Phân loại ngành kinh tế và quy mô hoạt động doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 45)

Phân ngành kinh tế và quy mô hoạt động doanh nghiệp là một khâu rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình XHTD doanh nghiệp. Hiện nay, mỗi cơ quan xếp hạng tín dụng đều có cách phân ngành kinh tế và quy mô hoạt động cho các doanh nghiệp khác nhau.

Đặc trưng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng tăng trưởng, về mức vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, sản phẩm thay thế... Với những ngành nghề khác nhau thì đặc trưng của từng ngành đó là khác nhau, cho nên đối với các chỉ tiêu tài chính thì mỗi ngành cũng có những mức chuẩn khác nhau, có những ngành coi trọng chỉ tiêu này nhưng lại có những ngành coi trọng chỉ tiêu khác (ví dụ như những ngành công nghiệp thì coi trọng các chỉ tiêu phân tích năng lực tài sản, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho... trong khi các ngành thương mại dịch vụ lại coi trọng những chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn). Do đó không thể áp dụng chuẩn của ngành nghề này vào ngành nghề khác và trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không thể áp dụng phân tích, chú trọng tất cả các chỉ tiêu như nhau ở mọi ngành nghề.

Hệ thống phân loại ngành kinh tế dùng để XHTD DN phải phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế và môi trường pháp lý của từng quốc gia, tuy nhiên cũng phải gần sát với thông lệ chuẩn quốc tế. Việc xác định hệ thống phân loại ngành kinh tế là tùy theo điều kiện hoàn cảnh mỗi nước, không thể áp đặt hoặc học tập duy ý chí được. Các cơ quan đánh giá có thể căn cứ theo cách phân loại ngành kinh tế của chính phủ hoặc tự đưa ra một cách phân loại

riêng cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm, điều kiện của mình.

Quy mô của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được xét, bởi doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnh tranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ưu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm và đôi khi có những sản phẩm lại mang tính chất thời vụ, nên vị thế tín dụng sẽ có thể bị đánh giá thấp hơn ; ngược lại, với các DN quy mô lớn lại thường có rủi ro vỡ nợ cao.

1.5. KINH NGHIỆM XẾP HẠNG TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC TRONG, NGOÀI NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.5.1. Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số tổ chức xếp hạng tín dụng trong và ngoài nước

1.5.1.1. Cách thức xếp hạng của Moody's và Standar &Poor

Moody's và Standar &Poor đã đưa khái niệm về xếp hạng doanh nghiệp như sau: Xếp hạng doanh nghiệp là sự đánh giá hiện thời về khả năng và mức độ sẵn sàng trả nợ gốc, lãi của một người đi vay đối với mỗi khoản vay nhất định trong suốt thời hạn hiệu lực của khoản vay đó.

Khái niệm trên cho thấy những nét đặc trưng cơ bản là:

- Ý kiến đánh giá có tính chất chủ quan của các chuyên gia xếp hạng;

- Việc xếp hạng chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định;

- Xếp hạng doanh nghiệp cho một nhà phát hành nhưng phải gắn liền với một khoản vay nợ của nhà phát hành đó;

- Đối với những đợt vay nợ được bảo lãnh thanh toán, xếp hạng doanh nghiệp của đợt vay đó là xếp hạng doanh nghiệp của đơn vị bảo lãnh.

Bảng ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp của ông John Moody được thiết lập từ 3 chữ cái A, B, C rất đơn giản và tiện lợi nên hiện nay bảng ký hiệu xếp

hạng doanh nghiệp của ông đã được nhiều công ty xếp hạng doanh nghiệp trên thế giới sử dụng như một chuẩn mực. Tuy nhiên, lúc đầu mới chỉ tiến hành xếp hạng doanh nghiệp cho các công cụ nợ dài hạn, ngày nay bảng xếp hạng doanh nghiệp được mở rộng cho cả các công cụ nợ ngắn hạn

Quy trình xếp hạng doanh nghiệp

Việc xếp hạng doanh nghiệp được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau:

(Nguồn: tham khảo từ kinh nghiệm của Moody’s)

Giai đoạn 1: Thu thập các thông tin về nhà phát hành thông qua nguồn

thông tin công khai, nhà phát hành cung cấp (chủ yếu là Bản cáo bạch) và các nguồn thông tin liên quan khác. Các thông tin được sắp xếp theo hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng.

Giai đoạn 2: Phân tích, đánh giá, ấn định mức độ tín nhiệm cho nhà

phát hành. Mức độ xếp hạng doanh nghiệp này được Hội đồng xếp hạng doanh nghiệp của công ty xem xét và phê chuẩn thông qua lần cuối. Phương pháp phân tích so sánh các chỉ tiêu của nhà phát hành cần xếp hạng với nhóm các nhà phát hành tương tự khác đã được xếp hạng.

Giai đoạn 3: Công bố ra công chúng. Sau khi được Hội đồng xếp hạng

doanh nghiệp thông qua, kết quả xếp hạng DN được công bố công khai ra công chúng (trường hợp nhà phát hành còn kiến nghị thì phải cung cấp thêm thông tin để công ty xếp hạng doanh nghiệp phân tích, đánh giá và có thể đưa ra ý kiến xếp hạng DN mới; khi xếp hạng doanh nghiệp mới này được hai bên chấp nhận nó sẽ được công bố ra công chúng; nếu công ty không đồng ý và không muốn có xếp hạng doanh nghiệp đó thì kết quả sẽ bị huỷ bỏ).

Thực tế có rất nhiều cách phân loại khác nhau, có thể cho điểm từng nhân tố riêng rẽ, có thể cho điểm tổng hợp được sắp theo số thứ tự hoặc thứ tự A, B, C. Tuy nhiên hiện nay cách phân hạng DN theo thứ tự A, B, C giống như cách phân hạng của Moody’s và Standar & Poor là tương đối phổ biến.

1.5.1.2. Chấm điểm xếp loại doanh nghiệp tại Ngân hàng Trung ương Pháp

Theo Ngân hàng Trung ương Pháp, chấm điểm xếp loại doanh nghiệp miêu tả một cách tổng hợp một loạt các thông tin về kinh tế và tài chính về một doanh nghiệp, hoàn toàn không phải một công việc tự động hóa, nó được tiến hành bởi các chuyên viên nghiên cứu về doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng, những người thu thập và phân tích các số liệu (hồ sơ miêu tả, sổ sách kế toán tài chính, pháp lý, ...) cần thiết cho việc đánh giá.

Chấm điểm xếp loại doanh nghiệp diễn đạt sự đánh giá tổng quát của Ngân hàng Trung ương Pháp về khả năng một doanh nghiệp thực hiện các cam kết tài chính của mình trong khoảng thời gian 3 năm.

Chấm điểm xếp loại doanh nghiệp là sự đánh giá cần thiết đối với Ngân hàng Trung ương Pháp và hệ thống ngân hàng. Trong khuôn khổ thực thi chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Pháp đặc biệt sử dụng chấm điể m xếp loại đối với doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng qua đó có thể được tái cấp vốn từ hệ thống Ngân hàng Trung ương Châu Âu mà Ngân hàng Trung ương Pháp là một thành viên trên cơ sở tín phiếu ngắn hạn mà họ nắm giữ từ các doanh nghiệp được đánh giá tốt nhất. Mặt khác, kết quả chấm điểm xếp loại doanh nghiệp của Ngân hàng Trung ương Pháp được các tổ chức tín dụng sử dụng để đánh giá chất lượng doanh nghiệp mà họ sẵn sàng cho vay, đầu tư và xác định mức vốn tự có mà doanh nghiệp cần có để xác định mức cho vay hoặc đầu tư phù hợp.

* Hồ sơ chấm điểm được gửi cho những đối tượng sau:

được kiểm toán DN thông thường, tiềm năng

tin có hệ thống cho lãnh đạo doanh nghiệp khi phân tích hồ sơ kế toán. Khi có các điểm tín dụng 7, 8 hoặc 9 về sự cố thanh toán thì kênh thông tin này cần phải được phổ biến thật rộng rãi. Việc thông tin có tính hệ thống khi có sự thay đổi đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu khác thường về chấm điểm xếp loại trên sổ sách kế toán, cũng như đối với các chủ doanh nghiệp khi xuất hiện sự cố thanh toán trong hồ sơ xí nghiệp cá thể của họ.

+ Các tổ chức tín dụng bị điều chỉnh bởi luật ngân hàng: để đảm bảo bí mật chuyên môn, thông tin chấm điểm xếp loại doanh nghiệp được sử dụng bình thường nhưng không được phổ biến, chuyển giao cho các cơ quan thông tin khác.

* Những tiêu chí để doanh nghiệp được chấm điểm xếp loại:

+ Có báo cáo rủi ro ngân hàng mà mức rủi ro trung bình bằng hoặc cao hơn 5 lần mức quy định hoặc đối với một số khoản khai báo về pháp lý mức rủi ro bằng hoặc cao hơn 10 lần quy định;

+ Doanh thu ít nhất phải đạt 750 triệu EUR;

+ Công bố trên công báo cho biết tình trạng bị mất ½ vốn công ty.

* Các yếu tố chấm điểm đánh giá doanh nghiệp

Gồm có hai yếu tố là điểm hoạt động và điểm tín dụng + Điểm hoạt động

Điểm hoạt động là kết quả lựa chọn một thang điểm dựa vào doanh thu đã thực hiện của doanh nghiệp. Gồm các ký tự từ A đến J, trong trường hợp mức độ hoạt động của doanh nghiệp không được xác định hoặc quá cũ thì áp dụng ký tự X, trong trường hợp hoạt động không có ý nghĩa thì dùng ký tự N. (Phụ lục 1.03)

+ Điểm tín dụng

Điể m tín dụng phản ánh cách đánh giá của Ngân hàng Trung ương Pháp về khả năng một doanh nghiệp có thực hiện tốt các cam kết tài chính của mình hay không.(Phụ lục 1.04)

1.5.1.3. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) xây dựng hệ thống chấm điểm XHTD nội bộ để xem xét cấp tín dụng, phân loại nợ và quản lý rủi ro theo danh mục khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp, Vietcombank chia thành 3 nhóm khách hàng: khách hàng doanh nghiệp thông thường, khách hàng doanh nghiệp tiềm năng và khách hàng doanh nghiệp mới thành lập. Đối với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau đều có các chỉ tiêu cho điểm khác nhau nhưng có nguyên tắc chung là hạn chế tối đa ảnh hưởng chủ quan của các chỉ tiêu tài chính bằng cách thiết kế các chỉ tiêu phi tài chính với cơ cấu và tỷ trọng như sau:

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Các chỉ tiêu tài chính 25% 30%

đối với DN thông thường và 05 nhóm ngành với các DN siêu nhỏ. Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc các doanh nghiệp mới được thành lập, Vietcombank còn tính điểm nhân với các hệ số rủi ro. Sau khi tính toán xong các chỉ số và đưa ra kết quả cuối cùng, Vietcombank phân loại doanh nghiệp ra thành 16 hạng theo thứ tự cao nhất là AAA tới thấp nhất là D. Các số liệu đánh giá về khách hàng trước khi có quyết định cho vay được thực hiện qua 2

phòng là Phòng Khách hàng và Phòng Quản lý Nợ với việc xem xét các tiêu chí đánh giá khác nhau. [15], [16]

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w