Các nguồn vốn ngoại tệ

Một phần của tài liệu 0501 Giải pháp thu hút ngoại tệ của NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 26 - 29)

1.2.1.1. Nguồn hình thành từ các hoạt động kinh tế trong nước

- Thứ nhất, ngoại tệ trong dân cư

Ngoại tệ trong dân cư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, do thừa kế, cho tặng, buôn bán tiểu ngạch,... tuy là những món nhỏ, nằm rải rác trong dân cư nhưng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể nếu huy động được.

- Thứ hai, ngoại tệ thu từ xuất khẩu hàng hoá

Hoạt động xuất khẩu là đưa nguồn tài nguyên, hàng hóa của một nước ra nước ngoài để đổi lấy ngoại tệ. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ cần thiết cho tích lũy ban đầu, cho quá trình phát triển đất nước, tạo ra sự phồn vinh kinh tế. Ngoại tệ thu được do xuất khẩu hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của quốc gia, không lệ thuộc vào nước ngoài. Nguồn vốn này được sử dụng để nhập máy móc, nguyên liệu, hay để trả nợ nước ngoài do đó lại tiếp tục thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tạo ra sự canh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, do đó lại kích thích đẩy mạnh việc đổi mới và cải tiến nhanh chóng công nghệ và tăng năng suất lao động. Việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế buộc các nhà sản xuất trong nước phải cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm nội địa để có thể đáp ứng được chuẩn mực cao về kỹ thuật và chất lượng trên thị trường quốc tế.

Hoạt động xuất khẩu không chỉ tạo ra nguồn ngoại tệ cho quốc gia mà còn tiếp cận được nhiều thông tin và kiến thức về kỹ thuật và quản lý đồng thời tham gia sâu hơn và có hiệu quả vào sự phân công lao động quốc tế, từng bước hội nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, nâng cao uy tín

của quốc gia trên trường quốc tế, góp phần thực hiện đường lối kinh tế mà Chính phủ đề ra.

Xuất khẩu sẽ tạo ra nguồn ngoại tệ để bù đắp lỗ hổng, nhập thiết bị và công nghệ cần thiết trả nợ và lãi cho các khoản vay nợ nước ngoài... và do đó lại tiếp tục thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, bao gồm cả những ngành sản xuất thay thế nhập khẩu phát triển mạnh hơn, tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội, hàng ngoại, bổ sung thêm những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc làm ra chưa đủ phục vụ nhu cầu sản xuất tiêu dùng trong nước.

- Thứ ba, hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ

Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, sự giao lưu kinh tế giữa các nước ngày càng phát triển thì hoạt động dịch vụ cũng không ngừng tăng lên. Dịch vụ thu ngoại tệ bao gồm: du lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc tế, thông tin liên lạc quốc tế, bảo hiểm quốc tế, dịch vụ kiều hối. Các dịch vụ đó được coi là xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình. Cùng với xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình, xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình ngày càng có vai trò to lớn trong việc làm tăng vốn ngoại tệ của một quốc gia.

1.2.1.2. Nguồn ngoại tệ từ ngoài nước

- Từ các dự án tài trợ phát triển chính thức:

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA và các hình thức ODF khác. ODA chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu trong nguồn ODF.

Nguồn ODF là nguồn phát triển do các tổ chức quốc tế, Chính phủ (hoặc cơ quan đại diện Chính phủ) cung cấp. Đó là do các tổ chức quốc tế như: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AFDB)... các quỹ và hiệp hội phát triển khác như: Quỹ nông nghiệp và phát triển quốc tế, Hiệp hội phát triển quốc tế...

Nguồn vốn này được sử dụng để hỗ trợ các nước nghèo thực hiện các chương trình phát triển và tăng phúc lợi của mình và nó đem lại rất nhiều lợi thế cho các nước đang phát triển như: lãi suất thấp, thời hạn vay dài hoặc viện trợ không hoàn lại.

ODA với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển nên mang tính chất ưu đãi cao hơn so với bất kỳ nguồn tài trợ nào. Song, đôi khi ODA, nhất là các khoản do Chính phủ cung cấp, thường được gắn với các ràng buộc nào đó về mặt chính trị, xã hội, thậm chí về quân sự. Với những điều kiện đó, không phải nước nào cũng có thể nhận được viện trợ hoặc sử dụng viện trợ có hiệu quả cao trong hoàn cảnh riêng của mình. ODA được thực hiện dưới hình thức cho vay của nước cấp vốn nên các nước nhận coi đây là nợ nước ngoài.

Bởi vậy, nếu đồng tiền của nước cung cấp tăng giá so với đồng tiền của nước tiếp nhận thì điều này càng tăng thêm gánh nợ của các nước nhận viện trợ. Trên thực tế, nguồn vốn này đã giúp Việt Nam thực hiện được một số dự án hiệu quả như dự án viễn thông, cấp thoát nước...

- Vay của tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế:

Các điều kiện ưu đãi dành cho các nguồn vốn này không dễ dàng như nguồn tài trợ phát triển chính thức. Song bù lại, nó có ưu điểm rõ ràng là hầu như không có ràng buộc chính trị - xã hội. Tuy nhiên, thủ tục khắt khe, thời hạn trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo. Bộ phận lớn nhất của nguồn vốn này là do các NHTM trên thế giới. Các NHTM cung cấp các khoản cho vay theo lãi suất thị trường, chủ yếu được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu xuất nhập khẩu, thường là ngắn hạn và tính theo đồng USD. Vì đây là những tổ chức tài chính tư nhân dựa trên cơ sở thương mại nên những khoản vay này không thể dành cho tất cả các nước đang phát triển mà chỉ dành cho các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình hoặc tỏ ra có triển vọng kinh tế sáng sủa.

- Nguồn vốn đầu tu nuớc ngoài trực tiếp:

Mục tiêu của đầu tu trực tiếp là để tìm kiếm lợi nhuận, vì vậy nó chỉ huớng vào những nơi có nhiều triển vọng, có khả năng mang lại lợi nhuận trong tuơng lai. Đối với các nuớc đang phát triển, đầu tu trực tiếp có hai lợi thế quan trọng, đó là không bị coi là nợ trong cán cân thanh toán quốc tế và chuyển giao công nghệ. Do những thế mạnh riêng này, các nuớc đang phát triển cạnh tranh quyết liệt để giành những nguồn đầu tu trực tiếp.

Bên canh các uu điểm nổi bật đó, hình thức chuyển giao vốn này lại chứa đựng khả năng các doanh nghiệp nuớc ngoài thống trị nền kinh tế bản địa. Truờng hợp này xảy ra khi việc kiểm soát và điều tiết của Chính Phủ nuớc chủ nhà đối với tu bản nuớc ngoài bị buông lỏng. Sâu xa hơn, nó có nguồn gốc từ năng lực kinh doanh thấp của các nhà doanh nghiệp bản địa, từ khả năng hạn chế của Chính phủ nuớc đó trong việc định huớng và thực thi một chiến luợc phát triển đúng đắn. Sự chuyển giao công nghệ nếu là công nghệ lạc hậu sẽ gây ra sự ô nhiễm môi truờng sinh thái, sẽ là nuớc tiêu thụ phế thải cho nuớc nhận đầu tu. Vì lý do này mà trong suốt nhiều năm, khối luợng FDI trên thế giới không tăng mạnh. Tuy nhiên, kinh nghiệm phát triển của một số nuớc Châu Á lại cho thấy rằng đây là nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Chính vì vậy, các nuớc này đã có tốc độ phát triển vốn đầu tu nuớc ngoài nhanh chóng.

Một phần của tài liệu 0501 Giải pháp thu hút ngoại tệ của NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w