2.3.3.1 Những hạn chế
Những kết quả mà Agribank chi nhánh Hải Dương đạt được là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách tín dụng tại khu vực KT NNNT, chi nhánh còn những hạn chế sau:
Một là: Cơ cấu nguồn vốn chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư cho kinh tế nông nghiệp.
Mặc dù trong nhiều năm qua, nhất là những năm gần đây, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng rất tốt, về cơ bản đáp ứng nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp. Tuy nhiên, với cơ cấu nguồn vốn như hiện nay, chủ yếu là vốn ngắn hạn (dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng ~ 74% tổng nguồn vốn huy động) thì chủ yếu mới đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho nông nghiệp như ch phí sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, ngành trồng trọt như giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Vì vậy, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tới 60%/tổng dư
nợ cho vay nông nghiệp. Trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay, nhu cầu đầu tư rất lớn, đặc biệt vốn trung dài hạn đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, con đặc sản...; đào đắp ao hồ, đầm nuôi trồng thủy sản; xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng; xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới như đường, trường, trạm. Đây thực sự là nhu cầu vốn bức thiết và rất lớn hiện chi nhánh chưa đáp ứng được.
Hai là: Hiệu quả vốn tín dụng trong nông nghiệp còn thấp, biểu hiện nhiều khoản vay đến hạn không trả, hoặc trả không đầy đủ kịp thời theo thời hạn đã thỏa thuận. Vì vậy, nợ xấu, nợ quá hạn còn cao so với kỳ vọng của ngân hàng. Thêm vào đó, quá trình thực hiện giao dịch bảo đảm cũng như xử lý tài sản bảo đảm lại nhiều thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian gây khó khăn cho ngân hàng trong nỗ lực giảm nợ xấu.
Ba là: Việc tiếp cận vốn vay của khách hàng nói chung và các khách hàng trên địa bàn NNNT nói riêng gặp khó khăn. Có những thời điểm khó khăn về nguồn vốn để giải ngân: do khan vốn, do điều tiết vốn không kịp thời, để đảm bảo khả năng thanh khoản, chi nhánh buộc phải ngừng giải ngân.
Bốn là: quy trình thủ tục cho vay còn rườm rà, không phù hợp với trình độ của tầng lớp nông dân. Đối với khu vực thành thị, nơi dân cư có trình độ dân trí cao, cần thiết lập quy trình chặt chẽ hơn, thủ tục đòi hỏi tính pháp lý cao hơn. Tuy nhiên, tại khu vực nông thôn, nếu nhất thiết áp dụng quy trình như trên sẽ trở thành rào cản trong việc tiếp cận khách hàng vay vốn.
Năm là: trình độ cán bộ ngân hàng, cán bộ hội còn nhiều bất cập, tác phong giao dịch, thái độ với khách hàng của một bộ phận nhỏ cán bộ vẫn còn mang nặng tính “xin - cho”, có nhiều khoản vay trở thành nợ xấu do chính sự thoái hóa đạo đức cán bộ tín dụng, lợi dụng sự cả tin của người dân để vay ké, lập hồ sơ khống.
Sáu là: công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo, chuyển tải cơ chế chính sách tín dụng đối với người dân còn hạn chế... Mặc dù có mối quan hệ rất tốt với chính quyền địa phương, song Agribank chi nhánh Hải Dương vẫn chưa tận dụng triệt để các mối quan hệ đó để giúp người dân hiểu hơn về các sản phẩm, dịch vụ, tiện tích mà ngân hàng đang cung cấp.
Bảy là: Trong phương thức cho vay qua tổ chức hội, cán bộ hội thường có sự thay đoi theo nhiệm kỳ nên chất lượng hoạt động của hội không ổn định. Một số nơi, hoạt động của tổ vay vốn rất hiệu quả, nhưng một số nơi khác tổ vay vốn hoạt động còn yếu, lúng túng, không chủ động, linh hoạt cũng gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn của khách hàng.
Tám là: Chưa xây dựng được quy trình xử lý tài sản bảo đảm hiệu quả giúp cho việc xử lý rủi ro phát sinh được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là khó tránh khỏi. Do vậy, khi phát sinh rủi ro, vốn thường bị ứ đọng lâu, không được giải phóng, khiến cho tốc độ luân chuyển vốn chậm, giảm hiệu quả trong kinh doanh.
2.3.3.2 Nguyên nhân
Những nguyên nhân khách quan có thể kể đến đó là:
Xuất phát từ những đặc điểm chung của KT NNNT, nguyên nhân đầu tiên là do sự phụ thuộc quá lớn vào điều kiện khí hậu, thời tiết. Mặc dù nằm trong vùng khí hậu được thiên nhiên ưu đãi, đồng bằng màu mỡ nhưng Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng cũng chịu tác động chung của sự biến đổi khí hậu. Những diến biến bất thường của thời tiết trong những năm gần đây như: hạn hán, lũ lụt, mưa bão... hay sự lây lan của dịch bệnh: cúm gia cầm, dịch tai xanh, lở mồm long móng. đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho bà con nông dân, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ những đặc điểm riêng của KT NNNT nước ta, đó là: Sản xuất nông nghiệp còn trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún,
phân tán, chưa có nhiều hàng hóa thế mạnh. Mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp còn thấp nên năng suất lao động chưa cao. Trình độ nguồn nhân lực nông nghiệp thấp, người lao động thiếu kiến thức khoa học. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách hỗ trợ, bao tiêu sản phẩm còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng thường xuyên xảy ra và rất éo le cho người nông dân đó là: được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Vì vậy, đời sống người dân khu vực NNNT chưa được cải thiện nhiều, một phần ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Hệ thống chợ nông thôn đã được cải thiện nhưng chưa hình thành được hệ thống chợ đầu mối để thúc đẩy việc lưu thông tiêu thụ hàng hoá nhất là sản phẩm trong nông nghiệp. Sản phẩm hàng hoá của các chủ trang traị mới ở dạng thô, mà chưa hề có cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu. Trình độ quản lý, kỹ thuật của các chủ trang trại còn thấp nên việc tổ chức, quản lý còn nhiều bất cập. Các chủ trang trại chưa có thói quen xử lý sản phẩm sạch, có độ an toàn cao nên rất khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách đối với trang trại chưa đồng bộ nên khó khuyến khích các chủ trang trại đầu tư mở rộng sản xuất. Giá cả nông sản, thực phẩm biến động và bất ổn. Nhà nước chưa có chính sách bảo trợ giá cho nông dân, cho các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, việc xúc tiến thương mại còn hạn chế. Đã có những thời điểm, nhiều hộ sản xuất kinh doanh càng chăn nuôi, gia súc, gia cầm, thủy hải sản càng thua lỗ. Hiện tượng “treo ao, treo chuồng” diễn ra phổ biến và kéo dài.
Tiếp đến là sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng đang ngày càng gia tăng do áp lực tăng trưởng dư nợ. Trước đây, nông nghiệp nông thôn có thể coi là địa bàn độc quyền của Agribank. Tuy nhiên, hiện tại, đã có rất nhiều ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động do “miếng bánh” thành thị khó có thể chia nhỏ hơn được nữa.
Nguyên nhân chủ quan:
Một là, trình độ của người lao động. Đối với cán bộ tín dụng: khả năng tiếp cận các dự án của một số cán bộ tín dụng còn yếu, trong công việc còn thụ động, làm việc theo lối mòn, ít nghiên cứu văn bản, kém năng động với cơ chế thị trường, hiểu biết pháp luật về công tác bảo đảm tiền vay còn hạn chế. Do từ trước đến nay phần lớn tín dụng KT NNNT là tín dụng hộ nông dân với đặc điểm chung là món vay nhỏ, thủ tục đơn giản. Vì thế trong quá trình thẩm định, cũng như xem xét các khoản vay lớn hơn, có hay không có TSBĐ, các cán bộ tín dụng thường thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Đối với cán bộ lãnh đạo: năng lực chỉ đạo điều hành cũng như trình độ chuyên môn của một số ít cán bộ còn hạn chế. Biểu hiện ở việc truyền tải nội dung các văn bản, chế độ trong công tác tín dụng chưa đúng, chưa đầy đủ, dẫn đến việc CBTD không hiểu hoặc hiểu sai và tiếp đến là làm sai quy định.
Hai là, công tác quản lý khoản vay còn lỏng lẻo, mà ở đây đặc biệt nhấn mạnh đến việc kiểm tra sau khi cho vay. Do đặc thù các món vay ở địa bàn NNNT: thường thu nợ theo quý, nửa năm cho tới một năm. Dẫn đến tình trạng CBTD không sát sao với khoản vay, mà chỉ đến kỳ thu nợ mới biết tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng ra sao.
Ba là, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ còn tồn tại bất cập: Cán bộ phòng KTKSNB ở Hội sở của chi nhánh, mặc dù được phân công trực tiếp quản lý một huyện và thường xuyên dành thời gian đi kiểm tra các huyện nhưng không thể nắm bắt hết tình hình tín dụng tại các huyện đó bằng việc bố trí cán bộ phòng KTKSNB nằm trực tiếp tại chi nhánh. Mô hình hiện tại chỉ có thể xem xét được nợ xấu đang ở mức nào mà không thể nắm rõ được nội tại khoản vay ra sao, nguyên nhân nào dẫn đến nợ xấu đó.
Bốn là, mối quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể: Trong những năm gần đây, đặc biệt là khi cạnh
tranh giữa các TCTD đang trở nên gay gắt hơn, Agribank chi nhánh Hải Dương đã tăng cường mối quan hệ này nhưng vẫn còn một số tồn tại. về phía các cấp, ủy, chính quyền địa phương, tổ chức: một số nơi chưa thực sự có thiện chí, nhiệt tình hợp tác với chi nhánh trong việc cung cấp các thông tin về khách hàng vay, giám sát quá trình sử dụng vốn. Đến khi chuyển thành nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu lại xảy ra tình trạng không hợp tác để xử lý và đặc biệt là trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Về phía ngân hàng: một số cán bộ ngân hàng chưa thực sự nhận thức được đầy đủ mục đích, hiệu quả của việc cho vay qua tổ vay vốn, chưa tranh thủ được sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, nên sự phối hợp với các tổ chức Hội còn chưa chủ động, hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp giữa chi hội, tổ vay vốn với ngân hàng chưa đồng bộ, có tính tích cực ở giai đoạn giải ngân, nhưng ngược lại còn buông lỏng khâu kiểm tra, thu nợ, xử lý nợ quá hạn.
Năm là, việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền (đặc biệt ở khu vực nông thôn) hiện đang gặp nhiều khó khăn do các tài sản trên đất chưa được ghi nhận trên hiện trạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Tiến độ cấp, đổi giấy chứng nhận diễn ra chậm, gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Sáu là, việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền để thu hồi vốn khi khách hàng vay không trả được nợ rất khó thực hiện, hoặc thời gian thực hiện quá dài bởi trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng như hiện nay, nhà, đất ở không chỉ ở nông thôn mà cả trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn rất khó giao dịch, mua bán, chuyển đổi, nhất là những trường hợp chỉ có giấy tờ theo quy định tại khoản 1,2,5 Điều 50 Luật Đất đai. Nguyên nhân là do:
+ Nhiều khách hàng không hợp tác với Agribank trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Hiệu quả của việc phối hợp của chính quyền, các ban ngành đoàn thể với ngân hàng trong việc thu giữ, phát mại tài sản chưa cao.
+ Quy định của pháp luật hiện hành chưa tạo lập được đảm bảo pháp lý cần thiết để bên nhận bảo đảm chủ động và đơn phương xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở các hợp đồng bảo đảm đã được giao kết hợp pháp; thiếu cơ chế và bảo đảm pháp lý để bên nhận bảo đảm thực hiện quyền thu hồi tài sản bảo đảm để xử lý; thủ tục khởi kiện, xử lý tài sản bảo đảm qua Tòa án ở Việt Nam còn phức tạp, mất nhiều thời gian, tốn kém nhiều chi phí chưa thực sự tạo thuận lợi cho bên nhận bảo đảm thực thi tốt nhất quyền xử lý tài sản bảo đảm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã cho thấy khái quát lịch sử hình thành và những nét chính về tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Hải Dương trong 3 năm gần đây. Đồng thời, Chương 2 của luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của Agribank trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2010 - 2013. Qua những phân tích, đánh giá đó, luận văn đã xác định được những thế mạnh của Agribank Chi nhánh Hải Dương và những thành tựu mà Chi nhánh đã đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn cũng chỉ ra những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây cũng chính là cốt lõi để đưa ra những giải pháp mà Agribank Chi nhánh Hải Dương cần thực hiện trong giai đoạn tới và những kiến nghị với các Sở, Ban, Ngành, chính quyền địa phương để các giải pháp đưa ra được thực hiện một cách thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TÍN DỤNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG CHO VAY KINH TẾ NÔNGNGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT