Vai trò của ngoại tệ

Một phần của tài liệu 0501 Giải pháp thu hút ngoại tệ của NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 29)

Trong những năm gần đây các nhà kinh tế thế giới quan tâm rất nhiều đến vai trò của vốn ngoại tệ đối với chiến luợc phát triển kinh tế, đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế của các nuớc đang phát triển. Hầu hết các nhà kinh tế đều đi đến một nhận xét thống nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế của một nuớc do thu nhập thấp nên khả năng tích lũy vốn quá ít, từ đó thiếu vốn đầu tu cho mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng,

những công trình kinh tế cơ bản và do đó, năng suất lao động trong nền kinh tế thấp và tất yếu dẫn đến thu nhập lại thấp hơn. Vòng luẩn quẩn khắc nghiệt đó càng ngày càng thắt chặt lấy số phận kinh tế xã hội của các nước chậm phát triển như một sợi dây oan nghiệt.

Hơn nữa như ở Việt Nam trong giai đoạn này do nền công nghiệp chưa phát triển nên hàng hóa xuất khẩu, nếu có đa phần là sản phẩm như nông sản, hàng thủ công, dầu thô... có giá trị gia tăng thấp - đây là một bất lợi trong phát triển. Ngược lại về phía nhập khẩu, nhu cầu phát triển đòi hỏi phải nhập hàng cao cấp gồm các máy móc, thiết bị đắt tiền, mua kỹ thuật công nghệ, các loại hóa chất,... là những thứ có giá trị gia tăng cao. Cán cân thương mại và cán cân thanh toán vì thế hầu như luôn nằm trong tình trạng thâm hụt nặng nề. Đối với nước nào không khống chế được xu hướng gia tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng và kiểm soát chặt nạn buôn lậu qua biên giới thì tình trạng thâm hụt toàn bộ thực tế còn tồi tệ hơn.

Trong khi đó đồng tiền quốc gia chưa phải là đồng tiền có khả năng chuyển đổi. Vấn đề đô la hóa lại đang diễn ra, làm cho ngoại tệ khan hiếm nhưng không tập trung được vào trong tay Nhà nước để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy nhu cầu vốn ngoại tệ rất lớn và là thách thức, khó giải quyết trong chặng đường phát triển đầu tiên của một nước.

1.2.3. Các hình thức thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Nhận tiền gửi ngoại tệ của dân cư và các tổ chức kinh tế, tài chính

Các ngân hàng tìm kiếm nguồn vốn ngoại tệ trong dân cư và của các doanh nghiệp có thu ngoại tệ qua hoạt động xuất nhập khẩu hay các dịch vụ thu bằng ngoại tệ và của các tổ chức khác thông qua việc cung cấp các hình thức tiết kiệm, hệ thống tài khoản tiền gửi và các công cụ nhận nợ khác.

Đối với nền kinh tế, khi mà chế độ quản lý ngoại hối còn cho phép người dân có quyền gửi ngoại tệ vào ngân hàng, ngoại tệ còn lưu hành trên

lãnh thổ thì thói quen tích lũy bằng vàng hay ngoại tệ còn tồn tại và khi nền kinh tế còn lạm phát cao thì sự chuyển đổi giữa đồng nội tệ đang mất giá sang đồng ngoại tệ càng lớn gây sức ép lên giá của đồng ngoại tệ và đồng ngoại tệ càng trở nên khan hiếm đối với nền kinh tế, đây là một trong những biểu hiện của hiện tượng đô la hóa. Nhiều khi ngân hàng phải thực hiện thêm nhiệm vụ là tập trung được nguồn ngoại tệ này. Đây không chỉ là mục đích kinh doanh của ngân hàng tức thu hút ngoại tệ để cho vay mà còn là nhiệm vụ thực hiện chính sách quản lý ngoại hối mỗi quốc gia.

Đối với nền kinh tế chuyển đổi luôn có khoảng cách lớn giữa cung ngoại tệ và cầu ngoại tệ. Trong khi đó vấn đề đô la hóa lại đang diễn ra giữa các quốc gia này, làm cho ngoại tệ đã khan hiếm nhưng lại không tập trung được vào trong tay Nhà nước để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế.

Nguyên nhân của hiện tượng đô la hóa đó là khi lạm phát cao hoặc việc kiềm chế lạm phát chưa thật vững chắc thì các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân đều muốn tránh hậu quả của lạm phát bằng cách chuyển đổi từ đồng bản tệ sang USD, nhu cầu cất trữ USD tăng làm cho cầu USD lớn hơn cung trên thị trường và trực tiếp làm cho giá USD tăng. Giá USD tăng lại kéo theo giá đầu vào và giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng tương ứng, chu kỳ tiếp diễn nhau làm cho vòng xoáy của lạm phát tăng, USD càng được ưa chuộng.

Khi lạm phát cao, đồng tiền trong nước liên tục mất giá, đồng tiền mạnh (USD) được sử dụng, vì vậy đương nhiên USD thực hiện được đầy đủ các chức năng của đồng tiền trong nước mà không cần sự quy định pháp lý nào. Ở vào thời điểm kiềm chế được lạm phát thì hiện tượng đô la hóa vẫn tồn tại, đó là sự chênh lệch biên độ lãi suất tín dụng bằng USD và bằng đồng bản tệ tạo ra kẽ hở chênh lệch lãi suất. Điều đó kích thích khách hàng vay bằng USD. Tuy tồn tại hiện tượng đô la hóa song đối với một số nước, người dân còn được lưu giữ ngoại tệ, các tổ chức kinh tế còn thu ngoại tệ thì nhận tiền gửi ngoại tệ thực tế vẫn là một phương

thức huy động tiền gửi quan trọng của NHTM.

1.2.3.2. Thu hút vốn ngoại tệ thông qua hình thức vay

- Vay các tổ chức tài chính

Là hình thức thỏa thuận trực tiếp giữa các NHTM với các tổ chức tài chính tín dụng về các điều hiện vay nhu lãi suất, thời hạn... Các điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như ODF. Song bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là hầu như không có các ràng buộc về chính trị xã hội. Tuy nhiên, thủ tục khắt khe, thời hạn trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo. NHTM thường vay vốn từ các NHTM trên thế giới theo lãi suất thị trường. Khoản vay này chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu, thường là ngắn hạn và được tính theo đồng đôla Mỹ. Do các NHTM trên thế giới thường là các tổ chức tài chính tư nhân dựa trên cơ sở thương mại nên những khoản cho vay này không thể dành cho tất cả các đang phát triển mà chỉ dành cho các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình hoặc tỏ ra có triển vọng kinh tế sáng sủa.

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu hoặc công cụ nhận nợ khác bằng ngoại tệ trên thị trường quốc tế

Các ngân hàng có thể huy động đủ số vốn cần thiết từ các trung tâm tài chính nước ngoài thông qua phát hành chứng khoán (bằng tiền của nước cấp vốn hay đô la Mỹ). Việc phát hành trái phiếu ngoại tệ ra nước ngoài là một nghiệp vụ huy động vốn quan trọng. Nó tạo uy tín cho ngân hàng phát hành trên thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng quốc tế.

+ Phát hành trái phiếu: Thông qua phát hành trái phiếu quốc tế, các nước Châu Á thuộc khối APEC huy động được số vốn rất lớn.

+ Tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu thường: Mặc dù phát hành cổ phiếu thường trên thị trường vốn quốc tế với khối lượng nhỏ hơn nhiều khối lượng trái phiếu, song những năm gần đây, phương thức này vẫn

được coi trọng.

1.2.3.3. Thu hút từ nguồn kiều hối và chi tiêu bằng ngoai tệ của du khách

Đây là nguồn ngoại tệ mà kiều dân nuớc ngoài chuyển về cho thân nhân ở trong nước. Đối với các nước có lượng kiều bào sống ở nuớc ngoài đông thì hàng năm lượng ngoại tệ chuyển về nước để giúp người thân hoặc đầu tư về nước không nhỏ.

Theo ước tính chính thức thì Việt Nam hiện có hơn 3,2 triệu người đang sinh sống và làm ăn ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ và Tây Âu (còn theo ước tính không chính thức thì con số đó còn có phần cao hơn vào khoảng 5 triệu người). Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10 -15%/năm, nếu như năm 1991 mới chỉ có 35 triệu USD kiều hối chuyển về Việt Nam nhưng tới năm 2014 con số này đã đạt mức kỷ lục 12 tỷ USD. Việt Nam lọt vào danh sách 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất toàn cầu theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.

Lượng kiều hối này được chuyển về trong nước bằng nhiều con đường, qua ngân hàng, qua các tổ chức làm dịch vụ chuyển tiền, cầm tay mà chủ yếu là chuyển qua hệ thống Ngân hàng. Đối với các ngân hàng có công nghệ thanh toán tốt và chi phí thấp, thì lượng kiều hối mà các ngân hàng có thể thu hút được là đáng kể.

Các dịch vụ du lịch, đại lý thanh toán séc du lịch, visacard cho Ngân hàng nước ngoài.... Không chỉ tạo cho ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm của mình, mà còn tăng nguồn thu đáng kể bằng ngoại tệ cho ngân hàng.

1.2.4. Nhân tố tác động tới việc thu hút ngoại tệ của Ngân hàng thương mại

Huy động và sử dụng vốn ngoại tệ của NHTM phức tạp và gắn chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân vì thế nó chịu tác động của nhiều yếu tố như: Các yếu tố thuộc về nền kinh tế trong đó sự phát triển kinh tế mở đầu cho sự hình thành các nguồn vốn ngoại tệ, những vấn đề về

phát triển kinh tế, cơ chế quản lý, quan hệ kinh tế quốc tế... chính sách quản lý ngoại hối quốc gia.

Các yếu tố phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nuớc, cơ quan quản lý về tiền tệ thay mặt Chính phủ trong đó có các chính sách liên quan đến lãi suất và tỷ giá hối đoái; các yếu tố phụ thuộc vào bản thân NHTM và nghiệp vụ khác của NHTM và một số yếu tố khác.

1.2.4.1. Nhân tố thuộc về nền kinh tế

a) Môi trường pháp lý, chính trị, kinh tế - xã hội

Môi truờng pháp lý có ảnh huởng lớn đến nghiệp vụ huy động vốn trong đó bao gồm cả vốn ngoại tệ. Môi truờng này thể hiện qua các hệ thống văn bản luật pháp của Nhà nuớc về lĩnh vực hoạt động đầu tu bằng ngoại tệ, điều này càng có ý nghĩa đối với các nuớc đang phát triển nhu nuớc ta.

Mở rộng thu hút ngoại tệ của một đất nuớc, hệ thống văn bản pháp luật đó phải đảm bảo đuợc phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị xã hội của đất nuớc. Muốn đáp ứng đuợc nhu vậy truớc hết cần ổn định kinh tế, chính trị - xã hội của quốc gia.

Lịch sử kinh tế thế giới cho thấy rằng ở quốc gia hay khu vực nào đó mất ổn định về chính trị và xã hội sẽ dẫn đến sản xuất trong nuớc trì trệ, kinh tế đối ngoại không phát triển. Một số nuớc Châu Phi, Nam Á trong những thập niên gần đây đuợc các tổ chức tài chính, tổ chức Liên hiệp quốc, chính trị xã hội... quan tâm giúp đỡ, nhung do tình hình chính trị - xã hội không ổn định nên sản xuất trong nuớc vẫn đình trệ, xuất khẩu không tăng, mặc dù có thu hút đuợc một luợng viện trợ nhân đạo nào đó, song mức độ không đáng kể. Trong bối cảnh đó rất ít, thậm chí không hề có vốn đầu tu hay quan hệ tín dụng từ nuớc ngoài vào đế thực hiện phát triển kinh tế của các quốc gia đó.

Tiếp đến, ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện để thu hút nguồn vốn từ nuớc ngoài và là điều kiện cho sản xuất trong nuớc phát triển. Khái niệm ổn

định ở đây là không có nghĩa là giữ nguyên mà ổn định để phát triển mà tức là ổn đinh vững chắc nhưng không phải là ổn định bất động, ổn định hàm chứa trong nó khả năng trì trệ, kéo dài và dẫn đến khủng hoảng. Hoặc ổn định trong tăng trưởng, tức là kiểm soát nhịp độ tăng trưởng sao cho sự tăng trưởng không gây ra tình trạng thái quá về đầu tư bằng ngoại tệ và những hậu quả đi liền với nó là lạm phát.

b) Các chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Nhà nước

Chính sách phù hợp hay không phù hợp có ý nghĩa lớn đến phát triển kinh tế của một đất nước qua từng thời kỳ; đồng thời lại càng có ý nghĩa mang tới điều kiện đối với huy động vốn ngoại tệ của NHTM.

- Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia:

Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của Nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc đá quý và các chứng từ có giá trị ngoại tệ cũng như đối với việc trao đổi sử dụng mua bán trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài.

Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận động ngoại hối từ nước ngoài vào và trong nước ta, có liên quan đến ngoại thương cũng như các quan hệ kinh tế đối ngoại khác bằng ngoại tệ. Đồng thời, chính sách quản lý ngoại hối cũng quản lý và kiểm soát sự lưu thông ngoại hối (chủ yếu là vàng bạc, đá quý và đặc biệt là ngoại tệ) trong phạm vi mỗi quốc gia.

Với việc thực hiện nội dung này, chính sách quản lý ngoại hối không những góp phần phát triển cán cân thanh toán quốc tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá trị tiền tệ quốc gia nói riêng và ổn định nền kinh tế quốc dân nói chung. Với nội dung như vậy, chính sách quản lý ngoại hối có ảnh hưởng trực tiếp tới việc huy động ngoại tệ của các

NHTM. Điều đó được thể hiện thông qua các quy định, thể lệ ràng buộc được pháp luật thừa nhận.

Đặc biệt một chính sách quản lý ngoại hối đúng đắn và phù hợp với điều kiện từng quốc gia, trong mỗi thời kỳ sẽ đóng vai trò là đòn bẩy khuyến khích phát triển ngoại thương, hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài qua các hoạt động huy động vốn sẽ được mở rộng đối với các NHTM.

- Chính sách đầu tư:

Chính sách đầu tư đảm bảo về mặt pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh (sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế trong hoạt động kinh doanh). Thái độ của Nhà nước đối với vấn đề quốc hữu hóa tài sản, vốn liếng của người nước ngoài được thể hiện rõ bằng các đạo luật. Từ việc tuyên bố không quốc hữu hóa hay quy định rõ thời hạn chuyển giao quyền sự hữu và quyền sử dụng công trinh được xây dựng từ vốn nước ngoài (trong trường hợp này chủ yếu là vốn FDI) sao cho người đầu tư thu được phần lợi nhuận thích đáng sẽ tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhà đầu tư và cho vay quốc tế.

- Chính sách xuất nhập khẩu:

Mở cửa nền kinh tế thực hiện tự do hóa thương mại, tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với các đối tác nước ngoài. Tận dụng những lợi thế so sánh của đất nước cho phép nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới thông qua chủ yếu bằng con đường xuất nhập khẩu.

Một chính sách xuất nhập khẩu phù hợp sẽ đem lại những lợi ích lớn cho đất nước. Thu hút vốn bằng ngoại tệ được bao nhiêu và sử dụng nó như thế nào qua hệ thống NHTM phụ thuộc chủ yếu vào chính sách xuất nhập khẩu. Do vậy, chính sách xuất nhập khẩu chi phối đến hoạt động huy động vốn ngoại tệ của NHTM.

1.2.4.2. Nhân tố thuộc về Ngân hàng

a) Nhân tố thuộc về Ngân hàng Trung ương

Trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ của Chính phủ, NHTƯ sử dụng các công cụ vĩ mô nhằm ổn định nền tài chính, tiền tệ quốc gia. Trong các công cụ đó thì lãi suất và tỷ giá là những công cụ hay được sử dụng và có hiệu quả nhất. Lãi suất và tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, đến hoạt động thu hút vốn nước ngoài, nó còn tác động đến giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định.

Một phần của tài liệu 0501 Giải pháp thu hút ngoại tệ của NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w