Các giải pháp về tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 87 - 91)

3.2.1.1 Giải pháp về huy động vốn

Y ếu tố quyết định quy mô hoạt động tín dụng chính là quy mô nguồn vốn. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng trước hết phải tăng cường huy động vốn. Đe đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững cần đảm bảo tăng trưởng được nguồn vốn với cơ cấu hợp lý. Muốn vậy, chi nhánh cần tăng huy động những nguồn vốn có thời hạn dài, thường xuyên, ổn định, với chi phí thấp. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn chính là nguồn vốn đáp ứng được các yêu cầu trên.

Giải pháp để huy động nguồn vốn này đó là: tìm kiếm đối tác là các công ty, tổ chức, vận động và tiếp thị họ mở tài khoản thanh toán tại Agribank, mở tài khoản cho cán bộ nhân viên để chi trả lương; ký hợp đồng hợp tác với các công ty điện, nước, điện thoại để thu tiền điện, tiền nước, cước dịch vụ hàng tháng; làm việc với các bệnh viện mở tài khoản, từ đó chi nhánh có thể làm trung gian thu tiền viện phí; làm việc với Kho bạc Nhà nước để họ chuyển những khoảng thu Ngân sách qua tài khoản mở tại các hệ thống Agribank; làm việc với Bảo hiểm Xã hội để thu tiền bảo hiểm cũng như chi trả các khoản bảo hiểm, lương hưu... Chính những nguồn vốn giá rẻ tạm thời nhàn rỗi này sẽ tạo điều kiện để Agribank chi nhánh Hải Dương mở rộng đầu tư cho khu vực KT NNNT.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần tăng cường biện pháp thu hút nguồn vốn trung dài hạn để có điều kiện chủ động hơn trong lĩnh vực đầu tư, cho vay

thời hạn dài phù hợp với chu kì sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi và quá trình luân chuyển vốn trong nông nghiệp.

3.2.1.2 Nghiên cứu khách hàng và phát triển thị trường

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 24 ngân hàng đang hoạt động. Có những ngân hàng tuy mới mở chi nhánh nhưng đã nhanh chóng chiếm được thị phần. Mặc dù, Agribank luôn có lợi thế về mạng lưới cũng như lãi suất thấp hơn nhưng việc tiếp thị khách hàng dường như chưa hiệu quả. Vì vậy chi nhánh cần tăng cường tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu khách hàng bằng cách: hàng năm, chi nhánh phân công cán bộ kết hợp với các tổ chức chính trị- xã hội tiến hành điều tra, nắm bắt tình hình kinh tế- xã hội, khảo sát nhu cầu vay vốn (theo từng loại vốn: ngắn hạn, trung, dài hạn; đối tượng đầu tư...) của các đối tượng khác hàng trên địa bàn như: các Doanh nghiệp, kinh tế trang trại, những hộ sản xuất kinh doanh giỏi.... xây dựng được hồ sơ kinh tế của từng xã, từng huyện, trên cơ sở đó cân đối nguồn vốn để có kế hoạch đầu tư có hiệu quả.

3.2.1.3 Đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cải tiến phương thức cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính là giải pháp đơn giản mà hiệu quả. Với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn nông thôn thì những văn bản có tính quy phạm pháp luật phức tạp sẽ là rào cản khi tiến hành vay vốn. Do đó, để thu hút khách hàng cần soạn thảo văn bản một cách ngắn gọn, đơn giản một cách tối đa nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn trong hoạt động đầu tư vốn.

3.2.1.4 Chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng

Theo đó, cần ưu tiên vốn cho lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ. Kiểm soát tốt dư nợ thuộc lĩnh vực không khuyến khích theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Giảm dư nợ cho vay tại các chi nhánh trên địa bàn

thành phố để tăng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, coi trọng cho vay kinh tế hộ trên địa bàn. Trong đó trọng tâm đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là:

Một, xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, thực hiện chính sách đầu tư tín dụng để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và lao động, hình thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao và phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với thị trường tiêu thụ.

Hai, đầu tư vốn cho việc nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn nhất là đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi cũng như quy trình nuôi trồng, bảo quản và chế biến để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Đầu tư vốn cho thâm canh, tăng vụ, bố trí cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung về rau sạch, lúa chất lượng cao, nuôi trồng thuỷ sản phù hợp lợi thế từng vùng, từng địa phương.

Ba, tập trung đầu tư vốn để sản xuất lúa theo hướng tăng năng suất, chất lượng, ổn định sản lượng và tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Phát triển mạnh các loại rau, củ, quả mới có giá trị cao và các vùng rau an toàn, rau sạch có sản lượng hàng hóa lớn, tập trung; hình thành các vùng hoa, cây cảnh.

Bốn, tăng cường đầu tư tín dụng phát triển chăn nuôi, thuỷ sản để trở thành ngành sản xuất chính. Đưa nhanh các giống lợn, gia cầm, thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Chú trọng đầu tư trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, khai thác triệt để diện tích mặt nước, tạo bước đột phá trong nuôi trồng thuỷ sản.

Năm, ngoài việc đầu tư vốn trực tiếp cho sản xuất, vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân là một nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Trong đầu tư tín dụng, cần dành một

khoản đầu tư để đào tạo nghề cho nông dân, đẩy mạnh cho vay xuất khẩu lao động đối với người lao động ở khu vực nông thôn. Xem xét, cho vay một số vực tiêu dùng của hộ gia đình, cá nhân: Cải tạo, sửa chữa nhà ở, mua sắm đồ dùng sinh hoạt cho gia đình nhằm ổn định và cải thiện cuộc sống kinh tế hộ, nhất là các hộ trên địa bàn nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng nông thôn và thành thị.

Sáu, tăng cường mở rộng và nâng suất đầu tư đối với khách hàng đặc biệt là hộ sản xuất, chủ trang trại sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện linh hoạt cơ chế bảo đảm tiền vay, nhất là các hộ gia đình cá nhân làm kinh tế trang trại, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo Quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP.

Bảy, phối hợp với các tổ chức đoàn thể hình thành thêm và nâng cao hiệu quả của tổ vay vốn: Tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động cho vay qua tổ, hội. Kiện toàn lại Ban chỉ đạo chương trình phối hợp. Định kỳ sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm trong việc phối kết hợp. Động viên, khen thưởng kịp thời các thành viên, ban quản lý tổ, các Tổ chức Hội làm tốt chương trình phối hợp đồng thời qua đó phổ biến và nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến, các cách làm hay trong sản xuất kinh doanh để các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nghiên cứu, học tập và áp dụng.

Tám, tuy là lĩnh vực không được khuyến khích nhưng cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn, với những mục đích đa dạng như: cho vay mua xe, xây sửa nhà ở, cho con đi học hay đặc biệt là vay để đi lao động ở nước ngoài sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư khu vực nông thôn cũng là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Rất nhiều gia đình có người đi lao động ở nước ngoài sau thời gian làm việc để trả nợ ngân hàng đã có tiền để tích lũy, sửa sang nhà cửa, mua sắm vật dụng sinh hoạt... làm giảm dần khoảng cách nông thôn - thành thị, tạo nên bộ mặt của nông thôn mới.

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w