Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45)

Trên đây là những kinh nghiệm xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của một số tổ chức trong và ngoài nước. Kinh nghiệm hoạt động xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đã giúp luận văn có cơ sở bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về xếp hạng doanh nghiệp của cơ quan thông tin tín dụng. Từ kinh nghiệm đó đã góp phần hoàn thiện một bước khâu xử lý thông tin, phát triển đa dạng hoá sản phẩm thông tin đầu ra của Trung tâm thông tin tín dụng; đồng thời trên cơ sở chắt lọc kinh nghiệm đề xuất giải pháp tương đối khả thi cho việc xếp hạng doanh nghiệp đối với CIC.

Qua việc phân tích những yếu tố như trên, luận văn đã cô đọng lại một số nét lớn, có tính thông lệ, được áp dụng phổ biến đối với quá trình phân tích, xếp hạng doanh nghiệp như sau:

- Kết quả xếp hạng chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời gian nhất định.

- Các chỉ tiêu thông tin để đưa vào phân tích phải bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích tuỳ thuộc vào mục đích của chủ thể xếp hạng doanh nghiệp.

- Việc xếp hạng doanh nghiệp đối với một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phải được đặt trong môi trường ngành kinh tế và quy mô của DN.

- Quy trình xếp loại bao gồmcác giai đoạn: thu thập thông tin, phân ngành và xác định quy mô, tính toán các chỉ tiêu, phân tích xếp hạng và đưa ra kết quả.

- Bảng xếp hạng doanh nghiệp thường chia thành nhiều hạng được ký hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D... và được xếp thứ tự từ cao xuống thấp tùy theo độ tín nhiệm được đánh giá.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã giới thiệu khái quát về DNNVV, xếp hạng tín dụng DNNVV, mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu phương pháp XHTD DNNVV. Bên cạnh đó chương này còn đề cập tới quy trình thực hiện XHTD, các tiêu chí đánh giá chất lượng xếp hạng tín dụng DNNVV; Đồng thời chương này cũng nghiên cứu cách XHTD doanh nghiệp của một số cơ quan xếp hạng tín dụng trong và ngoài nước khác để có thêm những bài học kinh nghiệm củng cố thêm về mặt lý luận và làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá chất lượng XHTD DNNVV của CIC sẽ được trình bày trong chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

TH ỰC TRẠ NG X EP HẠNG TÍN DỤNG

DOANH NGHIỆP NHỞ VÀ VỪA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG (CIC) 2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Trung tâm Thông tin tín dụng

Hiện nay, Trung tâm Thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống ngân hàng nói riêng và cả trong cả nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên để có được sự phát triển lớn mạnh và có vai trò ảnh hưởng như hiện tại CIC đã trải qua một thời gian tương đối dài với các cộc mốc quan trọng như sau:

- Tiền thân là Phòng Thông tin phòng ngừa rủi ro trực thuộc Vụ Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập vào tháng 9/1992;

- Đến tháng 4/1995 Phòng Thông tin phòng ngừa rủi ro được đổi tên thành Trung tâm Thông tin tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng;

- Tháng 2/1999, CIC trở thành tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày 27/2/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại CIC thuộc Vụ Tín dụng;

- Tháng 12/2008 CIC được thành lập lại theo Quyết định số 3289/QĐ- NHNN ngày 31/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trở thành tổ chức Sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên;

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng

2.1.2.1. Chức năng

Trung tâm Thông tin tín dụng là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước, có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích, dự báo

thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Trung tâm Thông tin tín dụng có nhiệm vụ cụ thể sau:

- Xây dựng, trình Thống đốc ký ban hành các văn bản về hoạt động thông tin tín dụng, tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện sau khi được Thống đốc ký ban hành.

- Hướng dẫn, triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án, dự

án, văn bản sau khi được phê duyệt; theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện.

- Thu nhận, xử lý và lưu trữ dữ liệu quốc gia về thông tin tín dụng từ các tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Tổ chức khai thác, thu thập, mua thông tin tín dụng từ các nguồn trong, ngoài nước; cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực các sản phẩm thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác theo quy định.

- Thực hiện việc phân tích, xếp hạng và chấm điểm tín dụng đối với các

tổ chức, cá nhân có quan hệ vay vốn của các tổ chức tín dụng.

- Thiết kế, xây dựng các yêu cầu về bảo mật, quản lý vận hành mạng, vận hành các Website - CIC, kho dữ liệu và hệ thống thông tin tín dụng sau khi thống nhất ý kiến với Cục Công nghệ tin học ngân hàng; kiểm soát việc truy cập, khai thác sử dụng thông tin tín dụng điện tử.

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.

- Làm dịch vụ thông tin cho các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác trong và ngoài nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và

pháp luật; tư vấn, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thông tin tín dụng theo yêu cầu, cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

- Xuất bản các ấn phẩm thông tin tín dụng và phát hành Bản tin Thông tin tín dụng phục vụ cho công tác chuyên môn được giao.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng trong việc thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn; tiếp nhận, quản lý các dự án trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài về lĩnh vực thông tin tín dụng khi được Thống đốc giao.

- Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

2.1.3. Bộ máy tổ chức của Trung tâm Thông tin tín dụng

Căn cứ theo Quyết định số 3289/QĐ-NHNN ngày 31/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cơ cấu tổ chức của CIC gồm: Ban giám đốc, 09 phòng chức năng, 01 tổ dự án và 01 chi nhánh tại Hồ Chí Minh:

* Phòng xếp hạng tín dụng

Phân tích, tạo lập và cung cấp các sản phẩm XHTD DN, Tập đoàn, Tổng công ty, ấn phẩm về xếp hạng tín dụng DN, chấm điểm lãnh đạo doanh nghiệp và nhóm các sản phẩm liên quan, cụ thể như sau:

- Tạo lập, cung cấp báo cáo, phân tích tổng hợp kết quả XHTD DN cho NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

- Tạo lập và cung cấp báo cáo xếp hạng, chấm điểm tín dụng DN, cá nhân cho các TCTD.

- Làm dịch vụ thông tin về XHTD DN và cá nhân Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân trong nước có nhu cầu.

- Dịch vụ tư vấn, XHTD cho các TCTD, các tổ chức khác.

- Dịch vụ tư vấn, XHTD cho khách hàng vay của TCTD

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

* Phòng Công nghệ thông tin

Quản lý, vận hành, cập nhật dữ liệu và đảm bảo hoạt động hệ thống công nghệ thông tin của CIC; hỗ trợ các chi nhánh NHNN về công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin tín dụng. Phòng công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ về kỹ thuật, viết và hoàn thiện các chương trình cho các phòng chức năng; đồng thời xử lý các lỗi về kỹ thuật khi khách hàng hỏi tin trực tuyến có yêu cầu.

* Phòng Thu thập và Xử lý thông tin

Thu nhận, xử lý, kiểm soát thông tin từ các Tổ chức tín dụng theo quy định của Thống đốc NHNN về hoạt động thông tin tín dụng; hỗ trợ các TCTD về công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin tín dụng. Phòng có một số các tổ sau đây: Tổ Báo cáo tài chính có nhiệm vụ đôn đốc, thu thập và nhập các số liệu BCTC của các khách hàng vay vào kho dữ liệu; Tổ pháp lý có nhiệm vụ thu thập và hoàn thiện hồ sơ pháp lý doanh nghiệp và cấp mã CIC

mới cho các khách hàng không có dư nợ tại CIC.

* Phòng Nghiên cứu và Phát triển

Nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn thông tin trong lĩnh vực thông tin tín dụng; xây dựng các mẫu sản phẩm và dịch vụ thông tin tín dụng, kiểm soát hoạt động nội bộ; quan hệ đối ngoại. Đặc biệt, phòng có nhiệm vụ giới thiệu các sản phẩm tới khách hàng cũng như tiếp nhận các phản hồi của khách hàng về chất lượng, nội dung của các sản phẩm CIC cung cấp; trong đó có sản phẩm XHTD.

* Phòng Hành chính - Nhân sự

Quản lý cán bộ, hợp đồng lao động; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật; chế độ bảo hiểm; quản lý công sở, tài sản; công tác hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ và bảo vệ cơ quan.

* Phòng Ke toán:

Thực hiện các văn bản chế độ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước và của Ngành; xây dựng trình Giám đốc các văn bản liên quan, quy chế thu chi nội bộ phù hợp với cơ chế, quy chế tài chính của Nhà nước và NHNN.

* Phòng Cung cấp thông tin trong nước

Tạo lập báo cáo, cung cấp thông tin phục vụ quản lý của NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Thống đốc NHNN, các sản phẩm thông tin tín dụng cho các TCTD, tổ chức khác và cá nhân trong nước. Trong đó: Tổ tài sản đảm bảo có nhiệm vụ thu thập các thông tin về TSĐB của các khách hàng vay đối với các món nợ tại các TCTD; Tổ kiểm soát dư nợ kiểm soát các dư nợ bất thường hoặc cập nhật tình trạng dư nợ chậm.

* Phòng Cung cấp thông tin ngoài nước

Trao đổi thông tin với các hãng thông tin quốc tế; tạo lập và cung cấp báo cáo thông tin về tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Biên tập và xuất bản Bản tin thông tin tín dụng, Bản tin cảnh báo và Bản tin thông tin tín dụng điện tử.

2.1.4. Sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng

Sản phẩm và dịch vụ của CIC là một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống NH.

Hoạt động cung cấp thông tin của CIC liên tục tăng trưởng qua các năm, là kênh thông tin hữu ích cho NHNN trong hoạt động thanh tra giám sát, đồng thời hỗ trợ các TCTD trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Đến hết năm 2012, CIC đã tiến hành thu thập thông tin của 129 TCTD trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó CIC cũng thu thập được thông tin của 19 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, tổ chức ngoài hệ thống như Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ bảo vệ môi trường,.. .Đặc biệt trong năm 2012 CIC đã thu thập được thông tin của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, góp phần hoàn thiện kho dữ liệu TTTD quốc gia. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng thông tin tín dụng từ CIC cũng ngày càng tăng với hơn 13.000 users hỏi tin và thanh toán.

Biểu đồ2.1:Tăng trưởng hồ sơ khách hàng từ 2008-2012 (Nguồn: Phòng Nghiên cứu phát triển - CIC)

Nhiều năm qua, CIC đã không ngừng tìm tòi cải tiến và ra mắt các nhóm sản phẩm đa dạng, góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các TCTD, đảm bảo công bằng trong tiếp cận tín dụng với tất cả khách hàng vay, giúp TCTD hoạt động hiệu quả. Với hàng loạt nhóm sản phẩm được cung cấp thông tin qua hệ thống các trang website trực truyến, đáp ứng nhanh nhất và hiệu quả nhất nhu cầu sử dụng tin và trở thành kênh thông tin hỗ trợ tích cực cho khách hàng. Các phòng nghiệp vụ đã xây dựng chương trình trả lời tin tự động cho khách hàng nhằm rút ngắn thời gian trả lời tin nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho mỗi bản trả lời tin cho khách hàng.

Biểu đồ 2.2: Số lượng cung cấp thông tin từ 2008-2012 (Nguồn: Phòng Nghiên cứu phát triển - CIC)

2.2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG 2.2.1. Quá trình thực hiện nghiệp vụ xếp hạng tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng

2.2.1.1. Giai đoạn từ năm 2002 - 2004

doanh nghiệp theo Quyết Định số 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002. Trong giai đoạn này, CIC đã thực hiện phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp với những nhiệm vụ cụ thể:

- Chuẩn bị triển khai đề án

Ban hành Quy trình lập báo cáo phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (Quyết định số 95/QĐ-TTTD ngày 11/04/2002) của Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng. Tiến hành thu thập thông tin tài chính của các doanh nghiệp và xây dựng chương trình phần mềm phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

- Định hướng tiếp cận đề án

CIC đã thực hiện phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo bốn ngành kinh tế cơ bản là: ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp; ngành Công nghiệp; ngành Xây dựng; ngành Thương mại dịch vụ. Với cơ sở dữ liệu thu thập được, tổng hợp kết quả xếp hạng các doanh nghiệp trong thời kỳ này như sau:

- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp : 72 doanh nghiệp

- Ngành công nghiệp : 686 doanh nghiệp

- Ngành xây dựng : 265 doanh nghiệp

- Ngành thương mại dịch vụ : 546 doanh nghiệp

Bên cạnh viêc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo cơ cấu ngành,Trung tâm Thông tin tín dụng còn thực hiện phân tích xếp hạng tín dụng theo địa phương, đặc biệt là một số tỉnh, thành phố lớn.

Kết quả thực hiện: Trong thời kỳ thực hiện thí điểm đề án phân tích,

xếp hạng tại CIC. Đề án đã đạt được mục tiêu đề ra là đứng trên giác độ ngân hàng đánh giá khả năng tin cậy về tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp xếp hạng đưa ra trong đề án này giúp cho các tổ chức tín dụng với tư cách là các nhà đầu tư vốn ra các quyết định thích hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó các Vụ, Cục tại Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín

dụng cũng đã đánh giá cao Đề án này. Tuy nhiên,trong thời kỳ này hoạt động phân tích xếp hạng doanh nghiệp tại CIC còn một số mặt cần phải khắc phục đó là về phương pháp xếp hạng chưa đề cập nhiều đến thông tin phi tài chính và chưa lượng hoá các thông tin phi tài chính vào bảng kết quả tính điểm xếp hạng doanh nghiệp. CIC cũng chưa đưa ra các chỉ số tài chính trên cơ sở tính bình quân để đảm bảo độ xác thực hơn của số liệu. Ngoài ra việc phân hạng doanh nghiệp chia thành 6 loại, từ AA đến C là quá rộng về khoảng cách

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w