5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Trao thẩm quyền thực thi chính sách BHXHBB
Trao thêm quyền thanh tra và xử phạt các trường hợp vi phạm pháp luật về đóng, hưởng BHXH cho cơ quan BHXH. Đồng thời, trao thêm quyền phát mãi tài sản khi doanh nghiệp phá sản hoặc bỏ trốn....cho cơ quan BHXH để nhanh chóng xử lý các chế độ bảo hiểm cho người lao động và đề xuất tăng mức lãi suất chậm đóng gấp 2 lần lãi suất liên ngân hàng. Trao quyền thanh tra cho tổ chức BHXH và tăng cường chế tài. Tổ chức BHXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà vì quyền lợi của người lao động. BHXH thực hiện các dịch vụ công đặc biệt, thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Như vậy, việc trao thẩm quyền thanh tra cho cơ quan BHXH là hoàn toàn hợp lý.
Trong những năm qua, ngành BHXH tỉnh Tiền Giang đã triển khai nhiều biện pháp thu BHXHBB, số thu BHXHBB năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, trích tiền BHXH của người lao động không đóng cho cơ quan BHXH.... của các đơn vị sử dung lao động vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu quỹ BHXHBB và người lao động có nguy cơ không được thụ hưởng các chế độ an sinh xã hội, nhất là chế độ hưu trí.
Tình trạng này là do chế tài và việc xử phạt các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH còn chưa nghiêm. Hiện nay, những quy định về việc thanh tra, xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH còn nhiều bất cập, mức xử phạt thấp. Thẩm quyền xử phạt các vi phạm pháp luật về BHXH hiện được giao cho cơ quan thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện, nhưng do lực lượng thanh tra mỏng, nhiệm vụ nhiều nên việc thanh tra, xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực BHXH không nhiều và chưa thường xuyên. Hằng năm, các ngành đều đã chủ động hoặc phối hợp với ngành BHXH để thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH. Tuy nhiên, số doanh nghiệp được tiến hành thanh tra rất ít, chiếm khoảng 0,5% số doanh nghiệp đang tham gia BHXH. Hiện, ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang có khoảng 34 cán bộ làm công tác kiểm tra, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình thu, nộp BHXH, BHYT đối với các đơn vị sử dụng lao động
nhưng lại không có thẩm quyền xử phạt và chế tài để buộc đối tượng vi phạm Luật BHXH chấp hành, mà chỉ được quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử phạt, dẫn đến tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật BHXH ngày càng tăng và xảy ra ở tất cả các địa phương, kéo dài nhiều năm mà chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả..
Trước thực tế tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH như hiện nay, ngành BHXH tỉnh Tiền Giang kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc trao quyền thanh tra, xử phạt cho ngành BHXH.Việc trao quyền này sẽ giúp ngành BHXH tỉnh Tiền Giang phối hợp tốt hơn với thanh tra lao động, thanh tra tài chính trong việc thanh, kiểm tra các doanh nghiệp nợ đọng BHXH; phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về lĩnh vực BHXH... Ðồng thời, trong giải pháp tổng thể, cũng cần bổ sung tội danh trốn đóng BHXH và tội chiếm dụng tiền đóng BHXH của người sử dụng lao động vào Bộ luật Hình sự nhằm ngăn ngừa tình trạng trốn đóng BHXH; chiếm dụng tiền đóng BHXH của người sử dụng lao động đang có xu hướng ngày càng gia tăng.