Tăng cường các biện pháp để phát triển nguồn thu BHXHBB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh tiền giang (Trang 94 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Tăng cường các biện pháp để phát triển nguồn thu BHXHBB

BHXH tỉnh phối hợp với Cục Thuế tỉnh Tiền Giang để cập nhật danh sách các doanh nghiệp có đăng ký thuế, còn hoạt động chuyển về BHXH các huyện, thị, thành phố để phối hợp với UBND phường, xã thực hiện rà soát phát triển doanh nghiệp mới tham gia BHXHBB. Bên cạnh đó tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ thu nợ BHXH liên ngành.

Phát triển nguồn thu BHXHBB là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH tỉnh Tiền Giang. Trong những năm qua mặc dù BHXH tỉnh Tiền Giang đã triển khai nhiều biện pháp để phát triển nguồn thu BHXHBB đối với các đơn vị, nhưng tình trạng nợ đóng, chậm đóng tại các đơn vị sử dụng lao động vẫn diễn ra phổ biến. Việc người sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng BHXHBB làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu BHXHBB và người lao động có nguy cơ không được thụ hưởng các chế độ an sinh xã hội, nhất là chế độ bảo hiểm hưu trí. Ðặc biệt,

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trước thực trạng đó, để phát triển nguồn thu BHXHBB, ngành BHXH tỉnh Tiền Giang chủ động cùng sở Kế hoạch & Đầu tư; Sở Lao động Thương binh & Xã hội; Chi cục thuế tỉnh; Ban Quan lý khu công nghiệp và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động liên tịch:

- Đối với Sở Kế hoạch & Đầu tư và Ban Quản lý khu công nghiệp: hàng quý phối hợp, thực hiện trao đổi thông tin nắm chắc tình hình biến động của các doanh nghiệp để cơ quan BHXH quản lý đăng ký tham gia BHXHBB.

- Đối với Cục thuế tỉnh Tiền Giang, hàng quý phối hợp xác định số lao động thuộc diện tham gia BHXHBB và quỹ lương phải nộp BHXHBB. Đồng thời xác định quỹ lương mà các đơn vị sử dụng lao động đưa vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp mà Cục thuế quyết toán thuế hàng năm.

- Đối với sở Lao động Thương binh & Xã hội: tập trung công tác khảo sát thực hiện chính sách lao động, BHXH nhằm đảm bảo xác định nguồn thu BHXHBB và tình hình thực hiện chính sách lao động và BHXH trong các đơn vị ngoài quốc doanh. Định kỳ hằng tháng, quý cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố thông báo tình hình thực hiện chính sách BHXH, danh sách các đơn vị vi phạm quy định BHXHBB, các đơn vị có hoạt động nhưng chưa thực hiện đóng BHXHBB. Cơ quan Lao động Thương binh & Xã hội thông báo tình hình thực hiện hợp đồng lao động, danh sách các đơn vị đăng ký hợp đồng lao động cho cơ quan BHXH.

- Đối với chính quyền, đoàn thể địa phương: Chủ động báo cáo, tăng cường tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và UBND quận, huyện thành phố trực thuộc tỉnh.

Như vậy, để duy trì và phát triển nguồn thu BHXHBB nhằm đảm bảo nguồn thu BHXHBB được ổn định, phát triển góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện để phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh tiền giang (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)