Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh tiền giang (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người

Tăng trưởng kinh tế góp phần cho việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, các chủ doanh nghiệp sẳn sàng tham gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn đóng BHXH, chiếm dụng tiền BHXH như thực hiện trích trừ tiền BHXH của người lao động nhưng không nộp vào quỹ BHXH.

Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một khoảng thời gian dài tạo điều kiện người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống của người lao động được nâng lên. Do đó, người lao động đóng góp một phần thu nhập của mình vào quỹ BHXH, nhằm hỗ trợ cho người lao động khi hưu trí, mất sức lao động, tại nạn lao động, bềnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản,... Tất cả các yếu tố trên góp phần tác động tích cực làm tăng nguồn thu BHXHBB.

1.3.5. Nhận thức, ý thức, thói quen của người lao động và người sử dụng lao động

Dù là người lao động hay là người sử dụng lao động thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, thường họ luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho gia đình và doanh nghiệp), nhưng lại

muốn được hưởng BHXH tốt nhất. Vì thế, người tham gia BHXHBB mới tìm cách trì hoãn việc đóng BHXHBB hoặc giảm mức đóng góp BHXH (khai lương thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH)...Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH.

Một số chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trước mắt mà thiếu quan tâm đến đời sống và quyền lợi BHXH của người lao động nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho người lao động hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó khi có thanh tra, kiểm tra, ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng với người lao động để không phải đóng BHXHBB nhằm lách luật về BHXH. Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXHBB của người lao động và người sử dụng lao động thì cần có vai trò của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể.

1.4. Kinh nghiệm ở địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm cho BHXH tỉnh Tiền Giang về quản lý thu BHXH BHXH tỉnh Tiền Giang về quản lý thu BHXH

1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước

- Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Đồng Tháp, qua khảo sát tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2016 và 2017. Tổng số cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng lao động phải đóng BHXH theo luật định, thực tế quản lý được năm 2016 là 1.972 đơn vị, năm 2017 là 2.101 đơn vị. Tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo Luật BHXH của hai năm là 129.410 người; tổng số thu BHXH thực tế đã thu 4.468.763.590.000 đồng, nợ đọng BHXH của 84 đơn vị tính đến hết năm 2017 là 8.432.880.000 đồng, trong đó nợ khó thu hồi do đơn vị không có khả năng trả nợ là 4.940.330.000 đồng.

Để giải quyết vấn đề này, BHXH tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả, đó là: hằng năm chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh như Báo địa phương, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh đều có chuyên trang, chuyên mục giải đáp chế độ, chính sách BHXH, kể cả các Đài Truyền thanh địa

phương. Trên một số trục đường lớn, khu công nghiệp đều có pa nô, áp phích; in các tài liệu phát tay, các văn bản hướng dẫn gửi các doanh nghiệp; UBND các huyện, thị, thành phố triển khai kịp thời Luật BHXH, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; việc trích nộp BHXH từ khi có Luật BHXH đã có chuyển biến tích cực, do có quy định việc tính lãi chậm nộp, nên các đơn vị chấp hành trích nộp theo quy định; Luật BHXH đã quy định các chế độ phù hợp và bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt được chính xác số doanh nghiệp và lao động để có biện pháp tích cực vận động; đồng thời phối hợp với sở LĐTB&XH và LĐLĐ tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm; những đơn vị cố tình vi phạm thì lập Biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp.

Đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp xử lý những đơn vị còn nợ đọng BHXH. Đồng thời, ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, nhất là cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động và người lao động, nhờ đó mà việc đăng ký tham gia BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được chấn chỉnh và tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản được giải quyết.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho BHXH tỉnh Tiền Giang

Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu BHXH. Thực hiện nhiệm vụ được giao một cách khoa học, sáng tạo, không rập khuôn máy móc.

Phối hợp đồng bộ với các cơ quan ban ngành trong tỉnh, nhất là các đơn vị có ký kết quy chế phối hợp, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý thu BHXH mà trọng tâm là khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH.

Làm tốt công tác dự báo tình hình tại địa phương để có những căn cứ khoa ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

học, số liệu sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững

chắc, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời thường xuyên có sự

điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, không bỏ sót nguồn thu.

Chủ động các biện pháp khai thác và thu hồi nợ đọng, đặc biệt coi trọng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.

Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, quan tâm việc lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra tòa án một số trường hợp để răn đe, giáo dục chung.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH TIỀN GIANG

2.1. GIỚI THIỆU VỀ BHXH TỈNH TIỀN GIANG 2.1.1. Lịch sử hình thành 2.1.1. Lịch sử hình thành

BHXH tỉnh Tiền Giang được thành lập theo Quyết định số 62/QĐTCCB ngày 22/07/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, có trụ sở làm việc đặt tại số 152H, đường Lý Thường Kiệt, phường 6, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Cơ cấu hệ thống tổ chức BHXH tỉnh Tiền Giang bao gồm: 11 Phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh Tiền Giang và 11 BHXH các huyện, thị xã, thành phố.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 2.1.2.1. Chức năng 2.1.2.1. Chức năng

BHXH tỉnh Tiền Giang là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện công tác thu, chi, giải quyết các chế độ chính sách về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.

BHXH tỉnh Tiền Giang chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang .

BHXH tỉnh Tiền Giang có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1/ Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ BHXH ; cấp các loại sổ BHXH, thẻ BHYT;

2/ Tổ chức thực thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện;

3/ Tổ chức quản lý, phát triển và lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia BHXH; 4/ Tổ chức hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ người có thẻ BHYT theo quy định;

5/ Tổ chức thực hiện công tác giám định chi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT;

6/ Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng đúng quy định; 7/ Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí; chế độ kế toán, thống kê theo quy định của nhà nước, của BHXH Việt Nam và hướng dẫn BHXH cấp huyện thực hiện; 8/ Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về các chế độ BHXH;

9/ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền; 10/ Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ BHXH trên địa bàn tỉnh; 11/ Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ BHXH; 12/ Tổ chức ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH tỉnh;

13/ Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH tỉnh theo phân cấp của BHXH Việt Nam;

14/ Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH Việt Nam và UBND tỉnh Tiền Giang theo quy định.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH TIỀN GIANG TỈNH TIỀN GIANG

2.2.1. Đối tượng tham gia BHXHBB

Nhận thức tầm quan trọng của đối mới chính sách BHXH đối với mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế, để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước được đúng và đầy đủ, BHXH tỉnh Tiền Giang đã tiếp thu đầy đủ, triển khai kịp thời việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.

Theo số liệu báo cáo của ngành BHXH tỉnh Tiền Giang, tính tới thời điểm 31/12/2013 toàn tỉnh có 2.959 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh thanh gia BHXHBB với 173.920 người. Trong đó có 1.130 đơn vị Hành chính sự

nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể với 35.562 người; 41 doanh nghiệp Nhà nước với 4.471 người; 73 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 79.261 người; 1.111 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 46.030 người; 105 doanh nghiệp ngoài công lập với 657 người; 60 hợp tác xã với 849 người; 93 hội nghề nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác với 300 người và 346 xã, phường, thị trấn với 6.790 người. Trong 5 năm, qua mặc dù số lượng đơn vị sử dụng lao động, người tham gia có tăng nhưng số người tham gia cũng chỉ dừng lại ở con số 75% số người thực tế bắt buộc phải tham gia BHXHBB nghĩa là gần 44.000 người chưa được tham gia BHXHBB.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH của tỉnh Tiền Giang. Trước thực trạng này ngành BHXH tỉnh Tiền Giang đang tìm nhiều biện pháp để mở rộng đối tượng tham gia BHXHBB theo phương châm ” lấy số đông bù số ít” nhằm giảm nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó ngành BHXH tỉnh Tiền Giang còn phát huy sức mạnh của Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để mở rộng đối tượng tham gia BHXHBB và thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Trong những năm qua, BHXH tỉnh Tiền Giang đã thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính thông qua quy trình một cửa liên thông, tăng cường giao dịch điện tử, phối hợp với Bưu điện giao nhận hồ sơ tại đơn vị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp khi lập hồ sơ giải quyết các chế độ bảo hiểm cũng như đối chiếu quỹ lương, số thu, nộp hàng tháng, quý, năm. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang thành lập đoàn liên ngành gồm: Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an, Thuế, để đôn đốc, vận động doanh nghiệp tham gia đóng BHXH theo đúng luật định. Đoàn liên ngành đến làm việc qua đó, tuyên truyền nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện pháp luật lao động về BHXH, BHYT, đồng thời phát các tờ rơi về mức thu và chế độ chính sách BHXH hiện hành, biểu mẫu hướng dẫn đăng ký tham gia.

Để phát triển đối tượng tham gia BHXHBB cần có những sửa đổi, bổ sung ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

về chính sách cho phù hợp với thực tiễn như linh hoạt trong phương thức đóng, hưởng BHXH để thu hút người tham gia. Ngành BHXH tỉnh Tiền Giang đang cùng các ngành tích cực triển khai rà soát dân số, độ tuổi lao động, số doanh nghiệp thực hoạt động trên địa bàn, làm cơ sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang giao chỉ tiêu phát triển đối tượng cho từng huyện trong từng giai đoạn, thực hiện lộ trình BHXH cho mọi người lao động và bảo hiểm y tế toàn dân.

BHXH tỉnh Tiền Giang đã tăng cường là soát tuyên truyền vận động để tăng thêm đối tượng tham gia đóng BHXH đối với những đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH nhưng chưa tham gia.

Thông qua việc tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách chế độ BHXH qua các phương tiện thông tin đại chúng người lao động đã ý thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXHBB.

Bên cạnh đó công chức viên chức của ngành BHXH còn trực tiếp xuống các đơn vị sử dụng lao động tuyên truyền vận động chủ sử dụng lao động, người lao động phải hiểu biết và nhận thức đúng về quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc tham gia BHXHBB. Đồng thời thông qua các biện pháp tuyên truyền vận động ngành BHXH tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với các ngành liên quan trong việc thực hiện công tác BHXH nên đã xây dựng nên một uy tín nhất định khiến người lao động tin tưởng hơn vào chính sách BHXH để từ đó tham gia vào BHXH.

Qua 5 năm ngành BHXH tỉnh Tiền Giang ngày càng thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXHBB. Để đạt được điều đó phải kể đến nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ viên chức của ngành trong công tác quản lý cũng như giải quyết chế độ cho người tham gia BHXHBB, đã tạo được lòng tin tuyệt đối của người lao động về BHXH làm cho người lao động cảm thấy được an ủi, yên tâm hơn trong hoạt động lao động sản xuất.

Trong những năm qua, mặc dù có những thay đổi về cơ cấu lao động và sự phát triển đáng kể doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế, song chất lượng, hiệu quả hoạt động còn kém, số lượng doanh nghiệp so với dân số chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương, cũng là những nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh tiền giang (Trang 46)