3.3.1.1. Công nhân và luật hoá các quy định của các điều ước quốc tế mà
Việt Nam đã công nhận hoặc tham gia
Thực tế Việt Nam đã công nhận và tham gia rất nhiều các công ước hoặc điều ước quốc tế như UCP 600; công ước về luật hối phiếu... nhưng chưa ban hành hoặc ban hành một cách không đầy đủ các văn bản pháp quy liên quan nhằm luật hóa các điều ước đó để phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh huy vốn ngoại tệ của các NH.
3.3.1.2. Luật hóa những chính sách về tài chính, tiền tệ
Nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến tài chính và tiền tệ của chính phủ tuy đã được ban hành nhưng nhiều lúc mới chỉ dưới dạng các văn bản pháp quy chứ chưa phải là luật nên mức độ ràng buộc chưa cao. Để tăng cường kỷ luật tài chính, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thì cần luật hóa các văn bản liên quan đến các chính sách về tài chính tiền tệ, tạo cơ sở cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đi vào khuôn khổ.
Trước mắt cần tập trang để luật hóa chủ trương sử dụng chủ yếu nội tệ trong nước thông qua:
- Chính phủ ban hành các quy định nghiêm cấm hiện tượng niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ tiến tới chấm dứt sử dụng ngoại tệ thanh toán
trong nội bộ nền kinh tế. Biện pháp này được thực hiện cùng với việc Ngân hàng Nhà nước sớm nghiên cứu và hình thành thị trường hối đoái thích ứng xu thế hội nhập và phát triển của Ngân hàng Việt Nam.
- Tiến hành khoanh hẹp và tiến tới không cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ để kiểm soát tốt những nghiệp vụ Ngân hàng mang tính đầu cơ tiền tệ.
- Nhà nước tạo thêm nhiều phương tiện chuyển tải giá trị làm phương tiện lưu thông, thanh toán để giảm áp lực nhu cầu tiền mặt trong lưu thông.
3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, thuế và hải quan
Các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan của Việt Nam chưa ổn định, thay đổi đột xuất đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động ngoại tệ. Do vậy cần ổn định chính sách xuất nhập khẩu thông qua các cơ chế điều hành xuất nhập khẩu, thuế và hải quan. Trước mắt:
Giao Bộ Công Thương hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt nhập khẩu để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngoại thương vừa vững vàng về lý luận chính trị đồng thời phải hiểu biết sâu về nghiệp vụ ngoại thương và kiến thức về thị trường quốc tế.
- Trong điều hành và quản lý vĩ mô khi cần thiết phải áp dụng các công cụ thì cần phải tính đến yếu tố ổn định và hiệu quả nhất là khi áp dụng biện pháp nâng/hạ lãi suất; biện pháp thay đổi tỷ giá hối đoái.
Thông qua chính sách phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm tăng thu ngoại hối và hạn chế nhập khẩu hàng hóa, góp phần điều chỉnh sự thiếu hụt của cán cân thanh toán.
Cần áp dụng linh hoạt các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ. Khi cán cân thanh toán bị thiếu hụt làm cho khả năng cung ngoại hối của một nước giảm xuống. Để tăng lượng cung ngoại hối, Nhà nước thường dùng
những biện pháp vay nợ, tăng lãi suất chiết khấu, thu hồi vốn đầu tu ở nuớc ngoài về.
Mở rộng tín dụng thuơng mại, nhằm thu hút nhiều nhất vốn tu bản bên ngoài chảy vào thông qua thuơng mại hàng hóa. Nới lỏng chính sách đầu tu trực tiếp nuớc ngoài nhằm thu hút vốn ngoại tệ chảy vào để cải thiện tình trạng cán cân thanh toán.
Ngày nay, thuơng mại quốc tế phát triển mạnh nhu vũ bão cùng với sự ra đời của công nghệ thông tin, khái niệm về thông thuơng quốc tế trở nên thông dụng, đặc biệt giữa các nuớc phát triển. Buôn bán quốc tế đã trở nên hết sức quan trọng đối với các quốc gia, đối với một số nuớc nó thậm chí lấn át cả thị truờng trong nuớc.
Kinh tế quốc tế mở rộng, dẫn đến sự phát triển của hoạt động huy động và sử dụng vốn ngoại tệ là một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu của thuơng mại quốc tế nhu thanh toán xuất nhập khẩu, các giao dịch trên thị truờng vốn.
Khi xây dựng chính sách thuơng mại, các biện pháp sẽ đuợc thể hiện cụ thể tới tận từng ngành và phải năng động đủ để thực thi các chính sách phát triển ngành, xuất phát từ lợi thế so sánh hiện có, cũng nhu biến đối trong tuơng lai.