Đặc điểm nhân lực ngành Phát thanh, Truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 29)

1.1.4.1 Nhân lực và phát triển nhân lực ngành Phát thanh -Truyền hình

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về nguồn lực con người:

Ngân hàng thế giới cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người như thể lực, trí tuệ, kỹ năng, nghề nghiệp”... Mà mỗi cá nhân sở hữu có thể huy động được trong quá

trình sản xuất, kinh doanh hay trong một hoạt động nào đó. Ví dụ như để hoàn thành một tác phẩm báo chí, hay một phóng sự thì tác giả đó phải bỏ công sức đi thu thập tư liệu, lựa chọn những chi tiết đắt giá và kết nối những chi tiết đó để tạo thành một tác phẩm.

Qua các ý kiến khác nhau có thể hiểu nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức. Vì thế xã hội tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.

Số lượng nguồn nhân lực được xác định trên quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, sự tiếp nối các thế hệ, giới tính và sự phân bố dân cư giữa các vùng miền trong cả nước, giữa các ngành kinh tế, giữa các lĩnh vực của đời sống chính trị.

Xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn lực con người, để nguồn lực này có chất lượng ngày càng cao. Muốn thực hiện được điều đó cần có sự quan tâm ngay trong quá trình đào tạo, trong quá trình sử dụng và phân công lao động.

Vai trò của nhân lực trong ngành phát thanh – truyền hình luôn được Mác - Lê Nin, Hồ Chí Minh xem trọng và đề cao. Các Mác cho rằng nhà báo, hay phát thanh viên, phóng viên phải có kiến thức sâu rộng, lý luận khoa học chính xác có tư tưởng rõ ràng phong cách tốt. Ông cho rằng “nhà báo là cuốn bách khoa toàn thư, có khả năng làm việc vào bất kỳ lúc nào, ngày hoặc đêm lúc tỉnh hay lúc ngủ say, viết và hiểu nhanh như máy’’. V. Lê Nin nói: “Nhà báo là người lúc nào cũng sẵn sàng viết được bài”. Mác – Lê Nin và Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò của người lãnh đạo trong các cơ quan báo chí. Đối với tổng biên tập Các Mác coi họ là “ linh hồn chính trị của tờ báo’’, Lê Nin gọi tổng biên tập là “ngọn cờ của toà báo’’ Hồ Chí Minh xác định tổng biên tập và các nhà báo là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá của đảng. Báo chí là cánh tay là cơ quan ngôn luận của Đảng vì thế ngay sau khi cách mạng tháng 10 Nga thành công Lê Nin đã tuyên bố “tất cả cơ quan báo chí, phát thanh – truyền hình khi đã vào trong tay Đảng phải do Đảng viên Đảng cộng sản làm tổng biên tập”. Ý sâu xa của Lê Nin còn ở chỗ báo chí là công cụ, vũ khí sắc bén của chế độ giai cấp không thể trao

vũ khí vào tay kẻ thù. Mác - Lê Nin, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò nguồn nhân lực trong các cơ quan báo chí, PT-TH.

1.1.4.2 Đặc điểm nhân lực ngành Phát thanh - Truyền hình Việt Nam

Phát thanh Truyền hình là loại hình thu hút được sự quan tâm và theo dõi của công chúng. Trong thời gian qua nó đã phát huy tối đa và hoàn thành tương đối tốt việc tham gia hướng dư luận, tuyên truyền chủ trương đường lối của đảng và nhà nước. Phát thanh Truyền hình thu hút tương đối đông đảo nguồn nhân lực tham gia. Do đặc thù Phát thanh Truyền hình truyền tải thông tin tới công chúng bằng lời nói và hình ảnh vì vậy đòi hỏi nguồn nhân lực hoạt động tại đây phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp. Đòi hỏi người phóng viên hoạt động trong đó phải có khả năng viết bài, khả năng quay phim, khả năng quan sát và nhìn nhận sự kiện từ mọi góc độ.

Cơ cấu tổ chức bộ máy trong các Đài Phát thanh Truyền hình bao gồm:

- Tổng giám đốc Đài, các phó tổng Giám đốc, phòng ban biên tập, phóng viên, phòng kỹ thuật, phòng hành chính nhân lực.

Nói chung cơ cấu trong Đài Phát thanh Truyền hình khá đơn giản.

Nguồn nhân lực cho các Đài PT-TH là thế hệ trẻ, năng động. Sau khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, trở thành viên chính của tổ chức thương mại thế giới WTO, sự cạnh tranh thông tin ngày càng trở lên gay gắt hơn. Đội ngũ Đài PT -TH chủ động tích cực tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Truyền bá tri thức khoa học, nâng cao dân trí, tham gia quản lý xã hội, quản lý đất nước.

Chính vì thế ở đội ngũ này có sự nhanh nhạy với các vấn đề xảy ra trong xã hội, đồng thời cũng là đội ngũ góp phần quan trọng trong quá trình tiếp túc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các nhà báo, phát thanh viên đi sâu, tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng, những kiến thức lịch sử văn hoá của dân tộc, nhân loại đến với thế hệ sau, phát huy truyền thống dân tộc trong thời đại mới.

xã hội, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ các nhân tố mới, họ là những người thường xuyên xâm nhập vào cuộc sống đời thường để tìm ra những viên ngọc đang ẩn trong lớp cát xã hội. Kịp thời nêu lên những gương điển hình, giáo dục quần chúng, hướng dẫn dư luận, hướng con người tới Chân-Thiện-Mĩ. Cơ quan Đài PT –TH có vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi cơ quan báo chí, đài phát thanh – truyền hình là vũ khí sắc bén để tuyên tuyền, tập hợp tổ chức và vận động nhân dân. Đông đảo đội ngũ nhà báo, phát thanh viên có trình độ chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân sẽ làm cho đất nước ngày càng phát triển.

Trong đó, đặc biệt trú trọng đến nguồn nhân lực của 2 bộ phận cơ bản là Phóng viên và Biên tập viên:

 Đội ngũ Biên tập viên: Tham mưu, và kết nối, thực hiện hoàn chỉnh các Bản tin chính luận, các chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, phóng sự chuyên sâu hàng ngày. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, phải có tính tổng hợp cao, với góc nhìn đa chiều sự việc.

 Phóng viên: Trực tiếp sản xuất các tin, bài, phản ánh sự việc hơi thở cuộc sống hàng ngày, phản ánh tiếng nói của nhân dân. Phóng viên phải là người đầu tiên tiếp cận hiện trường, năng động, xông xáo, nhạy cảm, đưa tin bằng trái tim ấm và cái đầu lạnh

1.2 Tổng quan thực tiễn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành phát thanh - truyền hình trên thế giới và ở Việt Nam

Về Phát thanh - Truyền hình bao gồm có Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, các Đài Truyền hình khu vực Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, và 64 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho các cơ quan Báo, Đài là một vấn đề hết sức cấp thiết, đội ngũ người làm báo cần được đào tạo theo hệ thống chính quy thường xuyên tích luỹ và học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đây là vấn đề đặt ra cho cơ quan Báo, Đài hiện nay.

vụ giống Việt Nam. Song ngành PT- TH thế giới đang bị chi phối mạnh mẽ bởi xu thế toàn cầu hóa. Yêu cầu bức thiết đặt ra đối với mỗi nhà báo ở nước ngoài là một nhà báo, một phóng viên, một chuyên gia truyền thông cần phải là người làm được nhiều việc, thông thạo nhiều ngôn ngữ, không chỉ viết cho báo in, mà còn làm được báo phát thanh và truyền hình. Mỗi cơ quan báo chí cần phải đào tạo các kỹ năng sản xuất ra các sản phẩm báo chí truyền thông như: tin tức, phóng sự, phóng sự điều tra, bình luận, ý kiến, phỏng vấn và các bài viết về phong cách cuộc sống, phim tài liệu phát thanh truyền hình, phóng sự chuyên đề.

+ Nhưng mô hình quản trị nhân lực tại Đài phát thanh – truyền hình nước ngoài khác với Việt Nam là do Đài nước ngoài hoạt động chủ yếu với mục đích lợi nhuận, còn ở Việt Nam, Đài phát thanh – truyền hình là đơn vị sự nghiệp Nhà nước, là cơ quan phát ngôn của Đảng và Nhà nước phục vụ tuyên truyền, cũng cố gắng nâng cao nguồn thu nhưng không phải bằng mọi giá. Mặc dù có truyền thống và bề dày lịch sử gắn với quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước, nhưng PT-TH nói riêng và báo chí nói chung đang chịu tác động mạnh của Toàn cầu hóa thông tin, Quốc tế hóa báo chí, Đòi hỏi báo chí và ngành PT-TH phải có những thay đổi và điều chỉnh để nắm bắt cơ hội và chủ động với thách thức mà HNQT mang lại. Vấn đề quản trị cần xác định mục tiêu sống còn đó là con người – nguồn nhân lực là quan trọng nhất, có tính quyết định. Chỉ có con người mới có khả năng tiếp thu và vận dụng sáng tạo mọi nguồn lực khác. Đặc biệt đối với ngành báo chí thì NNL lại càng quan trọng hơn, bởi Lenin đã nói: Nói tới báo chí tức là nói tới người làm báo.

+ Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên là cơ quan báo chí thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của cấp uỷ và chính quyền địa phương, phản ánh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và góp phần giáo dục, nâng cao dân trí phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hoá, nghệ thuật cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, giới thiệu, quảng bá hình ảnh Thái Nguyên với cả nước và quốc tế.

Nên khi nghiên cứu, tìm hiểu cách quản trị nhân lực tại các Đài phát thanh truyền hình trên thế giới, theo tác giả thì chúng ta không nên học tập mô hình quản trị nhân lực, mà nên học tập kinh nghiệm về phương pháp quản lý chuyên môn, học tập phương pháp tác

nghiệp, phương pháp đưa tin, cách đầu tư phương tiện hiệu quả.

Đối với các Đài phát thanh – truyền hình trong nước, để tiến kịp xu hướng phát triển toàn ngành thì hàng năm, Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên đã tổ chức đi học tập 1 số Đài ở các tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Quảng Ninh… về mô hình quản lý nói chung.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về phát triển nhân lực nói chung và các công tác xây dựng đội ngũ nhân lực trong cơ quan, đơn vị. Đặc biệt các đơn vị sự nghiệp phải xử lý các nội dung công tác phát triển thông qua các công tác giải quyết vấn đề quan trọng đó là:

- Chất lượng phát triển nhân lực của đơn vị ở mức độ nào, đặc biệt đối với cơ quan Đài Phát thanh – Truyền hình, theo 2 tiêu thức

+ Đánh giá kết quả quản trị đạt đến đâu? Sự hài lòng, thỏa mãn của nhân viên, nhận định về mức độ hài lòng của họ đối với đơn vị.

+ Mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động phát triển nhân lực trong hoạt động của từng bộ phận quản trị nhân lực trong đơn vị.

- Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phát triển nhân lực của đơn vị. - Đơn vị sẽ phát triển nhân lực hàng ngày như thế nào?

Luận văn đã đưa ra các nội dung cơ bản của phát triển nhân lực, nội dung, vai trò và nguyên tắc của phát triển nhân lực, việc phân tích thực trạng công tác tuyển dụng lao động, công tác duy trì và sử dụng nhân lực, công tác đào tạo và phát triển nguồn lực, công tác đề bạt và sa thải lao động để từ đó có cơ sở đánh giá công tác phát triển nhân lực tại Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH THÁI NGUYÊN

2.1 Giới thiệu về Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên

2.1.1 Đặc trưng hoạt động về Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên

Tiếp nối truyền thống từ Đài Phát thanh Việt Bắc, ngày 2/9/1977, chương trình phát thanh đầu tiên được phát sóng - Đài Phát thanh Bắc Thái được ra đời với các chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, phát thanh tiếng Dao, thời sự tổng hợp tiếng Việt và chương trình ca nhạc. Từ thời điểm ấy, Đài Phát thanh Bắc Thái chính thức được công nhận là cơ quan Báo chí hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh Thái Nguyên

Đến năm 1990 Đài đổi tên gọi Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Thái. Ngày 2/9/1992 Đài chính thức phát chương trình truyền hình đầu tiên đánh dấu sự có mặt đầy đủ hai loại hình báo nói, báo hình trên địa bàn tỉnh. Năm 1997, tỉnh Thái Nguyên được tái lập, từ đó đến nay Đài mang tên Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên.

Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, Đài PT-TH Thái Nguyên đã đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, đưa 02 kênh truyền hình TN1, TN2 phủ sóng qua vệ tinh theo chuẩn HD; Kênh TN1 lên mạng truyền hình cáp quốc gia, mạng truyền hình cáp Thái Nguyên, lên mạng MyTV, NextTV, Truyền hình FPT và truyền hình số mặt đất DVB-T2; Kênh truyền hình TN2 lên mạng truyền hình cáp Thái Nguyên, mạng MyTV, trên truyền hình kỹ thuật số mặt đất của VTC. Máy phát thanh FM được đầu tư mới công suất 5 Kw đã cải thiện đáng kể chất lượng và phạm vi phủ sóng.

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đài đã 2 lần được Tỉnh uỷ - UBND tỉnh phê duyệt Phương án tổng thể phát triển sự nghiệp Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên, trong đó xác định 4 mục tiêu cơ bản, đó là:

- Xây dựng đội ngũ những người làm công tác Phát thanh - Truyền hình ; - Tăng cường diện phủ sóng;

- Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng nội dung; - Tăng cường cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật hiện đại.

Về kỹ thuật: Được sự quan tâm của tỉnh, của Trung ương, của hai Đài quốc gia và một số Đài bạn, sau nhiều năm đầu tư Hiện nay Đài đang sản xuất chương trình bằng công nghệ số, phát sóng tự động, truyền dẫn tín hiệu qua mạng cáp quang, mạng internet... Để đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh - truyền hình, Đài đã xây dựng quy định tiêu chuẩn định dạng HD áp dụng thực hiện từ 01/01/2017; chuyển đổi từng bước đến đồng bộ định dạng sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình Thái Nguyên lên chuẩn HD..

Về nội dung: 10 năm về trước, sau khi tái lập tỉnh (1997), Đài Phát thanh – truyền hình Thái nguyên chỉ thực hiện được 3 chương trình truyền hình mỗi tuần; chương trình phát thanh với tổng thời lượng 2h mỗi ngày. Đến năm 2007 Đài thực hiện phát sóng chương trình địa phương mỗi ngày 6h20 phút phát thanh, 9h truyền hình ở ba buổi sáng, trưa và tối với 03 thứ tiếng: Phổ thông, Tày - Nùng và tiếng Dao. Năm 2008 thời lượng phát thanh địa phương nâng lên hơn 7h, chương trình truyền hình lên 10h mỗi ngày.

Sự nghiệp phát thanh, truyền hình Thái Nguyên tiếp tục có sự phát triển về số lượng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)