Kinh nghiệm tín dụng hỗ trợ cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 36 - 42)

1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚ

1.2.5 Kinh nghiệm tín dụng hỗ trợ cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông

Việc tìm hiểu những kinh nghiệm tín dụng hỗ trợ cho phát triển kinh tế NNNT tại các nước trên thế giới là cần thiết cho hoạt động tín dụng hỗ trợ phát triển KT NNNT tại nước ta. Dưới đây là một số kinh nghiệm tín dụng hỗ trợ cho phát triển KT NNNT tại một số nước. Tuy nhiên, để áp dụng được những kinh nghiệm đó vào thực tế nước ta cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc, tìm ra những nét tương đồng mới có thể vận dụng thành công.

Nước Mỹ có được nền nông nghiệp hiện đại với sự tham gia của khoa học kỹ thuật và máy móc công nghệ cao một phần nhờ vào các chính sách tín dụng. Tín dụng nông nghiệp tại Mỹ tập trung vào các khoản cho vay mua máy móc hay đầu tư công nghệ. Khác với những khoản tín dụng tại Việt Nam, thường là những khoản vay nhỏ, lẻ, rải rác, không đồng bộ, những khoản tín dụng tại Mỹ có giá trị lớn hơn rất nhiều, được đầu tư trên diện rộng, đồng loạt, đáp ứng tốc độ phát triển mạnh mẽ.

Những thành tựu tưởng chừng không thể trong nông nghiệp Nhật Bản bởi khó khăn về điều kiện tự nhiên có được là nhờ vào những chương trình hỗ trợ giá của Chính phủ, thêm vào đó là sự ủng hộ mạnh mẽ cho các trường kỹ thuật nông nghiệp, các trung tâm thử nghiệm và các chương trình mở rộng. Các chương trình hỗ trợ trên được đẩy mạnh bằng các chính sách cho vay với lãi suất thấp và tiến thành tiếp thị ở cấp độ làng xã. Kết quả là nông dân Nhật Bản có những kiến thức bài bản về nông nghiệp, được ưu đãi về vốn khi cần thiết để mua giống cũng như phân bón để tăng sản lượng, đồng thời mua máy móc để giảm bớt nhu cầu về lao động.

Tại Thái Lan, điểm đặc biệt trong chính sách tín dụng đó là: Không có một ưu tiên nào về lãi suất đối với khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn. Lý giải cho chính sách trên, Chính phủ Thái Lan cho rằng: Để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, buộc người nông dân, chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn phải vay vốn với mức lãi suất cho vay

thông thường. Áp lực trả lãi ngân hàng trở thành động lực để thúc đẩy họ tìm cách tiết kiệm chi phí, thúc đẩy việc luân chuyển hàng hóa, khoản phải thu nhanh chóng, tránh tồn đọng vốn... nâng cao hiệu quả đồng vốn kinh doanh. Thay vào đó, Nhà nước Thái Lan tạo ra những điều kiện thuận lợi khác: các chính sách hỗ trợ tập trung chủ yếu vào việc gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp và phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận chung về kinh tế nông nghiệp nông thôn, đặc điểm của kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng như vai trò của nó trong nền kinh tế. Đồng thời Chương này cũng nêu lên những vấn đề lý luận chung về tín dụng ngân hàng thương mại và vai trò của nó đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Thêm vào đó, Chương 1 của luận văn còn đưa ra được những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng thương mại và kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Những vấn đề lý luận này sẽ là nền tảng để tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Agribank chi nhánh Hải Dương trong Chương 2. Từ đó, tạo dựng cơ sở để đưa ra những giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại Chương cuối của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

2.1 MỘT SỐ NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) là dấu son lịch sử của ngành Ngân hàng, tách rõ 2 chức năng về quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, về kinh doanh đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng. Từ đó Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam cũng được hình thành và lấy ngày 26/3 làm ngày kỉ niệm ngày thành lập.

Cùng ra đời với toàn hệ thống, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Hải Hưng được thành lập theo quyết định số 57/NH- QĐ ngày 1/7/1988 của Thống đốc NHNN Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/8/1988 đến nay. Mạng lưới hoạt động của chi nhánh thời điểm đó có 21 điểm giao dịch gồm: Hội sở tỉnh, 10 chi nhánh huyện và 10 phòng giao dịch. Hoạt động trên tất cả địa bàn tỉnh Hải Hưng. Cơ sở vật chất còn rất ngèo nàn và lạc hậu, đội ngũ cán bộ quá lớn 1.339 người với nguồn vốn, dư nợ quá thấp: số liệu bàn giao từ Ngân hàng Nhà nước là 22,4 tỷ nguồn và dư nợ cho vay 30,5 tỷ, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 1,7%. Sau hai năm hoạt động đến 1990 chi nhánh có nguồn vốn 103 tỷ, dư nợ 52 tỷ xong nợ quá hạn lên tới 33% tổng

dư nợ. Đời sống CBVC cực kì khó khăn, thu nhập không đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Ngày 14/10/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kí quyết định số 400/CT đổi tên Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Từ đó chi nhánh được đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hải Hưng.

Ngày 15/11/1996 theo quyết định số 280/QĐ-NHNN, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Theo đó chi nhánh được đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Hưng (Agribank tỉnh Hải Hưng).

Năm 1997, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn( Agribank) tỉnh Hải Hưng được tách thành Agribank tỉnh Hải Dương và Agribank tỉnh Hưng Yên. Agribank tỉnh Hải Dương có 19 điểm giao dịch gồm Hội sở tỉnh, 8 chi nhánh huyện, 9 chi nhánh cấp III và 1 phòng giao dịch. Với số lượng CBVC 417 người, trong đó trình độ đại học chiếm 29%. Thời điểm này nguồn vốn huy động của chi nhánh có 400 tỷ và dư nợ 314 tỷ, nợ quá hạn chiếm 2,9% tổng dư nợ. Các dịch vụ Ngân hàng đa năng chưa có, chủ yếu vẫn là nghiệp vụ ngân hàng truyền thống như: huy động tiền gửi, cho vay và thanh toán trong nước.

Ngày 01-04-2009, Agribank huyện Chí Linh được tách ra thuộc trực thuộc Agribank.

Đến 31/12/2013 chi nhánh có 35 điểm giao dịch, gồm: Hội sở, 12 chi nhánh loại 3 và 22 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 3. Với số lượng CBVC 517 người, trong đó cán bộ có trình độ đại học 89%. Nguồn vốn huy động của chi nhánh đã lên tới 8.989,9 tỷ và dư nợ 8.046 tỷ, nợ xấu 1,2%. Chi nhánh có đầy đủ các dịch vụ Ngân hàng, trong đó chủ yếu vẫn là nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, thanh toán trong nước và Quốc tế... là một trong trên

20 chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước và các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh luôn giữ vị trí là NHTM lớn nhất, với qui mô, số lượng cán bộ, nguồn vốn, dư nợ lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn và các dịch vụ cho kinh tế tỉnh Hải Dương đặc biệt đóng vai trò chủ lực, chủ đạo trên thị trường tài chính, tín dụng nông nghiệp, nông thôn của tỉnh góp phần to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Hải Dương. Hàng năm chi nhánh luôn được cấp Ủy, chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận và tin tưởng bằng những tấm bằng khen của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, của Hội nông dân, Hội phụ nữ; cờ thi đua đơn vị lá cờ đầu (năm 2012)...

Trong hệ thống Agribank, Chi nhánh là một trong tốp 20 chi nhánh có nguồn vốn, dư nợ cao (trên 8.000 tỷ) trong tổng số khoảng 200 chi nhánh loại I, loại II. Trong nhiều năm qua chi nhánh luôn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, đặc biệt từ năm 2011-2013 mặc dù nền kinh tế nói chung, ngành NH nói riêng Agribank gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả kinh doanh có phần giảm sút nhưng Agribank chi nhánh Hải Dương vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ, và các dịch vụ ngân hàng, hơn thế chi nhánh vẫn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh được Agribank và lãnh đạo tỉnh Hải Dương ghi nhận. Được Thống đốc tặng bằng khen và Agribank công nhận chi nhánh “ Trong sạch vững mạnh” và xếp hạng chi nhánh đạt ba chữ A (A A A) nhiều năm liền.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương (Agribank Chi nhánh Hải Dương)

Bộ máy làm việc hiện tại của Agribank Chi nhánh Hải Dương gồm 35 điểm giao dịch với 1 Hội sở, 12 chi nhánh loại 3 và 22 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 3. Chi nhánh đang hoàn thiện các thủ tục để mở thêm 3 phòng giao dịch tại các huyện, nâng tổng số điểm giao dịch của chi nhánh lên thành 38 điểm.

Chỉ tiêu Thực hiện 2011 Thực hiện 2012 Thực hiện 2013 Tổng số Tăng, giảm so ________2011________ Tổng số Tăng, giảm so 2012 +, - % +, - % I. TỔNG NV KD_________ 5.922.5 31 377.238.4 061.315.9 22,20% 9.149.561 1.911.124 %26,40 1. Nguồn vốn HĐ 4.691.0 06 697.046.0 632.355.0 50,20% 8.989.858 1.943.789 %27,60 - T.gửi không kỳ hạn______ 466.6 74 57 879.8 83 413.1 88,50% 1.419.834 77539.9 %61,40 + Kho bạc 74.535 79.8 61 26 5.3 % 7,10 2 183.57 11103.7 %129,90 BHXH__________________ 84.345 346.5 66 21 262.2 310,90% 3 677.95 87331.3 %95,60 - T.gửi có KH < 12T 3.691.1 90 145.584.5 241.893.3 51,30% 6.621.925 1.037.411 %18,60 - T.g có KH 12T -24T 179.1 88 11 161.0 18.177- -10,10% 8 595.34 37434.3 %269,80 - TG có KH từ 24T trở lên 353.9 54 420.6 86 66.73 2 18,90% 352.75 1 - 67.935 - 16,10%

SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH

Nguồn: Phòng Kế hoạch& Nguồn vốn- Agribank chi nhánh Hải Dương

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 36 - 42)