Tình hình và kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu 0501 Giải pháp thu hút ngoại tệ của NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 47 - 61)

2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh.

Đây là giai đoạn mà kinh tế Thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta mà hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng ko ngoại lệ. Tuy nhiên, với sự điều hành hoạt động từ Ngân hàng cấp trên và bản thân chi nhánh cũng cố gắng nỗ lực kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất, chọn lựa chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho chi nhánh của mình vì thế mà lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng qua các năm.

Biểu đồ 2.1. Lợi nhuận trước thuế BIDVHải Phòng

Đơn vị: Tỷ

__________________________________________________ị___V-

đồng

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp khó khăn, toàn hệ thống BIDV đã nỗ lực, nắm chắc thời cơ, vượt lên thách thức để tiếp tục hoạt động an toàn và tăng trưởng ổn định. Trong sự khởi sắc chung đó, với vị trí là một trong những chi nhánh hàng đầu của toàn hệ thống, BIDV

TT 2012 2013 năm 2014

Hải Phòng đã hoàn thành toàn diện, vượt trội các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Năm 2012, được coi là không mấy khả quan cho nền kinh tế: sự suy giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua, tỷ lệ nợ xấu ngành bất động sản,... song lợi nhuận của Ngân hàng vẫn tăng nhưng với tốc độ khá khiêm tốn chỉ có 2% so với năm 2011 đạt mức 121 tỷ. Nhưng sang năm 2013, lợi nhuận của chi nhánh với con số rất khả quan lên đến 151 tỷ, tăng mức 25% so với năm 2012. Năm 2014, cũng là một năm khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh là 18,5% (tương đương tăng 28 tỷ đồng). Qua đây, cho ta thấy chính sách kinh doanh của Ngân hàng đề ra đã đạt được hiệu quả, phát huy tác dụng tuy nhiên trong điều kiện hiện nay nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động khó lường, vì vậy chi nhánh không nên lơ là và phải có những chính sách phù hợp hơn nữa để lợi nhuận tăng trưởng ổn định và bền vững.

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn

Vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Nguồn vốn giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, đánh giá được độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, tạo kênh cung cấp vốn cho phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, công tác huy động vốn là một yếu tố quan trọng trong của hoạt động ngân hàng. Trong những năm gần đây, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các TCTD trong nước gây ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng. Về phía mình, BIDV Hải Phòng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác này. Cơ cấu huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm gần đây từ 2012 đến 2014 được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại BIDV Hải Phòng

IT Huy động vốn từ dân cư 4.808 6.787 7.297 Tỷ trọng (%) 52,3% 58,6% 56,7% ~L2. Huy động vốn từ TCKT 4.063 4.216 4.839 Tỷ trọng (%) 44,2% 36,4% 37,6% ĨJ Huy động vốn từ nguồn khác 323 580 735 Tỷ trọng (%) 3,5% 5% 5,7% 2 Theo kỳ hạn IJ Ngắn hạn 6.059 7.691 8.649 Tỷ trọng (%) 65,9% 66,4% 67,2% ^2Λ. Trung dài hạn 3.135 3.892 4.222 Tỷ trọng (%) 34,1% 33,6% 32,8%

7. Theo loại tiền

VNĐ 7.952 10.123 11.030

Tỷ trọng (%) 86,5% 87,4% 85,7%

^3J. Ngoại tệ quy đối 1.245 1.460 1.841

phần huy động vốn; mức tăng trưởng hàng năm; hệ số đòn bẩy huy động vốn (hệ số đòn bẩy tài chính)

2013

1 Vốn tự có (tỷ đồng)- Thị phần huy động vốn:735 Hiện nay thị phần huy động vốn toàn hệ823 891 thống BIDV tương đối lớn chiếm 11,6% lượng huy động vốn toàn ngành Ngân hàng. Chi nhánh Hải Phòng là một trong những chi nhánh lớn, thị phần của chi nhánh chiếm khoảng 3% của toàn hệ thống. Ưu thế này là do Chi nhánh là một Ngân hàng có uy tín và hoạt động lâu năm tại địa bàn, được công chúng tin tưởng. Bên cạnh đó, thị phần huy động vốn của các NHTM cổ phần nói chung và chi nhánh nói riêngngày càng tăng nguyên nhân hàng đầu là lãi suất và chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn, hoạt động quảng bá thương hiệu được triển khai hiệu quả.

- Thực trạng mức tăng huy động vốn: vốn huy động 2014 đạt trên 12.871tỷ VND, tăng 11,1% so với năm 2013 và 39,9% so với năm 2012. Năm 2013 vốn huy động đạt 11.583 tăng 2.389 tỷ tức 25,9% so với năm 2012. Qua những con số tuyệt đối này, cho ta thấy vốn huy động đều tăng hằng năm với tỷ lệ tương đối cao.

- Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính là tỷ lệ so sánh giữa tổng tài sản nợ với vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động tài chính của Ngân hàng càng an toàn, nếu chỉ tiêu này ở ngưỡng khoảng 15 - 20 lần chứng tỏ Ngân hàng đang hoạt động trong vùng an toàn với hệ số đòn bẩy hợp lý.

BIDV Hải Phòng hoạt động dựa trên nguồn vốn huy động là chính (14,4 lần) (Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có hệ số đòn bẩy huy động vốn dưới l0 lần), trong khi khả năng tăng vốn tự có còn gặp khó khăn, nên tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt trong trường hợp dân cư rút tiền ồ ạt. Tuy nhiên, hệ số này tăng lên theo các năm, chứng tỏ chi nhánh hoạt động ngày càng an toàn và hợp lý hơn.

Hệ số đòn bẩy huy động vốn của chi nhánh từ 2012 đến 2014 thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Hệ số đòn bẩy tài chính

Trong cơ cấu vốn huy động thì vay từ tổ chức kinh tế và cá nhân là nguồn huy động chính, chiếm trên 90% tổng nguồn vốn huy động.

Nguyên nhân:

- Cơ cấu lãi suất khá hợp lý và sức cạnh tranh với các Ngân hàng bạn, kỳ hạn gửi đa dạng nhu: tuần, tháng, quý, trên 12 tháng..., phù hợp với nhu cầu gửi vốn của nguời dân. Hơn nữa hệ thống BIDV đã có nhiều chuơng trình khuyến mại, bốc thăm trúng thuởng hấp dẫn nguời gửi tiết kiệm.

- Chi nhánh là một ngân hàng có uy tín và hoạt động lâu năm tại địa bàn, vì thế chi nhánh đã thiết lập đuợc mối quan hệ của ngân hàng và các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đến với ngân hàng không chỉ với hoạt động tín dụng mà còn có các dịch vụ khác nhu huy động vốn, thanh toán quốc tế,.

b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Phân loại nguồn vốn theo kỳ hạn bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung dài hạn. Trong đó tập trung chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn ngắn hạn trong giai đoạn này có xu huớng tăng tuy nhiên mức độ biến động không nhiều. Nguồn vốn trung dài hạn có xu huớng giảm dần trong giai đoạn 2012 - 2014.

Những năm vừa qua Việt Nam chịu không ít ảnh huởng từ các biến động của kinh tế thế giới, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới 2007 - 2009 cộng thêm những khó khăn nội tại của nền kinh tế dẫn đến tâm lý bất an của nguời gửi tiền, chỉ gửi tiền ở những kỳ hạn ngắn. Ngoài ra sự bất ổn của nền kinh tế khiến cho hoạt động kinh doanh và đầu tu luôn ở thế “phòng thủ”. Tiền gửi ngân hàng chỉ là một trong những kênh đầu tu trong tổng danh mục đầu tu của khách hàng, nếu các kênh khác nhu vàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán có tín hiệu tốt hơn thì nguời gửi dễ dàng rút vốn ra khỏi Ngân hàng mà không sợ bị thiệt về lãi do kỳ hạn ngắn. Cùng với đó thì chênh lệch lãi suất giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài là không nhiều chua đủ sức hấp dẫn, thuyết phục khách hàng nên các khoản tiền gửi, cho vay ngắn hạn càng đuợc nhiều nguời lựa chọn. Chính vì lí do đó, nguồn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng có xu huớng tăng.

c. Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

Trong cả ba năm, chi nhánh đều duy trì mức tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ trên 10% và có xu huớng tăng q ua các năm. Với việc duy trì mức tăng tỷ trọng bằng ngoại tệ nhu trên, chi nhánh có thể đảm bảo nguồn vốn cho vay bằng đồng ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp.

Nhìn chung công tác huy động vốn đã đuợc BIDV Hải Phòng làm tốt do đuợc sự chỉ đạo sát sao và hợp lý Ngân hàng mẹ, bản thân chi nhánh đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn trên thị truờng, cải thiện quản trị thanh khoản, phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới (lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thuởng...). Nhìn chung công tác huy động vốn đã đuợc chi nhánh triển khai tốt và có những kết quả đạt đuợc đáng kể. Tuy nhiên, so với sự nhanh nhẹn, linh hoạt thì vẫn có phần kém hơn một số Ngân hàng các NHTM cổ phần lâu đời chẳng hạn chi nhánh chua huy động

TT Chỉ tiêu TH 2012 TH 2013 TH 2014 ________Tổng dư nợ________ 7.369 8.478 10.605 1. Theo mục đích_________________________________ 1.1. DN quốc doanh_______ 2.159 2.238 2.142 Tỷ trọng (%) _________ 29,3% 26,4% 20,2%

1.2. DN ngoài quốc doanh 3.743 4.959 6.554

tiền gửi tiết kiệm vàng mà một số NHTM cổ phần đã làm rất tốt như: ACB, Sacombank, Eximbank... chi nhánh đã không huy động được khoản vốn nhàn rỗi trong dân cư bởi vì vàng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, vàng luôn được xem là một đồng tiền đặc biệt, giữ vai trò vật ngang giá chung ổn định, bền vững và lâu đời nhất.

2.1.2.3. Hoạt động tín dụng

Nền kinh tế có nhiều dấu hiệu khởi sắc trở lại, thể hiện rõ nhất qua con số tăng trưởng tín dụng trong những tháng đầu năm qua. Các ngân hàng cũng đang tận dụng thời cơ này để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Bản thân BIDV Hải Phòng cũng đang đẩy mạnh dòng vốn để tạo điều kiện sản xuất kinh doanh, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung. Chi nhánh cũng nêu quan điểm rằng, chính sách tín dụng hiện nay và thời gian tới sẽ tập trung cho hướng bán lẻ, giảm bớt các khoản cho vay lớn đối với các doanh nghiệp lớn. Do đó, trong thời gian tới , chi nhánh tiếp tục tăng cường quảng bá sản phẩm tín dụng, thực hiện nhiều giải pháp tiếp cận khách hàng, nhất là đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng.

Tình hình tín dụng qua các năm của chi nhánh có dấu hiệu tăng trưởng trong khoảng từ 15-25%/năm. Đạt kết quả này trước hết nhờ các chi nhánh tích cực, chủ động phối hợp với khách hàng rà soát, tháo gỡ vướng mắc để cung ứng vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Bằng nhiều hình thức hỗ trợ như cho vay mới với lãi suất ưu đãi, giảm lãi suất các khoản vay cũ, nâng hạn mức tín dụng, cơ cấu lại các khoản nợ cũ..., chi nhánh ngân hàng giúp nhiều doanh nghiệp ổn định, phục hồi sản xuất. Cơ cấu tín dụng của chi nhánh trong 3 năm gần đây từ 2012 đến 2014 được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tình hình tín dụng tại BIDV Hải Phòng

Tỷ trọng (%)_________ 19,9% 15,1% 18% 2. Theo kỳ hạn___________________________________ 2.1. Ngắn hạn____________ 4.119 4.773 6.108 Tỷ trọng (%)_________ 55,9% 56,3% 57,6% 2.2. Trung dài hạn________ 3.250 3.705 4.497 Tỷ trọng (%)_________ 44,1% 43,7% 42,4%

3. Theo tài sản đảm bảo____________________________

3.1. Cho vay có TSĐB 6.263 7.036 9.014

Tỷ trọng_____________ 85% 83% 85%

4. Theo loại tiền_______9______________________________________

4.1. VNĐ________________ 5.688,9 6.663,7 8.144,6

Tỷ trọng_____________ 77,2% 78,6% 76,8%

4.2. Ngoại tệ quy đối_______ 1.680,1 1.814,3 2.460,

Năm 2012 dư nợ tín dụng là 7.369 tỷ, năm 2013 con số này là 8.478 tỷ tăng 1.109 tỷ tương đương 15% so với năm 2012. Năm 2014 con số này tăng mạnh, tổng dư nợ là 10.605 tỷ tăng là 25,1% so với năm 2013 và tăng 43,9% so với năm 2012. Qua các năm số dư nợ tín dụng chịu ảnh hưởng nhiều từ tình hình kinh tế xã hội nói chung.

a. Phân tích cơ cấu tín dụng theo đối tượng vay

Phân theo đối tượng cho vay bao gồm cho vay doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và cho vay cá nhân. Trong đó, cho vay doanh

nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn 80%. Tỷ lệ cho vay cá nhân có chiều hướng biến động nhưng với mức độ ko nhiều.

Nguyên nhân.

Trong giai đoạn này nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, các doanh nghiệp hy vọng một tương lai sáng sủa hơn, họ đặt niềm tin vào các dự án đầu tư của mình, do đó, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp chiếm rất lớn trong tổng dư nợ. Ngoài ra, việc chi nhánh tập trung cho vay doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh là các khoản vay có giá trị lớn, lợi nhuận thu được từ các khoản vay này cao. Trong tình hình nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường sử dụng nguồn vốn cũng như các khoản đi vay hiệu quả hơn, vì thế mà tỷ lệ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tương đối lớn.

b. Phân tích cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay

Dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2012, dư nợ ngắn hạn là 4.119 tỷ đồng, chiếm 55,9% tổng dư nợ. Năm 2013 dư nợ ngắn hạn là 4.773 tỷ đồng, chiếm 56,3%. Năm 2014 con số này là 6.108 tỷ, chiếm 57,6%.

Dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiều hướng giảm qua các năm tuy nhiên thì mức thay đổi này là không quá nhiều. Tỷ lệ này ở các năm lần lượt là 44,1%, 43,7%, 42,4%.

Nguyên nhân:

Trái ngược với cơ cấu kỳ hạn tiền gửi huy động, cơ cấu kỳ hạn cho vay của Ngân hàng không bị mất cân đối dồn trọng tâm hẳn về một phía. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn nhìn chung dao động từ 40% - 45% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân xuất phát từ sức cầu về nguồn vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam rất cao do hình thành và hoạt động trong một đất nước đang phát triển. Thêm vào đó, thị trường vốn vẫn

còn sơ khai nên khối NHTM Nhà nước (kể cả cổ phần) phải hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp vốn cho vay trung, dài hạn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, dẫn đến dư nợ cho vay trung, dài hạn tại các Ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng duy trì một tỷ lệ khá cao qua các năm. Tuy nhiên từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ này có xu hướng giảm phù hợp với tình trạng ảnh hưởng của dư địa khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới 2007 - 2009, vì thế doanh nghiệp Việt Nam ít có sự mạnh dạn đối với những dự án dài hơi bởi lo ngại những biến động của nền kinh tế và thường kinh doanh theo kiểu cuốn chiếu chứ ngại mạo hiểm, thiếu niềm tin vào sức cầu của thị trường. Bên cạnh đó, khi xử lý nợ xấu đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng, ngân hàng ngày càng thận trọng hơn trong khâu thẩm định cho vay, không còn chạy đua ồ ạt như các giai đoạn trước. Cho vay ngắn hạn tuy thu được mức lợi nhuận thấp hơn cho vay trung dài hạn (mức lãi

Một phần của tài liệu 0501 Giải pháp thu hút ngoại tệ của NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w