Khái niệm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 26 - 27)

1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚ

1.2.1 Khái niệm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (từ 70% đến 90%). Mặc dù tỷ trọng của hoạt động tín dụng đang có xu hướng giảm, nhưng đây vẫn luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng. Vậy, tín dụng ngân hàng là gì? Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (tài sản) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định; khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.

Tín dụng ngân hàng thứ nhất dựa trên cơ sở lòng tin. Theo nghĩa nguyên thủy, khái niệm tín dụng nghĩa là tin mà đưa tiền cho sử dụng. Việc ngân hàng và khách hàng có ký kết được hợp đồng tín dụng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc ngân hàng có tin tưởng khách hàng sẽ sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả gốc, lãi đúng thời hạn hay không.

Thứ hai, vì ngân hàng đi vay để cho vay, do đó, mọi khoản tín dụng đều được cấp trong một thời hạn nhất định. Căn cứ để xác định thời hạn trên phụ thuộc vào tính chất thời hạn nguồn vốn của chính ngân hàng và quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Nếu ngân hàng có nguồn vốn dài hạn, ổn định, thì có thể cấp tín dụng dài hạn; ngược lại, nếu nguồn vốn không ổn định và kỳ hạn ngắn, thì chỉ có thể cấp tín dụng ngắn hạn. Đi ngược nguyên tắc trên sẽ dẫn tới việc ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả hoặc gặp rủi ro

thanh khoản. Bên cạnh đó, xác định thời gian luân chuyển vốn của đối tượng vay cũng rất quan trọng. Neu thời hạn cho vay ngắn hơn thời gian luân chuyển vốn thì khi đến hạn thanh toán gốc, lãi, khách hàng sẽ không có nguồn để trả ngân hàng và khoản nợ trở thành nợ xấu. Nếu thời hạn cho vay dài hơn thời gian luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng tiền vay không đúng mục đích, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Thứ ba, tín dụng phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Lãi chính là giá của việc sử dụng vốn vay. Lãi phải đủ để ngân hàng chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận.

Thứ tư, mặc dù là hoạt động tạo ra lợi nhuận chính cho ngân hàng tuy nhiên, tín dụng cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Bởi hoạt động tạo ra nguồn trả nợ cho ngân hàng của khách hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố ngoài tầm kiểm soát. Khi những yếu tố đó xảy ra tất yếu dẫn đến việc khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Thứ năm, tín dụng dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo đảm tiền vay, bảo lãnh..., trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn.

Tóm lại, qua những đặc điểm trên cho thấy, tín dụng luôn luôn dựa trên hai nguyên tắc: Một là vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, và hai là vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu 0503 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 26 - 27)