Trong quá trình cạnh tranh và hội nhập, các ngân hàng đang có nhiều nhu cầu về dịch vụ kinh doanh ngân hàng và công nghệ, chính điều này đã
giúp ngân hàng có được sự tổng quan cả về nghiệp vụ ngân hàng và kỹ năng công nghệ nhằm cung cấp, thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
Ngày nay việc ứng dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại là vấn đề tất yếu, vấn đề sống còn của tất cả các ngân hàng nhằm để nâng cao năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng BIDV nói riêng trong quá trình hội nhập.
Thực tế cũng cho thấy rằng dịch vụ ngân hàng mang tính đồng nhất rất cao do đó vấn đề quan trọng là ngân hàng nào biết tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ, tính tiện ích cao thì ngân hàng sẽ có lợi thế cạnh tranh mạnh. Để ứng dụng được các dịch vụ hiện đại thì bắt buộc phải thực hiện trên nền tảng hiện đại. Điều đó bất cứ một nhà quản lý, quản trị ngân hàng nào cũng biết, cũng hiểu nhưng để thực hiện được điều đó không phải là vấn đề đơn giản, bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện.
Điều trước tiên có thể khẳng định rằng không có công nghệ mới, tiên tiến thì không thể có các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Điều đó được thể hiện qua những dịch vụ mà BIDV Hà Thành đã đang và sẽ áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động: những dịch vụ ngân hàng điện tử phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế trong điều kiện bùng nổ thông tin như các dịch vụ: homebanking, mobile banking, bsms, internet banking... Hiện tại BIDV đã ra mắt những sản phẩm này. Tuy nhiên đường truyền còn chưa tốt, trong lúc thực hiện giao dịch bị thoát bất ngờ, trang web không truy cập được vào ứng dụng.Điều này đã gây ra sự bất tiện lớn cho khách hàng. Do đó, việc nâng cao trình độ công nghệ là một yêu cầu thiết yếu. Có như vậy mới thu hút được khách hàng tham gia thanh toán tại ngân hàng.
Ngân hàng cần tăng vốn đầu tư cho công nghệ thông tin. Ngân hàng cần phải có kế hoạch tổng thể cho việc đầu tư CNTT. Nhiệm vụ này tương đối khó khăn vì nó đòi hỏi ngân hàng không chỉ có những hiểu biết sâu sắc về
công nghệ, đánh giá được hiệu quả ứng dụng của công nghệ mà còn phải có được tầm nhìn chính xác về sự phát triển của thị trường. Thông thường các giải pháp về công nghệ thường mang tính đồng bộ và yêu cầu có sự tương tác cao với công nghệ đang được áp dụng tại ngân hàng mình trong hiện tại và tương lai. Việc tìm hiểu không kỹ càng cũng như không đánh giá đầy đủ tính hiệu quả của một giải pháp sẽ gây ra những lãng phí về đầu tư.
Trong quá trình đầu tư cho CNTT, Ngân hàng cần quan tâm và phải có giải pháp đảm bảo sự hoạt động liên tục, bảo vệ các tài nguyên quan trọng và các hoạt động thiết yếu, đồng thời cần xây dựng kế hoạch phục hồi thảm hoạ cho hệ thống CNTT vì hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng phụ thuộc nhiều vào CNTT. Sự ngưng trệ của hệ thống CNTT có thể gây ra những thiệt hại cho ngân hàng như giảm doanh thu, mất khách hàng, đối tác kinh doanh và giảm uy tín của ngân hàng.
Nguồn nhân lực phải được đầu tư thích đáng vì đây là yếu tố quyết định sự thành công trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng. Nguồn nhân lực cần được chú trọng theo cả hai hướng: cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải có năng lực cao không chỉ trong nghiệp vụ tài chính - ngân hàng mà phải có sự hiểu biết và tầm nhìn rộng về khoa học và công nghệ; đội ngũ nhân viên tác nghiệp ngoài trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, độ nhạy bén cao trong việc tiếp thị cũng cần phải được chuẩn hoá về CNTT thông qua các chương trình đào tạo thường xuyên. Nâng cao chất lượng, đa dạng hàng hoá dịch vụ bán lẻ đòi hỏi các ngân hàng không chỉ tăng cường đầu tư vào công nghệ mà còn phải tận dụng công nghệ bằng cách phát triển những sản phẩm dịch vụ gia tăng, thích hợp công nghệ hiện đại.