Ngân hàng Nhà nước (2007), “Ban hành qui chế hoạt động thông tin tín dụng”, Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2007.

13. Ngân hàng Nhà nước (2013), “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi

14. Ngân hàng Nhà nước (2013), “ Quy định về hoạt động Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Thông tư 03/2013/TT-NHNN, ngày 28/01/2013

15. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (2010), “ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ”, Quyết định 117/QĐ-VCB.CSTD ngày 17/03/2010. 16. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (2011), đề tài nghiên

cứu khoa học: “Nâng cấp và hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank”.

17. Ngân hàng Trung ương Pháp (2010): tài liệu tham khảo chấm điểm xếp loại doanh nghiệp.

18. Thủ tướng Chính phủ (2007), “Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam”, Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007.

19. Trung tâm Thông tin tín dụng (2012): Đề án xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CIC.

20. Trung tâm Thông tin tín dụng (2012), “Ban hành danh mục ngành kinh tế áp dụng cho hoạt động nghiệp vụ tại Trung tâm Thông tin tín dụng”, Quyết định số 49/QĐ-TTTD ngày 16 tháng 12 năm 2012.

Moody’s S&P Diễn giải

Aaa AAA Chứng khoán có chất lượng cao nhất (độ rủi ro thấp nhất) khả năng trả nợ mạnh nhất.

Aa AA Chứng khoán có chất lượng cao, mức độ rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao.

A A

Chứng khoán đạt trên mức trung bình về các nhân tố bảo đảm khả năng trả nợ, tuy chưa thật chắc chắn nhưng vẫn có độ tin cậy cao.

Baa BBB Chứng khoán có mức độ an toàn và rủi ro trung bình; khả năng trả nợ gốc và lãi hiện thời không thật chắc chắn nhưng không có dấu hiệu nguy hiểm. Chứng khoán loại này bắt đầu có tính đầu cơ hơn là tính đầu tư.

Ba BB Chứng khoán mang tính đầu cơ, tương lai khó xác định, khả

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w