Vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 30 - 33)

1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚ

1.2.3 Vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với kinh tế nông nghiệp

nghiệp nông thôn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh các vấn đề về nguồn nhân lực, tìm nguyên liệu đầu vào, đầu ra cho hàng hóa hay các vấn đề liên quan đến khoa học kỹ thuật, máy móc, dây chuyền, thiết bị, quy trình sản xuất thì vốn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Vốn vừa là phương thức, vừa là điều kiện để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Vốn tạo ra khả năng huy động, sử dụng và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực. Vốn là nền tảng cơ sở để doanh nghiệp, người sản xuất thực hiện những điều kiện còn lại trong quá trình sản xuất đó. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Thiếu vốn, người nông dân không thể mua cây giống, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, không thể đầu tư máy móc để phục vụ quá trình sản xuất, không thể đầu tư chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi... Vậy, đâu là nguồn bù đắp hiệu quả cho sự thiếu hụt vốn? Câu trả lời chính là vốn tín dụng ngân hàng. Vốn tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng.

1.2.3.1 Tín dụng ngân hàng thương mại bù đắp thiếu hụt về vốn, duy trì sự liên tục trong quá trình sản xuất, góp phần đầu tư phát triển kinh tế của khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn

Luân chuyển vốn là vai trò cơ bản của tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng ra đời là để luân chuyển vốn từ những người có nguồn vốn thặng dư đến những người đang thiếu hụt về vốn.

Trong khi nông sản thu hoạch từ mùa vụ trước còn chưa tiêu thụ được, người nông dân còn chưa thu lại được vốn để phục vụ cho sản xuất thì mùa vụ tiếp theo đã đến. Cũng giống như đối với các doanh nghiệp sản xuất, khi hàng hóa còn chưa tiêu thụ được thì doanh nghiệp vẫn cần vốn để tiếp tục quá trình sản xuất. Nhờ có sự hỗ trợ về vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng, người nông dân, doanh nghiệp sản xuất có đủ vốn để chi phí sản xuất kinh doanh, nhờ đó sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có như lao động, đất đai, cơ sở vật chất tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.

1.2.3.2 Góp phần vào quá trình chọn lọc, nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính

Không chỉ là luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn, tín dụng ngân hàng còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính. Vì nguồn vốn của ngân hàng cũng là vốn đi vay, ngân hàng cũng cần phải trả nợ khi khoản vay đến hạn, do đó ngân hàng quan tâm đến việc đem nguồn vốn huy động được phân bổ đi đâu để có thể thu về và thu về giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Việc lựa chọn khách hàng đã tạo ra những tiêu chí. Để có được nguồn vốn vay ngân hàng, khách hàng vay cần đáp ứng được những tiêu chí nhất định. Chính điều đó sẽ tạo động lực để các hộ sản xuất, trang trại, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, từ đó gia tăng lợi nhuận đạt được.

1.2.3.3 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho người lao động

Nước ta có là một nước có nhiều ngành nghề truyền thống, tuy nhiên, các ngành nghề đó lại chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Trước xu thế hội nhập sâu rộng với các ngành nghề hiện đại khác thì lực lượng lao động ở vùng nông thôn nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng đang đứng trước những thách thức không hề nhỏ. Mặc dù mang những nét văn hóa đặc trưng nhưng sản phẩm của những làng nghề lại chưa thể vươn ra thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, thiếu việc làm, lao động nông thôn buộc phải tìm kiếm việc làm mới ở các đô thị gây áp lực tăng dân số tại đô thị, tăng tỷ lệ thất nghiệp, gia tăng tệ nạn. Thực tế là có nhiều làng nghề đã không thể trụ vững và đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Làng nghề truyền thống bị mất hoặc mai một thì những lợi ích kéo theo của nó như: du lịch văn hóa, khai thác tiềm năng kinh tế, tạo việc làm, giữ gìn, giáo dục và phát triển văn hóa truyền thống... cho thế hệ sau cũng đáng phải suy nghĩ.

Nhờ có những chính sách của Nhà nước, tín dụng ngân hàng đã trở thành công cụ tài trợ đắc lực cho việc khôi phục và phát triển lại các ngành nghề, thu hút và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Từ đó góp phần phát triển toàn diện KT NNNT gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả nông thôn và thành thị, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại.

1.2.3.4 Góp phần tạo ra những sản phẩm mới thông qua đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp

Mặc dù là một nước nông nghiệp, nhưng trong những giai đoạn trước, nền nông nghiệp nước ta hoàn toàn dựa trên tập quán canh tác mà chưa được đầu tư nghiên cứu thực sự. Việc đầu tư vốn cho những dự án nghiên cứu của các ngân hàng đã góp phần tạo ra những cây giống mới,

con giống mới cho chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn, tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

1.2.3.5 Vai trò chính trị xã hội

Bên cạnh vai trò về mặt kinh tế, tín dụng ngân hàng tại khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn còn có vai trò chính trị, xã hội. Điều đó thể hiện ở việc tín dụng ngân hàng làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị thông qua hỗ trợ tạo việc làm cho lao động tại nông thôn. Từ đó làm giảm luồng di dân từ nông thôn lên thành thị, giảm áp lực gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 30 - 33)