Trong công tác huy động vốn của mỗi ngân hàng, việc xác định một cách chính xác về giá trị, lãi suất, tỷ trọng của các nguồn hình thành và quan trọng hơn chính là thời hạn của các đồng tiền gửi là khác nhau (cả VND và các ngoại tệ khác như USD, EUR, GBP, CNY...) là rất cần thiết. Nó giúp cho các NHTM duy trì mối quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền khác đều được quy đổi về USD sau đó quy về VND, số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4. Cơ cấu huy động vốn ngoại tệ
1.1 Huy động từ dân cư 575, 49,7 750, 51,4 981, 53,3 1.2 Huy động từ TCKT 387, 33,5 477, 32,7 579, 31,5 1.3 Huy động từ nguồn khác________________ 194, 6 16,8 % 232, 2 15,9 % 279, 8 15,2 % 2 Theo kỳ hạn_________ 2.1 Ngắn hạn____________ 948, 4 81,9 % 1.13 3 77,6 % 1.25 6 68,2 % 2.2 Trung và dài hạn______ 209, 18,1 327 22,4 585 31,8
3____ Theo loại tiền________
3.1 USD __________ 762 65,8 842, 57,7 1.14 62,4 3.2 EUR________________ 291, 25,2 556, 38,1 620, 33,7 3.4 Khác________________ 104, 2 9% 61,3 4,2% 71, 6 3,9%
2.2.2.1. Nguồn huy động từ tiết kiệm và giao dịch tài khoản
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng cho thấy lượng vốn huy động được tăng trưởng nhanh qua các năm, tuy tốc độ tăng không bằng huy động nội tệ, và có khi tăng giảm bất thường. Năm 2012 tỷ lệ huy động tiền gửi tiết kiệm và giao dịch tài khoản của khách hàng chiếm 36,9%, năm 2013 con số này tăng mạnh lên 43,9% - được lý giải với lãi suất ngoại tệ được điều chỉnh phù hợp, chênh lệch lãi suất giữa USD và VNĐ được thu hẹp đáng kể, các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản,... chưa cho thấy sự phục hồi rõ ràng và bền vững đã làm giảm sức hấp dẫn của VNĐ. Sang năm 2014 tỷ lệ tốc độ tăng trưởng giảm xuống đôi chút tuy nhiên so về số tuyệt đối thì vẫn tăng so với năm 2013.
Có hai xu thế nhận thấy là nguồn ngoại tệ huy động thông qua tiết kiệm và giao dịch tài khoản ngày càng tăng, các khoản vay của Ngân hàng Nhà nước ngày càng giảm. Xu thế này hoàn toàn hợp lý vì nguồn huy động tiết kiệm ổn định. Trong khi các khoản vay từ Ngân hàng Nhà nước ngày càng bị hạn chế do Ngân hàng Nhà nước không còn cho vay nhiều nữa, do vậy ngân hàng phải chọn cho mình một quyết định mang tính thị trường.
Đồng thời với các giao dịch về tiền gửi ngoại tệ của dân cư, ngân hàng cũng tiến hành thiết lập hệ thống tài khoản ngoại tệ dùng cho khách hàng, theo đó các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ được mở tài khoản và lưu gửi ngoại tệ thu được trên tài khoản để phục vụ cho các nhu cầu của mình.
Việc triển khai các giao dịch trên là một hướng đi đúng theo xu thế phát triển của một NHTM nhằm khơi thông và ổn định nguồn vốn bằng ngoại tệ - là một nhu cầu rất cấp bách ở một nước đang phát triển như nước ta và thông qua đó giúp Nhà nước quản lý tốt hơn nguồn ngoại tệ đang trôi nổi trong dân cư. Tuy nhiên, việc mở rộng tiết kiệm bằng ngoại tệ trong dân cư cũng tạo cho thị trường một thói quen lưu hành đồng ngoại tệ mạnh trong đó có USD.
Ngoài ra, đây là một bước lùi cho các nước muốn thực hiện chế độ suy tôn bản vị vì sẽ góp phần phổ biến rộng ngoại tệ mạnh (USD) trong thị trường trong nước, mặc dù thực tế vẫn tồn tại cả đồng USD và VNĐ.
Thực tế, nghiệp vụ này không có gì khác so với nghiệp vụ huy động tiết kiệm bằng VNĐ, tuy nhiên do thực tế thị trường ngoại tệ mặt bằng trên cả nước không sôi động. Việc ngoại tệ hóa các giao dịch thực ra chỉ xảy ra ở Thành phố lớn nơi có các giao dịch lớn, tập trung nhiều hoạt động thương mại... nên việc huy động tiết kiệm trong dân cư cũng như việc mở tài khoản ngoại tệ cho các doanh nghiệp chưa thực sự sôi động; nhiều nơi như ở huyện, xã thậm chí không muốn mở nghiệp vụ này vì không đủ chi phí. Hơn nữa cách quản lý lượng tiền mặt này còn nhiều điều bất cập:
- Tiền mặt ngoại tệ không được phép lưu hành nên phải tập trung để chuyển ra nước ngoài nộp mới thành chuyển khoản phục vụ cho thanh toán, chi trả nên chi phí tăng và không thuận lợi.
- Việc lưu chuyển đồng ngoại tệ mặt trong hệ thống ngân hàng, giữa các chi nhánh vô hình dung đã công nhận sự có mặt của một số đồng ngoại tệ trong lưu thông, tức là trong nước cùng lúc tồn tại nhiều đồng tiền.
Việc cho phép tồn tại và lưu hành trên lãnh thổ nhiều loại đồng tiền thực chất là giải pháp quá độ trong khi chưa thể xây dựng một nền tài chính mạnh đủ sức đứng vững với các biến động trên thị trường quốc tế.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng - giữa các ngân hàng trong nước với nhau; giữa các ngân hàng trong nước, với ngân hàng nước
ngoài - thì điều này sẽ không giúp cho các NHTM nói chung và chi nhánh nói riêng có môi trường thuận lợi để vươn tới trình độ cao, đồng thời chính phủ cũng
khó có thể thực hiện chức năng của mình là quản lý tốt nguồn ngoại tệ.
2.2.2.2. Thu hút từ nguồn kiều hối
STT 2012 trọng 2013 trọng 2014 trọng
Thế giới, trong đó có gần 400.000 trí thức, là những người được học hành, đào tạo bài bản ở những nước tiên tiến; khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở hơn 40 nước và lãnh thổ trên thế giới. Năm 2012, Việt Nam nhận 13 tỷ vốn FDI thực hiện trên thực tế, 10 tỷ kiều hối chuyển về thực tế, 7 tỷ ODA thực hiện thực tế. Nếu như năm 2011, lượng kiều hối về Việt Nam là 9 tỷ USD, năm 2012 là 10 tỷ USD và năm 2013 là 11 tỷ USD. Năm 2014 kiều hối của cả nước đạt 12 tỷ USD, chiếm khoảng 8% GDP cả nước năm 2014 con số này có thể đang được đánh giá thấp hơn lượng kiều hối thực đang chảy vào Việt Nam bởi nó chỉ dựa trên các kênh chính thức.
Qua đây cho ta thấy lượng kiều hối về Việt Nam là vô cùng lớn vì thế cuộc chạy đua thu hút kiều hối diễn ra rất quyết liệt giữa các Ngân hàng với nhau. Trên địa bàn Hải Phòng có mặt hầu hết các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM. BIDV Việt Nam là đại lý chính thức của Western Union với mạng thông tin trực tuyến cho phép truy cập tất cả các điểm chi trả của Western trên toàn quốc, thời gian nhận tiền nhanh, không có chênh lệch múi giờ, không qua các ngân hàng trung gian, thanh toán thẳng và chỉ thu phí một lần tại đầu chuyển đi, khách hàng nhận tiền không phải trả thêm một khoản phí nào khác. Việc chi trả kiều hối của BIDV Hải Phòng chủ yếu qua Western Union, kênh chuyển tiền quốc tế SWIFT. Vì vậy, chi nhánh có thể cung cấp các dịch vụ chuyển tiền thuận tiện, đáng tin cậy, nhanh chóng chỉ trong vòng vài phút, hỗ trợ hiệu quả cho người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài chuyển tiền về gia đình. Từ đó, chi nhánh vừa tạo được nguồn thu phí dịch vụ đồng thời khách hàng có khoản tiền nhãn rỗi sẽ gửi tiết kiệm tại Ngân hàng.
Năm 2013 mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên lượng kiều hối kiều bào gửi về Hải Phòng vẫn tăng, đạt xấp xỉ 200 triệu USD. Hiện kiều hối về qua các Ngân hàng chủ yếu đến từ các thị trường quan trọng như: Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Đức, Nga, Australia...
Bảng 2.5. Thị phần thu hút kiều hối của các Ngân hàng trên địa bàn Hải Phòng
3 Agribank HP 28,1 ì6,ì% 31,6 ì7,2% 33,5 ì4,9%
4 Vietinbank HP 31,6 ì8,ì% 36,2 ì8,ì% 37,1 ì6,5%
5 Ngân hàng khác 59,4 33,9% 68,4 32,8% 85,3 37,9%
hối của Hải Phòng là một nguồn vốn lớn, kinh doanh tốn ít chi phí và mang lại hiệu quả nhanh, ít rủi ro, khai thác đuợc nguồn ngoại tệ cho đất nuớc. Đây cũng là thị truờng lớn để chi nhánh vuơn ra hoạt động, khơi tăng nguồn vốn, vừa tăng khả năng tiếp thị và thanh toán, góp phần đa dạng hóa kinh doanh.
Ngân hàng đã có những chính sách để thu hút nguồn vốn này có hiệu quả nhất vì vậy Ngân hàng đã có những chính sách để quyền lợi khách hàng đảm bảo tối uu nhất. Cụ thể, nếu khách hàng có tài khoản là đô - la Mỹ (USD) và số tiền chuyển về bằng USD, khách hàng có thể nhận đuợc tiền bằng USD. Truờng hợp khách hàng mở tài khoản bằng VND, nhung nguời nhà chuyển tiền về Việt Nam bằng các loại tiền tệ khác nhu USD, EUR, JPY..., khách hàng sẽ nhận đuợc tiền bằng VND quy đổi tuơng đuơng với số ngoại tệ đuợc chuyển về (đã chuyển theo tỷ giá quy đổi ngoại tệ đuợc niêm yết công khai trong ngày tại nơi giao dịch). Truờng hợp khách hàng muốn nhận tiền bằng các loại ngoại tệ mạnh nhu USD, EUR... tại BIDV, khách
hàng nên mở tài khoản ngoại tệ tương ứng tại BIDV.
Tại chi nhánh, lượng kiều hối chuyển về chủ yếu là người Việt sang nước ngoài buôn bán, làm công nhân, hoặc lấy vợ/ chồng bên nước ngoài, gửi tiền về cho người thân trong gia đình để chi tiêu hoặc tiết kiệm. Chính vậy lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn Hải Phòng, khách hàng nhận được tiền bán lại và gửi lại cho Ngân hàng rất nhiều chiếm khoảng 60 - 65%. Vì vậy, Ngân hàng làm tốt dịch vụ này, trả tiền nhanh chóng, thuận tiện, uy tín, đảm bảo lợi ích của người nhận tiền, thì khả năng khai thác kiều hối tăng nguồn vốn ngoại tệ cho chi nhánh, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng là hoàn toàn có thể.
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA BIDV HẢI PHÒNG