Thực trạng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung tâm

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 79)

tâm Thông tin tín dụng, kết quả và tồn tại

Với yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng đối với bản tin XHTD doanh nghiệp, CIC đã xây dựng riêng một chương trình xếp hạng tín dụng cho DNNVV nhằm có hướng tiếp cận, đánh giá tốt hơn về loại hình doanh nghiệp này.

2.2.2.1. Phương pháp áp dụng

Do chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động đặc thù nên tại kho dữ liệu của CIC từ khi thành lập tới nay đã thu thập và lưu trữ một lượng thông tin lớn về doanh nghiệp,trong đó bao gồm cả các thông tin tài chính và phi tài chính. Việc phân tích chủ yếu dựa vào các thông tin này kết hợp với thông tin về tình hình dư nợ, từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận về tình hình hoạt động của doanh nghiệp hoặc xem xét mối tương quan về ngành, quy mô doanh nghiệp trong các điều kiện cụ thể. Với đặc điểm như trên, để đảm bảo xếp hạng được doanh nghiệp qua nhiều năm và chất lượng xếp hạng tốt nhất

ngành kinh tế và quy mô DN chỉ tiêu và cho điểm xếp hạng công bố kết quả XH

trong điều kiện có thể, CIC sử dụng ba phương pháp chủ yếu là: phương pháp so sánh; phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Đặc biệt, CIC đã xây dựng chương trình xếp hạng tín dụng DNNVV mới với nội dung ngày càng sử dụng phương pháp chuyên gia nhiều hơn nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm XHTD.

Ket quả: Với sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng cung cấp sản phẩ m XHTD qua các năm cho thấy XHTD ngày càng có vai trò quan trọng và các sản phẩm này đã thực sự đưa lại lợi ích cho người sử dụng. Bên cạnh đó CIC cũng đã nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của một tổ chức lớn nhưng Standar&Poor, Moody’s, D&B, NH Trung Ương Pháp, NHTW Nhật Bản.. và áp dần theo thông lệ chung của quốc tế. Các bước tiến hành phân tích, đánh giá, xếp hạng đầy đủ theo một quy trình tương đối phổ biến. Các chỉ tiêu phân tích tương đối gọn, cách cho điểm khoa học, có căn cứ lý thuyết và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.

Tồn tại:

- Hiện nay tỷ lệ điểm tài chính/ phi tài chính là 70/30 cho thấy so với trước đây đã có bước cải tiến đáng kể về việc tăng điểm cho chỉ tiêu phi tài chính. Tuy nhiên do không được tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, các nguồn

thông tin phi tài chính đầu vào chỉ là các thông tin thu thập qua điện thoại, internet và một số ít là qua văn bản chính thức nên sự chính xác chưa cao. Bên cạnh đó nguồn nhân lực tham gia công việc này chưa đồng đều; Sản phẩm XHTD DNNVV do Tổ tạo lập sản phẩm chịu trách nhiệm với 18 cán bộ nhưng

chưa có nhiều người được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ XHTD. Việc cho điểm, đánh giá trong phần đánh giá chuyên gia của cán bộ chưa có sự thống nhất

cao, còn tùy thuộc vào ý trí chủ quan của mỗi cán bộ; Do đó có thể xảy ra tình trạng một doanh nghiệp được xếp hạng nhưng có thể sẽ có kết quả khác nhau. Vì

vậy, việc thực hiện một nghiệp vụ có quy mô tầm cỡ, có tính chuyên môn cao còn bất cập và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

-Phương pháp xếp hạng hiện tại của CIC chưa đưa ra được những mô hình dự báo trong tương lai của doanh nghiệp mà điều này là rất hữu ích đối với người sử dụng thông tin.

-Trong quá trình xếp hạng doanh nghiệp, CIC đã đề cập đến phương pháp trọng số, tuy nhiên phương pháp này được áp dụng hoàn toàn theo chủ quan đánh giá, chưa có sự khảo sát, thống kê thực tế.

2.2.2.2. về quy trình xếp hạng

Tại CIC cũng thực hiện XHTD DNNVV theo quy trình tương tự như quy trình đã được trình bày bao gồm 5 bước như trong Chương 1 đã nêu. Tuy nhiên, để thực hiện chuyên môn hóa và tập trung phân tích đánh giá doanh nghiệp chính xác hơn, CIC đã phân chia ra 2 bộ phận là bộ phận thu thập thông tin và bộ phận phân tích chuyên gia. Trong quy trình này, vai trò của các bộ phận được tách bạch rõ ràng với sự hỗ trợ rất lớn từ công nghệ thông tin trong việc khai thác các thông tin và xử lý dữ liệu sau khi đã được nhập vào chương trình phân tích.

giúp cho việc chuyên môn hóa rõ ràng hơn. Đồng thời việc phân nhóm cũng có mục đích để các cán bộ trong bộ phận phân tích chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm tốt hơn thực hiện phân tích và đánh giá doanh nghiệp, từ đó có đánh giá chính xác hơn về doanh nghiệp.

Tồn tại: Nhân lực của bộ phận thu thập thông tin thường là các cán bộ trẻ, đôi khi còn gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin và hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ đặc thù do đó có thể dẫn tới việc nhầm lẫn trong việc xác định ngành kinh tế. Trong khi đó bộ phận phân tích chỉ thực hiện các bước phân tích xếp hạng mà không chú ý tới việc xác định ngành kinh tế sẽ có thể dẫn tới sai sót và đưa ra kết quả xếp hạng sai cho doanh nghiệp.

2.2.2.3. Các loại dữ liệu được sử dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để phục vụ cho nghiệp vụ XHTD DN nói chung và XHTD DNNVV nói riêng, CIC sử dụng các chỉ tiêu sau:

a. Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán

Các chỉ tiêu trong mục này được lấy trong bảng cân đối kế toán vào thời điểm bắt đầu và kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán một phần được sử dụng làm cơ sở để xác định quy mô DN, đồng thời tính toán các chỉ số về thanh khoản, chỉ số hoạt động, chỉ số về cân nợ và các chỉ số về lợi tức

b. Các chỉ tiêu trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu trong mục này được lấy trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh theo năm tài chính. Các chỉ tiêu trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh cũng được sử dụng làm cơ sở để xác định quy mô DN và tính toán các chỉ số liên quan tới chỉ tiêu hoạt động và chỉ tiêu về lợi tức, khả năng thanh toán lãi vay.

c. Các chỉ tiêu về dư nợ tại tổ chức tín dụng

Chỉ tiêu dư nợ ngân hàng này được lấy trong biểu K03/CIC - Bảng kê quan hệ tín dụng với khách hàng của CIC, gồm các chỉ tiêu: Tổng dư nợ và nợ không đủ tiêu chuẩn (nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ nghi ngờ và

nhóm nợ có khả năng mất vốn). Thời điểm của các chỉ tiêu này được lấy và tính toán trong bản XHTD là ngày 31/12 hàng năm.

d. Các thông tin phi tài chính

Các chỉ tiêu phi tài chính được lấy trong biểu K01/CIC - Hồ sơ khách hàng. Tuy nhiên các chỉ tiêu này chỉ có rất ít và thường là các thông tin cũ; Do đó CIC còn thu thập các chỉ tiêu phi tài chính khác làm đầy đủ hơn hồ sơ khách hàng và giúp đơn vị hỏi tin có cái nhìn toàn diện hơn về DN. Các chỉ tiêu này được sử dụng làm cơ sở để xác định ngành kinh tế, quy mô DN trong quá trình xếp hạng DN. Kể từ tháng 08/2006, một số chỉ tiêu phi tài chính này đã được lượng hoá tính điểm trong tổng điểm chung trong quá trình XHDN.

Kết quả: Hệ thống chỉ tiêu XHTD DNNVV được thiết lập theo hai nhóm chỉ tiêu chính đó là chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính,đồng thời việc lượng hoá các chỉ tiêu này thành thang điểm trong tổng điểm chung đã tạo ra căn cứ, cơ sở chung và những kinh nghiệm quý báu giúp nhiều cơ quan, đặc biệt là Ngân hàng thương mại học tập, áp dụng để xây dựng cho mình một phương pháp xếp hạng với những đặc trưng riêng phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị mình.

Tồn tại:

+ Về báo cáo tài chính: Chỉ những DN lớn hoặc các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán mới có BCTC được kiểm toán; trong khi đó đại bộ phận các DN nhỏ, các DN tư nhân không coi việc kiểm toán BCTC là quan trọng, đồng thời gây tốn kém chi phí. Có nhiều DN chỉ có số liệu 2 năm, thậm chí một năm; điều này ảnh hưởng lớn đến việc tính toán chỉ số trung bình ngành và tính chính xác của kết quả XHTD DNNVV trong việc so sánh các chỉ tiêu qua các năm. Việc sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp với số liệu kiểm toán còn chưa chính xác và có điều chỉnh vào năm sau sẽ dẫn đến kết

cho các ngân hàng nên tại kho dữ liệu của CIC đôi khi có nhiều BCTC khác nhau

của cùng 1 năm tài chính.

+ Chỉ tiêu về dư nợ ngân hàng: Thời điểm kết thúc năm tài chính của phần

lớn doanh nghiệp là ngày 31 tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên vẫn có một số doanh

nghiệp kết thúc năm tài chính là ngày 31 tháng 3 hoặc ngày 30 tháng 6 hàng năm

(thường là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh). Trong

khi đó, khi tính toán các chỉ tiêu về dư nợ, chương trình XHTD DNNVV mặc định lấy dư nợ ngân hàng để tính toán là ngày 31/12 hàng năm và chưa cho phép

cán bộ lựa chọn ngày tính dư nợ theo kỳ báo cáo theo năm tài chính của DN. + Về chỉ tiêu phi tài chính: Thông tin phi tài chính rất cần thiết cho việc XHTD DNNVV; Tuy nhiên, việc thu thập các thông tin phi tài chính còn gặp nhiều khó khăn do CIC không có đủ điều kiện tiếp xúc trực tiếp với DN (khó khăn về nhân lực, cơ sở pháp lý).

2.2.2.4. Phân loại ngành kinh tế và quy mô doanh nghiệp a. Phân loại doanh nghiệp theo ngành kinh tế

Tại CIC, xếp hạng tín dụng DN dựa vào một trong các tiêu chí phân loại DN là theo ngành kinh tế vì mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau như doanh thu, chi phí, hàng tồn kho, mức độ tăng trưởng,...Do đó khi tính toán và so sánh các chỉ tiêu tài chính của một doanh nghiệp ta phải đặt doanh nghiệp đó trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành mới có thể đưa ra các kết luận hợp lý. Từ sự so sánh như vậy có thể đưa ra kết luận trong cùng một ngành, với cùng những ảnh hưởng khách quan như nhau thì doanh nghiệp nào có kết quả kinh doanh tốt hơn, doanh nghiệp nào có chịu sự ảnh hưởng lớn từ tác động kinh tế nhiều hơn,...

Sau khi hoàn thành phương pháp XHTD DN đầu tiên tại CIC, việc XHTD đối với các DN thuộc các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân được chia ra làm 4 ngành kinh tế chính: ngành nông, lâm, ngư nghiệp; ngành

công nghiệp; ngành xây dựng và ngành thương mại dịch vụ. Sau đó CIC đã nghiên cứu và tiếp tục chia nhỏ các ngành kinh tế ra thành 8 ngành kinh tế chính và tính toán các chỉ số trung bình ngành căn cứ trên các thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị được xếp hạng. Cùng với quá trình phát triển của kinh tế và sự hoàn thiện, phát triển phương pháp XHTD mới, CIC đã phân chia ngành hoạt động của doanh nghiệp ra thành 22 ngành kinh tế chính để có thể đưa ra những đánh giá chính xác hơn về doanh nghiệp đồng thời tăng tính phân loại trên cơ sở có nhiều hơn các thông tin tài chính được thu thập để đánh giá chỉ số trung bình ngành.

Theo yêu cầu phát triển mới, để có đánh giá doanh nghiệp tốt hơn, hiện tại CIC đang chia ra thành 35 ngành kinh tế áp dụng cho các nghiệp vụ tại CIC (xem phụ lục 2.03).

Ket quả: Việc chia thành 35 ngành kinh tế trên có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của việc XHTD DNNVV. Việc phân loại chi tiết này sẽ giúp các cán bộ phân tích có sự đánh giá, tiếp cận doanh nghiệp tốt hơn, đồng thời có thể đánh giá được phần nào vị thế và chiều hướng kết quả kinh doanh của DN trong một lĩnh vực cụ thể tại thời điểm đánh giá. Căn cứ phân ngành nói trên còn có thể giúp công tác thống kê tại các cơ quan Nhà nước dễ dàng hơn trong công tác quản lý và đưa ra các chính sách phù hợp với từng nhóm ngành cụ thể trên cơ sở các số liệu CIC đã thu thập và phân tích về các DN trong kho dữ liệu.

Tồn tại: Với một số DN hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt, khi không xác định được ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tương ứng với ngành kinh tế nào thì thường được xếp vào ngành khác (ngành chưa xác định cụ thể). Điều này khiến cho việc tính toán, so sánh với chỉ số trung bình ngành đôi khi bị sai lệch, ảnh hưởng tới kết quả XHTD DNNVV. Bên cạnh đó việc xác định ngành kinh doanh của DN thường chủ yếudựa vào hoạt động kinh tế

của DN (gọi tắt là hoạt động kinh doanh chính) đưa lại doanh thu lớn nhất. Trong thực tế một DN có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh chính đó là hoạt động tạo ra doanh thu nhiều nhất cho DN; Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đồng thời tại hai hay nhiều ngành và có kết quả tương đương nhau thì việc chỉ lựa chọn 1 ngành kinh tế đại diện cho hoạt động của công ty là chưa phù hợp. Ngoài ra trong thực tế việc xác định tỷ trọng các doanh thu của DN gặp nhiều khó khăn vì vậy mà việc phân ngành doanh nghiệp không phải lúc nào cũng hợp lý. Ví dụ: công ty sản xuất và kinh doanh cửa nhôm kính thì sản phẩm của công ty cần cả sản phẩm là nhôm, thép của ngành ngành 15 và sản phẩm kính của ngành 13 nhưng thành phẩm của công ty tạo ra lại không biết nên xếp vào ngành sản xuất hay thương mại cho phù hợp. Do đó để xác định chính xác hoặc hợp lý lĩnh vực hoạt động cho một doanh nghiệp thì còn cần phải căn cứ vào quy mô doanh nghiệp.

b. Xác định quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Xác định quy mô doanh nghiệp là điều rất cần thiết bởi nó liên quan tới các kết quả về XHTD của doanh nghiệp. Bốn tiêu thức cơ bản để xác định quy mô DN mà CIC đang áp dụng hiện nay là:

- Nguồn vốn kinh doanh: chỉ tiêu này được thu thập từ báo cáo tài chính

của DN, là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ nguồn vốn của chủ sở hữu hiện có.

- Số lao động: là số lượng lao động thường xuyên trong danh sách trả

lương của DN (không bao gồm lao động hợp đồng theo vụ, việc)

- Doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá,

thành phẩm, dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ và được sử dụng làm căn cứ tính kết quả kinh doanh của DN.

- Nộp ngân sách Nhà nước: bao gồm các loại thuế và các khoản phải

Chỉ tiêu thanh khoản

1 Khả năng thanh toán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Bốn tiêu thức trên được dùng để xác định quy mô DN. Việc phân loại DN theo quy mô lớn, trung bình và nhỏ sẽ được thực hiện sau khi cán bộ cập nhật đầy đủ các thông tin tài chính và phi tài chính đối với DN đó (xem phụ lục 2.04).

Ket quả: Việc phân loại DN theo quy mô là việc làm không thể thiếu được trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính để có thể đi đến xếp hạng DN. Trong giai đoạn này DN thuộc các quy mô nhỏ và quy mô trung bình khác nhau sẽ được áp dụng một số các chỉ tiêu cho điểm khác nhau.Ví dụ những DN quy mô nhỏ thì chỉ tiêu cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc sở hữu sẽ được cộng thêm 1 điểm nhưng nếu đi thuê thì sẽ không có

Một phần của tài liệu 0883 nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w