3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hiện hành
Hoàn thiện hê thống văn bản pháp luật hiện hành tạo hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng nói chung và huy động ngoại tệ nói riêng. Mãi đến năm 1997 Luật Ngân hàng mới ra đời và bắt đầu đi vào cuộc sống song luật còn quá nhiều điểm chung chung khó thực hiện.
- Về mặt chính sách kết hối ngoại tệ
định số 46/2003/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ vào ngày 02 tháng 3
năm 2003 về tỷ lệ bắt buộc phải bán ngoại tệ đối với nguồn thu vãng lai của
người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và thông tư số 08/2003/TT-
NHNN ngày 21/05/2003 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành quyết
định số 46/2003/QĐ-TTg. Theo chính sách này còn nhiều điểm chưa
chặt chẽ
tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lách luật để tạo lợi ích cho mình khiến cho
việc kết hối của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như quy định
phải bán ngay 0% số ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai cho Ngân hàng.
Tuy nhiên tỷ lệ này là tương đối thấp gây ra tình trạng Ngân hàng không thu
hút được ngoại tệ từ nguồn này. Vì vậy, kiến nghị Ngân hàng nhà nước nên
quy định đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên, có nguồn
thu ngoại tệ lớn thì các doanh nghiệp sẽ thực hiện kết hối ngay toàn bộ hoặc
20 - 40% số ngoại tệ thu được tránh việc lợi dụng kẽ hở để lách luật của các
doanh nghiệp.
Về chính sách tỷ giá hối đoái, trong thời gian vừa qua Việt Nam chưa có quan điểm và cách thức thống nhất, khoa học để xác định giá trị của đồng VNĐ với các loại ngoại tệ mạnh khác.
Trong thời gian tới cần tiếp tục củng cố vị thế của đồng Việt Nam thông qua sự can thiệp linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, không để đồng Việt Nam bị mất giá lớn vì tuy có kích thích hoạt động xuất khẩu, tạo thêm chỗ làm việc trong nước nhưng tiềm tàng nguy cơ bùng nổ lạm phát cao. Mặt khác, cũng không nên để đồng Việt Nam lên giá quá cao tuy lạm phát có thể giảm xuống nhưng cán cân thương mại sẽ xấu đi, xuất khẩu giảm sút, nhập khẩu tăng lên, thúc đẩy chi phí sản xuất trong nước, hậu quả là thu hẹp công việc làm ăn và chứa đựng nguy cơ suy thoái kinh tế. Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái nói riêng và chính sách ngoại hối nói chung đều nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ quốc gia, nó là một trong những công cụ quản lý
vĩ mô rất quan trọng trong cạnh tranh thương mại, ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế, tới giá cả và các hoạt động kinh tế đối nội cũng như đối ngoại.
Và giải pháp tối ưu cho việc xác định giá trị đồng Việt Nam hay chính sách tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào thị trường và do thị trường quyết định. Ngân hàng Nhà nước cần phải nghiên cứu và đề xuất lộ trình để đồng VNĐ có thể chuyển đổi tự do và khi đó sẽ hạn chế được những rủi ro nêu trên.
3.3.2.2. Cụ thể hóa các văn bản pháp quy
Quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam còn nhiều điểm chưa rõ ràng, điều đó làm cho các thao tác nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ ở NHTM gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ, quy chế quản lý ngoại hối quy định các doanh nghiệp phải kết hối một tỷ lệ nhất định các loại ngoại tệ thu được từ hoạt động của mình, nhưng trên
thực tế chưa có cơ chế kiểm tra, đồng thời cũng chưa giải quyết thỏa đáng quyền
lợi của doanh nghiệp khi có nhu cầu mua lại ngoại tệ để phục vụ nhu cầu thanh toán của mình.
3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng
Thị trường hối đoái thực chất là thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng của Việt Nam hoạt động chưa có hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam mới có thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, hoạt động của thị trường liên Ngân hàng còn kém sôi động, nghiệp vụ thì đơn giản mới chỉ có mua bán giao ngay, thành viên tham gia thị trường còn hạn chế, chỉ có các NHTM và sở giao dịch Ngân hàng nhà nước. Chính phủ cần dần tiến tới tự do hơn trong giao dịch ngoại hối nhưng vẫn không làm mất sự giám sát của Nhà nước và cần cho phép thực hiện thêm nhiều nghiệp vụ mới nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường tạo sự kích thích tham gia thị trường ngoại hối của các tổ chức tài chính trong nước cũng như nước ngoài.
3.3.2.4. Hoàn thiện các chính sách tài chính cho loại hình doanh nghiệp Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách để các NHTM có thể tạo lập nguồn tài chính từ tích lũy nội bộ và các nguồn tài trợ quốc tế để phục vụ việc đẩy mạnh cải tiến công nghệ, kỹ thuật, dịch vụ nhằm hiện đại hóa công nghệ thanh toán của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, các NHTM được phép tạo lập quỹ lương và khen thưởng mới từ quỹ thu nhập để khuyến khích người lao động làm việc tốt, mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao.
3.3.3. Kiến nghị với BIDV Việt Nam
Là cơ quan quản lý trực tiếp Ngân hàng BIDV Hải Phòng, do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động thu hút nguồn vốn ngoại tệ, tôi xin có một số kiến nghị với BIDV Việt Nam như sau:
- Cần nghiên cứu triển khai thêm các phương thức huy động vốn ngoại tệ mới để áp dụng trên toàn hệ thống nhằm tăng nguồn vốn ngoại tệ và tăng khả năng cạnh tranh cho các chi nhánh.
- Cần phải tăng cường công tác dự báo dài hạn nhằm giúp các chi nhánh nắm bắt được xu hướng phát triển chung của thị trường trong và ngoài nước để có biện pháp, giải pháp nghiệp vụ phù hợp.
- Hoàn thiện và nâng cấp phòng Kinh doanh ngoại tệ, để nâng cao vị trí và uy tín của Ngân hàng trong lĩnh vực ngoại hối tại Việt Nam.
- Thành lập phòng nghiên cứu và phát triển thị trường vốn ngoại tệ trong nước và quốc tế.
- Tập trung đầu tư để phát triển các giao dịch như phát hành trái phiếu, đầu tư vốn, mua bán nợ, kinh doanh chứng khoán trên thị trường quốc tế, hoặc các giao dịch SWAP, OUTRIGHT, HEDGING hoặc tư vấn môi giới cho khách hàng,... để nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường quốc tế, đồng
thời đưa hình ảnh BIDV đến gần với người nước ngoài sống ở Việt Nam và Việt Kiều ở nước ngoài.
- Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo như đưa những tin tức, hình ảnh liên quan đến các hoạt động thu hút tiền gửi tiết kiệm, các đợt phát hành chứng từ có giá để làm sao cho người dân có được một số thông tin cần thiết nhằm kích thích và thu hút dân chúng quan tâm đến sản phẩm của BIDV.
- Cần tiến hành nhanh việc đầu tư vào trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại trên toàn bộ hệ thống Ngân hàng, tạo nên sự đồng bộ, thống nhất trong việc kết nối giữa các chi nhánh với nhau nhằm mục đích liên kết và chia sẻ thông tin.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên tại các chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
•
Từ thực trạng hoạt động huy động vốn ngoại tệ của BIDV chi nhánh Hải Phòng đã được nêu trong chương 2, ở chương 3 này đã đề cập đến những định hướng thu hút nguồn vốn nói chung và định hướng thu hút nguồn vốn ngoại tệ nói riêngđồng thời đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút nguồn vốn bằng ngoại tệ tại chi nhánh. Bên cạnh đó cũng đưa ra những kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ban ngành liên quan, kiến nghị với BIDV Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn ngoại tệ tại chi nhánh nói riêng và toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung.
KẾT LUẬN
•
Qua nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn ngoại tệ của BIDV Hải Phòng và khảo sát thực tiễn hoạt động huy động vốn ngoại tệ của Chi nhánh, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:
1. Luận văn phân tích và hệ thống đuợc những vấn đề lý luận về vốn ngoại tệ cho quá trình phát triển kinh tế; về huy động vốn ngoại tệ của một NHTM là một hoạt động tất yếu của các NHTM ở các nuớc nói chung và các nuớc đang phát triển nói riêng.
2. Mô tả, đánh giá thực trạng huy động vốn ngoại tệ của BIDV Hải Phòng trong giai đoạn 3 năm gần đây nhất. Có thể là hiệu quả của hoạt động này tại BIDV Hải Phòng là chua cao, thể hiện nhiều mặt trong đó chưa xác định được nhu cầu để đề ra chiến lược huy động; chất lượng huy động cũng chưa cao. Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Về chủ quan có nguyên nhân là do Chi nhánh chưa có chiến lược và giải pháp cụ thể. Về khách quan có những nguyên nhân do cơ chế, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của BIDV Việt Nam.
3. Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường huy động ngoại tệ của BIDV Hải Phòng. Đồng thời các kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan ban ngành cũng được đề xuất nhằm tạo điều kiện cho Chi nhánh thực hiện các giải pháp đưa hoạt động huy động vốn ngoại tệ của BIDV Hải Phòng nói riêng, các NHTM Việt Nam nói chung ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các Doanh nghiệp cũng như tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều - Chủ biên (2006), “Nghiệp vụ Ngân hàng“, Nhà xuất Bản Thống kê, Hà Nội
2. TS. Tô Kim Ngọc (2005), “Giáo trình tiền tệ Ngân hàng - Học viện Ngân hàng"”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
3. TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), “Giáo trình Tài chính Quốc tế“, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam, Vụ chiến luợc phát triển Ngân hàng (2005), “Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 “, NXB Phuơng Đông, Hà Nội
5. Báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh Hải Phòng năm 2012, 2013, 2014.
6. Báo cáo thuờng niên của BIDV Việt Nam năm 2012, 2013, 2014. 7. Nguyễn Đắc Hung (2007), "Xử lý nguồn vốn ngoại tệ đang chuyển mạnh vào Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ", Tạp chí Phát triển kinh tế, (Số 205 tháng 11/2007), tr.21-22
8. Việt Bảo (2006), "Vai trò của vàng và ngoại tệ trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, (Số 23), tr.23-24
9. Hoàng Xuân Quế (2008), "Nguồn kiều hối chuyển về nuớc tăng mạnh và xử lý trong điều hành chính sách tiền tệ", Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, (Số 1+2), tr15-16
10. Lý Thành Tiến (2005), "Cần có các chính sách khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ từ kiều hối", Tạp chí Thương Mại, (Số 45), tr.26-27
11. Hoàng Xuân (2006), "Diễn biến lãi suất và giải pháp kinh doanh của Ngân hàng thuơng mại", Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (Số 9+10), tr.18-19