Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và kinh

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 33 - 36)

1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚ

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và kinh

phần làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, hạn chế sự phân hóa bất hợp lý, giữ vững an ninh chính trị xã hội.

Hơn thế, thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, tín dụng ngân hàng đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn: không còn những con đường làng lầy lội mà thay vào đó là những con đường được trải bê tông, không còn những nhà tranh mái ngói mà thay vào đó là những căn nhà kiên cố, mái bằng chắc chắn, người dân nông thôn tiếp cận gần hơn với truyền thông, internet, tệ nạn xã hội giảm dần, trình độ dân trí được nâng cao.

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng vàkinh tế nông nghiệp nông thôn kinh tế nông nghiệp nông thôn

1.2.4.1 Quan điểm của Đảng và các chính sách phục vụ nông nghiệp nông thôn của Nhà nước

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn hay còn gọi là “tam nông” là vấn đề được Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm và coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước. Hội nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương Khóa X, Đảng đã ra Nghị quyết chuyên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”.

Đại hội XI của Đảng đã khẳng định và đánh giá cao những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, những kết quả đạt được của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng, trong đó nhấn mạnh: “Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp... đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo”.

Chấp hành tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm phục vụ phát triển KT NNNT như: Quyết định 67/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ ''Về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ và phát triển nông nghiệp, nông thôn'', Quyết định 423/2000/QĐ-NHNN1 ngày 22/9/2000 của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng đối với kinh tế trang trại, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa theo hợp đồng, Thông tư 03/2003/TT-NHNN ngày 24/02/2003 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo Nghị quyết 02/2003 ngày 17/01/2003 của Chính phủ và gần đây nhất, nổi bật nhất là Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 14/4/2010 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tóm lại, quan điểm của Đảng và chỉ đạo của Nhà nước đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng thương mại và KT NNNT.

1.2.4.2 Định hướng của ngân hàng

Có thể khẳng định, thị trường nông thôn hiện đang là thị trường tiềm năng mà các ngân hàng đang hướng đến. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên địa bàn thành thị đã làm giảm khả năng sinh lời, tăng rủi ro cho tín dụng thành thị, buộc các ngân hàng phải tìm kiếm thị trường mới với những khách hàng mục tiêu mới.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với định hướng ngay từ khi thành lập là hỗ trợ và phát triển khu vực KT NNNT, mặc dù hiện tại vẫn giữ vững định hướng và vai trò của mình trên thị trường này nhưng đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng số lượng các ngân hàng khác, cũng đang dần đổi mới trong cách thức phục vụ và có những giải pháp cụ thể rõ ràng hơn để tăng cường mối quan hệ với khu vực kinh tế này.

1.2.4.3 Công tác tuyên truyen,tiep thị

Trong một mối quan hệ luôn luôn có ít nhất hai chủ thể. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tại khu vực KT NNNT, ngân hàng là chủ thể thứ nhất và chủ thể thứ hai chính là dân cư nông thôn: là người nông dân quanh năm quen với đồng ruộng, là người chủ trang trại từ sáng đến tối chỉ biết đến đàn gà, đàn lợn, con tôm, con cá... Nếu chỉ một chủ thể là ngân hàng biết đến các chính sách tín dụng mà chủ thể còn lại là người dân lại không biết đến hoặc biết đến nhưng cho rằng rất khó để có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng thì quan hệ tín dụng này sẽ khó được thiết lập. Vấn đề này đòi hỏi ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tiếp thị đến người dân, đặc biệt là dân cư khu vực nông thôn do việc tiếp cận các thông tin bị hạn chế, để họ có thể hiểu các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn mà

Nhà nước ban hành ra sao, cần phải đáp ứng những điều kiện nào để có thể tiếp cận với những nguồn vốn đó, quy trình thủ tục đòi hỏi những gì...

Ngày nay, đời sống dân cư nông thôn đã dần được cải thiện, phương tiện truyền thông đã trở nên quen thuộc hơn, nên họ cũng dễ dàng tiếp cận với thông tin ngân hàng hơn. Người dân đã dần dần quen với các dịch vụ ngân hàng thông qua những lần tiếp xúc, tuyên truyền tại tổ dân cư hay thông qua tiếp thị quảng cáo trên ti vi, báo dài... Nâng cao sự hiểu biết của người dân về ngân hàng sẽ tạo điều kiện để phát triển mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và KT NNNT.

1.2.4.4 Mối quan hệ với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội

Việc kết hợp với chính quyền địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chính sách NNNT trong đó có chính sách tín dụng. Khác với địa bàn thành phố, tại địa bàn nông thôn, chính quyền địa phương là nơi hiểu rõ và có thông tin chi tiết đến từng hộ gia đình. Tạo dựng mối quan hệ với chính quyền địa phương chính là việc ngân hàng đang thiết lập kênh thu thập thông tin chính xác về khách hàng tiềm năng của mình, nâng cao chất lượng tín dụng cũng như giúp ngân hàng xử lý những khoản vay bị rủi ro.

Việc tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào quá trình cho vay của TCTD đối với nông nghiệp và nông thôn giúp nâng cao chất lượng kiểm soát công tác cho vay; Việc liên kết, giúp đỡ nhau sản xuất trong khuôn khổ của các Hội ở địa phương gắn liền với việc cho vay của các TCTD đã góp phần làm cho đồng vốn sử dụng hiệu quả hơn, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi vốn hay xảy ra ở nông thôn.

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 33 - 36)