Phát triển dịch vụ thanh toán cá nhân trong các tầng lớp dân cư

Một phần của tài liệu 0500 Giải pháp thu hút khách hàng thanh toán qua NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Thành Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 104)

Mỗi khách hàng khi đến ngân hàng và để có thể sử dụng được các dịch vụ ngân hàng thì cần phải tiến hành mở tài khoản. Đại bộ phận dân cư chưa quen với việc thanh toán qua ngân hàng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên chưa biết đến việc mở tài khoản tại ngân hàng. Hơn nữa mọi giao dịch và quản lý khách hàng đều thể hiện qua tài khoản nên BIDV Hà Thành cần phải có các biện pháp khuyến khích mở và sử dụng tài khoản cá nhân, nhất là đối với dân cư - một thị trường lớn chưa khai thác hết được để từ đó có điều kiện phát triển dịch vụ thanh toán hiện đại. Để thu hút nhiều tầng lớp dân cư sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, BIDV Hà Thành cần:

- Tuyên truyền quảng cáo với khách hàng về những lợi ích của việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân.

- Khuyến khích khách hàng mở tài khoản với thủ tục đơn giản, nhanh gọn, số tiền mở tài khoản duy trì thấp, khách hàng đuợc tu vấn và sử dụng miễn phí các dịch vụ.

- Tạo tiện ích cho khách hàng có thể biết đuợc số du tài khoản, sao kê tài khoản, thanh toán hóa đơn hoặc một số thông tin khác nhu tỷ giá ngoại tệ, lãi suất, tình hình thị truờng...

- Giới thiệu dịch vụ, huớng dẫn khách hàng đăng ký và sử dụng các dịch vụ với yêu cầu khách hàng phải đảm bảo các thông tin khai báo đầy đủ, chính xác, bảo quản mật khẩu truy cập cho khách hàng.

- Tăng tiện ích của dịch vụ ATM và các dịch vụ thanh toán hiện đại khác đồng thời giảm chi phí sử dụng dịch vụ để lôi kéo khách hàng.

Để đa dạng hóa đối tuợng khách hàng BIDV Hà Thành cần có những biện pháp tiếp cận với các tầng lớp dân cu khác nhau nhu : nguời trong độ tuổi lao động, sinh viên, những nguời ngoài độ tuổi lao động...

Muốn nhu vậy Ngân hàng cần không ngừng đua ra các chiến luợc quảng cáo phù hợp với từng tầng lớp dân cu khác nhau, giới thiệu những sản phẩm phù

hợp cho từng tầng lớp dân cu nhằm đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Tuyên truyền các tiện ích trong thanh toán không dùng tiền mặt cho các tầng lớp

dân cu. Cần lập kế hoạch cùng các tổ chức khác trong việc hỗ trợ, nâng cao trình

độ dân trí nhằm tạo nhu cầu về dịch vụ ngân hàng trên thị truờng. Mặc dù để thay đổi thói quen cũ của nguời dân, giúp họ tự giác tiếp cận với dịch vụ hiện đại

không phải dễ dàng nhung khách hàng dù là cá nhân hay doanh nghiệp sẽ đón nhận các dịch vụ thanh toán không bằng tiền mặt nhu chuyển tiền, chi trả, hỗ trợ

tu vấn...khi họ thực sự thấy đuợc lợi ích của những hoạt động này mang lại tiêu

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIÈU KIỆN THU HÚT KHÁCH HÀNG

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Trong xu thế mở cửa hội nhập, giao lưu buôn bán giữa các nước phát triển

manh, hoạt động thanh toán qua ngân hàng ngày càng được mở rộng cả về quy mô và chất lượng giao dịch. Quá trình thanh toán xuất nhập khẩu, các công trình

dự án Nhà nước làm nảy sinh nhiều mối quan hệ giữa các đối tác khác nhau. Mỗi

nước có phong tục tập quán và chế độ pháp luật riêng, không phải lúc nào luật quốc gia cũng phù hợp với luật và thông lệ quốc tế từ đó làm nảy sinh nhiều tranh chấp rất phức tạp đòi hỏi sự xét xử kịp thời và công minh của pháp luật dựa trên căn cứ của luật quốc gia và thông lệ quốc tế. Để hoàn thiện môi trường

pháp lý cho hoạt động thanh toán cần phải có những biện pháp cụ thể sau: - Chính phủ cần sớm ban hành hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của nước mình làm cơ sở điều chỉnh hoạt động của các dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại, tạo hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán.

- Hơn nữa nhà nước cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các loại hình dịch vụ thanh toán hiện có. Bất cứ một sản phẩm ngân hàng nào ra đời cũng cần phải có một cơ chế luật pháp điều chỉnh.

- Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên ,sức lao động, phând đấu giảm giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoà và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, công nghệ cao.

- Chính phủ cần chỉ đạo bộ công thương sớm thực hiện chính sách thương mại phát triển theo hướng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó cần có các văn bản liên ngành phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng và hoạt động của các bộ ngành có liên quan như bộ thương mại, Tư pháp, Hải quan, Thuế.. ..nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, chỉ đạo các ngành hữu quan thống nhất thực hiện các văn bản đã ban hành về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, tránh mâu thuẫn lẫn nhau trong việc hướng dẫn thực hiện.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính , các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài về đầu tư kinh doanh.

- Nhà nước cần có chính sách để có thể chuyển dần từ thói quen thanh toán dùng tiền mặt bằng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thói quen sử dụng tiền mặt là một thói quen lâu đời của người dân. Chính vì thói quen này mà việc chuyển sang sử dụng dịch vụ ngân hàng rất khó khăn. Bên cạnh sự nỗ lực của các ngân hàng, Nhà nước có thể có một số chính sách thúc đẩy chẳng hạn như có thể quy định việc thanh toán lương của cán bộ công chức hoặc của nhân viên trong doanh nghiệp nhà nước thông qua ngân hàng mà không dùng tiền mặt. Cần nhanh chóng chỉ đạo các ngành như điện lực, bưu chính viễn thông, nước thuế...triển khai việc thu tiền điện sinh hoạt, điện thoại... thông qua tài khoản tại ngân hàng.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Cần hoàn thiện các văn bản pháp quy có liên quan tới quyền và trách nhiệm của chủ tài khoản trước pháp luật trong việc sử dụng các công cụ thanh toán, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo an toàn tiện lợi trong thanh toán, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán.

Xây dựng các quy trình, quy định, văn bản huớng dẫn nghiệp vụ ngân hàng cho phù hợp với nền kinh tế thị truờng hiện nay nhất là đối với các dịch vụ thanh toán mà các NHTM đang thực hiện để giúp các NHTM thực hiện nghiệp vụ của mình. Để phát triển dịch vụ thanh toán ngang tầm với thế giới, các ngân hàng phải có một thang đo tiêu chuẩn về số luợng cũng nhu chất luợng. Việc đua ra những huớng dẫn nhu vậy sẽ giúp các ngân hàng có một cơ sở để đánh giá các dịch vụ của mình.

Ngân hàng Nhà nuớc cần có chính sách hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tu vấn thông tin về công nghệ, tình hình và định huớng phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm bớt các chi phí trung gian, chi phí khác liên quan đến quá trình tìm hiểu, lựa chọn công nghệ.qua đó đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán của các tổ chức tín dụng trên địa bàn và của cả hệ thông ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nuớc hỗ trợ vốn để đầu tu phát triển công nghệ duới hình thức cho vay đầu tu phát triển công nghệ với lãi suất thấp hoặc tạo điều kiện hơn nữa cho các tổ chức tín dụng tiếp cận đuợc nguồn vốn từ các tổ chức tài chính nuớc ngoài.

Ngân hàng Nhà nuớc thuờng xuyên có những khoá tập huấn về công nghệ thông tin, về quá trình hiện đại hoá nhằm cập nhật thông tin cho các tổ chức tín dụng, có kế hoạch và phuơng huớng đầu tu vào công nghệ đúng đắn.

3.3.3. Kiến nghị với BIDV

Phải có vốn để đầu tu cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại. Về vốn có thể thực hiện bằng nhiều hình thức nhu phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi trên thị truờng chứng khoán hoặc có thể liên kết với các tổ chức tài chính nuớc ngoài để đầu tu công nghệ hoặc có thể thuê thiết bị và công nghệ hiện đại ở nuớc ngoài.

mạng, quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản. Đây là những yếu tố an toàn trong hoạt động của ngân hàng.

Hiện đại hoá công nghệ phải đi liền với phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đây là vấn đề phù hợp mà BIDV áp dụng để vừa cạnh tranh vừa liên kết với các ngân hàng thành viên cùng phát triển.

Để nâng cao hiệu quả các dịch vụ thanh toán, Ngân hàng cần có nguồn lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ hiện đại theo huớng năng động, nhạy bén trong việc tìm thị truờng, phát triển sản phẩm dịch vụ tuơng thích, biết đua ra những sản phẩm mới từ những dịch vụ truyền thống, hoàn thiện và nâng cao chất luợng dịch vụ truyền thống trên nền tảng công nghệ hiện đại

Thực hiện đổi mới quy trình nghiệp vụ để giảm thiểu thời gian thực hiện giao dịch với khách hàng, cắt ngắn các thủ tục mà khách hàng phải thực hiện.

Riêng đối với dịch vụ thẻ, để đảm bảo an toàn và chống gian lận nên thiết lập hệ thống theo dõi các giao dịch nghi ngờ gian lận, thiết lập các thông số giao dịch để có hình thức xử lý kịp thời thích hợp, tận dụng hệ thống quản lý rủi ro của các tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard.

KẾT LUẬN

Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển BIDV Hà Thành đã không ngừng lớn mạnh và góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của hệ thông BIDV nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện này cùng với tiền trình hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh việc duy trì hoạt động tín dụng và tiền gửi thì nghiệp vụ thanh toán cũng là một nghiệp vụ không thể thiếu cho sự phát triển chung của Ngân hàng. Phát triển dịch vụ thanh toán cũng góp phần không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của

ngân hàng. Bên cạnh việc thu hút khách hàng tham gia thanh toán, Ngân hàng cũng có thể qua đó để tư vấn giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm khác của mình để mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng ngày càng bền chặt.

Khách hàng là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy thu hút khách hàng là một hoạt động không thể xem nhẹ, đặc biệt là trong nền kinh tế mở cửa, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Các giải pháp nên trên đều nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán để từ đó gia tăng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán của mình. Tuy nhiên với nhóm giải pháp trên Ngân hàng cần áp dụng một cách linh hoạt cho từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, luận văn đã làm sáng tỏ và có một số đóng góp như sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, về sự cần thiết phải thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng, về nội dung và tiêu chí đánh giá khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng thanh toán của khách hàng.

BIDV Hà Thành trong những năm qua, qua đó thấy đuợc những kết quả đạt đuợc cũng nhu những hạn chế trong công tác thu hút khách hàng của Ngân hàng. Để từ đó làm căn cứ đua ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trên, đồng thời gia tăng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán của BIDV Hà Thành.

- Luận văn đã trình bày một số đề xuất vừa giúp ngân hàng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, đồng thời nhằm cải thiện dịch vụ thanh toán của BIDV Hà Thành, phát triển dịch vụ thanh toán để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

Tài Chính

2. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình tài chính doanh Nghiệp,

NXB Tài chính

3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê

4. GS.TS Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

5. PGS.TS. Trương Quang Thông (2012), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Kinh tế TP.HCM

6. PGS.TS Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

7. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Ngô Thị Liên Hương (2005), Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, một giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 5, tr.15-18.

9. Tạp chí Ngân hàng, số các năm 2012, 2013, 2014

10. Thời báo kinh tế Việt Nam, số các năm 2012, 2013, 2014

11. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CN Hà Thành (2012-2014), báo cáo kết quả kinh doanh dịch vụ

12. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CN Hà Thành (2012-2014), báo cáo tài chính

13. Lê Thị Thu Cúc (2010), Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế Học viện Tài Chính.

Một phần của tài liệu 0500 Giải pháp thu hút khách hàng thanh toán qua NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Thành Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w