Ket quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Ngânhàng Nông

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 52)

2.3.1.1 Về tốc độ tăng trưởng

Dư nợ cho vay NNNT tại Agribank chi nhánh Hải Dương có xu hướng tăng lên qua các năm, đến cuối năm 2012 có sự đột biến. Năm 2010, dư nợ cho vay NNNT chỉ ở mức 2.811 tỷ đồng, năm 2011, dư nợ cho vay NNNT tăng đến mức 3.138 tỷ đồng, năm 2012 với mức tăng vượt trội, dư nợ cho vay NNNT đạt mức 6.180 tỷ đồng và đến cuối năm 2013 tiếp tục đà tăng lên mức 6.857 tỷ đồng. So với năm 2010, năm 2013 dư nợ cho vay NNNT đã tăng gấp

2,4 lần. Đồng thời, tỷ trọng dư nợ cho vay NNNT trên tổng dư nợ cũng tăng từ 46% (năm 2010) lên 85% (năm 2013).

Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay NNNT qua các năm

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, lực lượng đi đầu trong cho vay NNNT là các NHTM Nhà nước và hệ thống QTDNDCS, trong đó có thể nói vai trò chủ đạo, hạt nhân chính là hệ thống Agribank.

Với ưu thế về mạng lưới rộng khắp, cơ sở vật chất đầy đủ, lực lượng lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm cho vay nông nghiệp, nông thôn, trong 3 năm triển khai Nghị định 41, Agribank chi nhánh Hải Dương luôn dành trên 80% nguồn vốn huy động đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các chi nhánh loại 3 chủ động cân đối vốn để tập trung cho vay các đối tượng thuộc Đề án, Dự án của tỉnh như: Dự án hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp; Chương trình cho vay chăn nuôi tập trung, phát triển thủy sản tập trung; Cho vay nông thôn mới; Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn nông thôn; các mô hình sản xuất trang trại,

T T

Chỉ tiêu Dư nợ năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ (+, -) so với 2011 Dư nợ (+, -) so với 2012

1 CV chi phí SX nông, lâm nghiệp 10 1.241.9 3.683.735 2.441.825 0 3.730.90 47.165 2 CV phát triển ngành nghề nông thôn 00 632.5 965.126 332.626 4 1.414.07 448.948 3 Cho vay đầu tư xây dựng CSHTNT 03 102.0 73.269 (28.734) 03 53.3 (19.966) 4 Cho vay chế biến, tiêu thụ 93 168.2 99.445 (68.848) 99 59.1 (40.246)

5

CV kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản 250.7 27 366.125 115.398 547.5 93 181.468 6

CV sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn 645.9 52 837.460 191.508 892.3 20 54.860

7 CV tiêu dùng trên địa bàn NT 97.199 154.414 57.215 43 159.3 4.929 8 CV theo các CTKT của Chính phủ 0 0 0 310 310 Tổng cộng 3.138.5 84 6.179.574 3.040.990 6.857.04 2 677.468

làng nghề truyền thống... có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là trên lĩnh vực NNNT.

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng cho vay NNNT của các TCTD trên địa bàn

Một lần nữa có thể khẳng định: Agribank chi nhánh Hải Dương là tổ chức tín dụng giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên địa bàn nông nghiệp nông thôn. Tong dư nợ cho vay NNNT của Agribank chi nhánh Hải Dương luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các TCTD trên địa bàn như: Trong năm 2012, thị phần của Agribank chi nhánh Hải Dương là 39%, hệ thống QTDNDCS chiếm thị phần cao thứ hai nhưng cũng chỉ đạt 14%, cao thứ bà là ngân hàng CSXH với 10%; Năm 2013, thị phần của Agribank là 40%, hệ thống QTDNDCS chiếm 15%, ngân hàng CSXH chiếm 11%.

2.3.1.2 về cơ cấu dư nợ

* Dư nợ cho vay theo mục đích

Một trong những lĩnh vực đầu tư có tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay

NNNT là cho vay chi phí sản xuất nông, lâm nghiệp. Năm 2011, dư nợ đạt ~1.241.910 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 39,6% tổng dư nợ cho vay NNNT. Năm 2012, dư nợ đạt 3.683.735 triệu, tăng 2.441.825 triệu so với năm 2011 và chiếm tỷ lệ 59,6% tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ lĩnh vực này đạt 3.730.900 triệu, giảm

47.165 triệu so với năm 2012 và chiếm tỷ lệ 54,4% tổng dư nợ.

Bảng 2.4 Dư nợ cho vay NNNT theo mục đích

Bên cạnh việc cho vay chi phí sản xuất, Agribank chi nhánh Hải Dương rất quan tâm đến việc cho vay phát triển ngành nghề nông thôn. Thực chất, đây là các khoản vay vốn đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống. Như phần trên đã trình bày, Hải Dương hiện đang có trên 50 làng nghề đang hoạt động, có những làng nghề sản xuất những mặt hàng có tiếng trên thị trường không chỉ trong nước mà còn để xuất khẩu như: Gốm Cậy (Long Xuyên); Gốm Chu Đậu (Nam Sách); sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Đông Giao (Cẩm Giàng); vàng, bạc (Châu Khê- Bình Giang) ; Rượu Ninh Giang, Phú Lộc- Cẩm Giàng... Năm 2011, dư nợ cho vay phát triển nghề đạt 632.500 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 20% trong tổng dư nợ. Năm 2012, dư nợ lĩnh vực đầu tư này 965.126 triệu, tăng 332.626 triệu so với năm 2011 và chiếm 15,6% tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ đạt 1.414.074 triệu, tăng 448.948 triệu so với năm 2012 và chiếm tỷ lệ 20,6% tổng dư nợ.

về cho vay sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn:

Dư nợ trong lĩnh vực này cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay NNNT. Năm 2011, dư nợ đạt 645.952 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,6% tổng dư nợ. Năm 2012, dư nợ đạt 837.460 triệu, tăng 191.508 triệu so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 13,5% trên tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ đạt 892.320 triệu, tăng 54.860 triệu so với năm 2012 và chiếm tỷ lệ 13% tổng dư nợ. Việc đầu tư vào lĩnh vực thương mại vốn quay vòng nhanh, ngân hàng nơi cho vay dễ kiểm soát được hoạt động kinh doanh, thương mại của khách hàng hơn các lĩnh vực khác.

Mặt khác, từ cuối năm 2010 cho đến những tháng đầu năm 2012, nền kinh tế Việt Nam có những diễn biến khó lường do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát có biểu hiện quay trở lại, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời gian dài đã khiến cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của các khách hàng nói chung còn gặp nhiều khó khăn, do sức mua của thị trường giảm sút, cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn; doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, đình đốn tăng cao; lãi suất tín dụng vẫn ở mức cao, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có chiều hướng tiếp tục gia tăng; thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, khó giao dịch; giá cả mặt hàng lương thực, thực phẩm diễn biến phức tạp nên các tổ chức tín dụng nói chung và Agribank nói riêng đã thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư, chuyển hướng cho vay từ lĩnh vực có độ rủi ro cao sang lĩnh vực có độ rủi ro thấp, dễ kiểm soát nhằm đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng.

Một khoản mục cho vay mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay NNNT nhưng đây lại là điểm mới trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Agribank chi nhánh Hải Dương, đó là cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn. Đối tượng cho vay chủ yếu là cho vay mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình; xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở khu vực nông thôn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở. với nguồn trả nợ chủ yếu từ tiền lương hoặc các nguồn thu ổn định khác (thu từ chăn nuôi, nguồn tiền từ thân nhân đi lao động nước ngoài chuyển về...); cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ (thấu chi qua thẻ ghi nợ nội địa hoặc thẻ tín dụng nội địa). Năm 2012, dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn tại chi nhánh đạt 154.414 triệu, tăng 57.215 triệu so với năm 2011 và chiếm tỷ lệ 2,5% tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 159.343 triệu, tăng 4.929 triệu so với năm 2012 và chiếm tỷ lệ 2,3% tổng dư nợ. Căn cứ để chi nhánh tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực này trong năm 2012 dựa vào Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/02/2012 của Chính phủ “về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012” và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 “về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012”. Theo đó “Các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn hỗ trợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động, các dự án phương án có hiệu quả; kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay không quá 16%...”. Do vậy, trong định hướng và chỉ đạo về hoạt động tín dụng toàn chi nhánh, Agribank chi nhánh Hải Dương đã chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc “chủ động tìm cầu về tín dụng, kể các các nhu cầu tiêu dùng, trong đó đăc biệt quan tâm đến nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân ở khu vực nông nghiệp nông thôn”.

* Dư nợ cho vay theo đối tượng vay vốn

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay NNNT theo đối tượng vay vốn

3 Chủ trang trại 0_ 0 0_ 0_ 0

4 Hợp tác xã, tổ hợp tác ________2.500 72 13.2 10.772 12.099 (1.173)

5 Doanh nghiệp, trong đó:______ 611.500 0 1.379.61 768.110 1.279.061 9)(100.54

5.1 Doanh nghiệp có vốn nhànước ___________0_ ___________0 __________0_ ____________0_ __________0 5.2 Doanh nghiệp khác 611.500 1.379.61 0 768.110 1.279.061 (100.54 9) Tổng số 83 3.138.5 6.179.57 4 3.040.991 6.857.042 677.468

Bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay cá nhân và hộ gia đình, hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cho vay NNNT. Năm 2011, dư nợ lĩnh vực cho vay cá nhân và hộ gia đình, hộ kinh doanh đạt 2.500.070 triệu đồng, giảm 116.230 triệu đồng so với năm 2010 và chiếm tỷ lệ 79,7% tổng dư nợ. Năm 2012, dư nợ đạt 4.744.228 triệu đồng, tăng 2.244.158 triệu đồng so với năm 2011 và đạt 76,8% tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ đạt 5.523.142 triệu đồng, tăng 778.914 triệu so với năm 2012 và chiếm tỷ lệ 80,5% tổng dư nợ.

Căn cứ để Agribank Chi nhánh Hải Dương tập trung cho vay phát triển kinh tế hộ là do Hải Dương là một tỉnh thuần nông với trên 80% dân số sống trên địa bàn nông thôn, trong đó có trên 400 ngàn hộ sản suất nông nghiệp. Đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với hoạt động của Agribank chi nhánh Hải Dương, mặc dù việc đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn do đối tượng đầu tư nhỏ lẻ, phân tán, chi phí cho một giao dịch cao; các khoản đầu tư cho nông nghiệp, nông dân còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp chưa cao. Mặt khác, với lợi thế của mình về mạng lưới (với 35 điểm giao dịch), về con người (trên 500 cán bộ viên chức và người lao động) và những kinh nghiệm tích luỹ được trong việc cho vay nông nghiệp, nông thôn, phát huy truyền thống là một chi nhánh của một đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, trong 10 năm qua, Agribank Chi nhánh Hải Dương luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương và chỉ đạo của Agribank, kiên định với mục tiêu kinh doanh đó là: Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng khu vực nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

T T Chỉ tiêu Nợ xấu năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nọ xấu (+, -) so vói 2011 Nọ xấu (+, -) so vói 2012

1 CV chi phí SX nông, lâm nghiệp 76 9.7 29.900 20.124 50 39.6 50 9.7 2 CV phát triển ngành nghề nông thôn 1.1 85 3.019 1.834 13.7 74 55 10.7

Một đối tượng cũng được chi nhánh quan tâm, đầu tư đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với các ngành nghề hoạt động chủ yếu là: Kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp như cung cấp thóc giống, lợn giống, gia cầm giống, phân bón, thuốc trừ sâu... ; cung cấp các dịch vụ phục vụ nông nghiệp, thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp như thu mua, kinh doanh hàng nông sản, chế biến hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu..

N ăm 2011, dư nợ cho vay doanh nghiệp trên lĩnh vực NNNT đạt 611.500 triệu đồng, tăng 437.134 triệu đồng so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 19,5% tổng dư nợ. Năm 2012, dư nợ đạt 1.379.610 triệu đồng, tăng 768.110 triệu so với năm 2011 và chiếm 22,3% tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ đạt 1.279.061 triệu đồng, giảm 100.549 triệu so với năm 2012 và chiếm tỷ lệ 18,7% tổng dư nợ. Mặc dù dư nợ cho vay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NNNT còn chiếm tỷ trọng nhỏ và năm 2013 lại giảm so với năm 2012 nhưng kết quả đạt được năm 2012, 2013 so với năm 2011 đã phản ánh những cố gắng và nỗ lực trong việc đa dạng hóa các đối tượng đầu tư của Agribank Chi nhánh Hải Dương.

2.3.1.3 Chất lượng tín dụng

Trước tiên là tình hình nợ xấu phân theo mục đích vay vốn.

Nợ xấu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn có chiều hướng gia tăng. Năm 2011, nợ xấu là 12.410 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,4% tổng dư nợ. Năm 2012, nợ xấu là 39.878 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,65% tổng dư nợ, tăng 27.468 triệu đồng so với năm 2011. Đến cuối năm 2013, nợ xấu là : 69.725 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,02% tổng dư nợ, tăng 29.847 triệu đồng so với năm 2012.

Bảng 2.6: Nợ xấu phân theo mục đích vay vốn qua các năm

5 phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và

thuỷ sản 34

1.519 1.085 52 33

6

CV sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn

4 21 3.275 2.854 5.6 33 2.3 58 7 CV tiêu dùng trên địa bàn NT 93 1 1.421 1.228

1.1 74 (24 7) 8 CV theo các CTKT của Chính phủ 0 0 0 - - Tổng cộng 12.411 39.878 27.467 69.7 25 29.8 47

1 Cá nhân___________________ 77 12.2 43 32.2 19.966 55.5 49

23.30 6

2 Hộ gia đình, hộ kinh doanh __________

133 ________ 225 92 ________ 247 22 3 Chủ trang trại ___________ 0_ __________ 0 _______ 0 __________ 0_ ________ 0 4 Hợp tác xã, tổ hợp tác ___________ 0_ 1.8 32 1.832 2.599 767

5 Doanh nghiệp, trong đó: ___________

0_ 5.5 78 5.578 11.3 30 5.752

5.1 Doanh nghiệp có vốn nhànước ___________0_ __________0 _______0 __________0_ ________0 5.2 Doanh nghiệp khác ___________ 0_ 5.5 78 5.578 11.3 30 5.752 Tổng số 12.4 10 39.8 78 27.46 8 69.725 29.84 7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Hải Dương năm 2011, 2012, 2013)

Đáng chú ý nhất là lĩnh vực đầu tư cho vay chi phí sản xuất nông, lâm nghiệp. Năm 2011, nợ xấu trong lĩnh vực này là 9.776 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 78,8% tổng nợ xấu. Năm 2012 là 29.900 triệu, tăng 20.124 triệu so với năm 2011 và chiếm tỷ lệ ~75% tổng nợ xấu. Năm 2013 là 39.650 triệu đồng, tăng 9.750 triệu so với năm 2012, chiếm tỷ lệ 56,9% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên dư

nợ trong lĩnh vực đầu tư này tuy không lớn nhưng cũng đang có dấu hiệu gia tăng. Năm 2011, tỷ lệ này là 0,78%, năm 2012 là 0,81% và năm 2013 là 1,06%. Lĩnh vực thứ hai có nợ xấu cao là cho vay phát triển ngành nghề nông thôn. Năm 2011 là 1.185 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,5% trong tổng nợ xấu. Năm 2012 là 3.019 triệu đồng, tăng 1.834 triệu đồng so với năm 2011, chiếm tỷ lệ 7,6% trong tổng nợ xấu. Năm 2013 là 13.774 triệu, tăng 10.755 triệu đồng so với năm 2012, chiếm tỷ lệ 19,6% trong tổng nợ xấu.

Trong các đối tượng vay vốn, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao nhất ở đối tượng

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 52)