Một số giải pháp hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại Đài Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 80)

Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên

Bám sát quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy về thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU ngày 29/01/2018 và Kế hoạch số 79/KH-TU ngày 9/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Vận dụng linh hoạt, cụ thể, có lộ trình thích hợp với thực tế của đơn vị.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên thanh - Truyền hình Thái Nguyên

3.2.1 Giải pháp về tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Đài

Thực hiện tổng thể và đồng bộ công tác tổ chức bộ máy, cán bộ sau khi Đề án tổ chức lại bộ máy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể:

- Tinh gọn bộ máy từ 14 phòng chuyên môn còn 10 phòng chuyên môn.

- Lấy tín nhiệm với cả 14 đồng chí Trưởng phòng trên cơ sở tuyên truyền, định hướng theo tiêu chuẩn, điều kiện chức danh phù hợp. Người được bổ nhiệm mới phải đạt 51% phiếu tín nhiệm trở lên và lấy từ cao xuống thấp đến đủ số lượng theo quy định. Các đồng chí Trưởng phòng có tín nhiệm thấp hơn (không tính tỷ lệ tín nhiệm) được điều chuyển bổ nhiệm Phó trưởng phòng theo bộ máy mới và được hưởng phụ cấp chức vụ Trưởng phòng đến hết nhiệm kỳ hiện tại.

- Lấy tín nhiệm với cả 33 đồng chí Phó phòng trên cơ sở tuyên truyền, định hướng theo tiêu chuẩn, điều kiện chức danh phù hợp (không áp dụng đối với 04 đồng chí Trưởng phòng điều chuyển làm Phó phòng). Người được bổ nhiệm mới phải đạt 51% phiếu tín nhiệm trở lên và lấy từ cao xuống thấp đến đủ số lượng theo quy định cho bộ máy mới; Các đồng chí Phó trưởng phòng có tín nhiệm thấp hơn thực hiện miễn nhiệm, được hưởng phụ cấp chức vụ Phó trưởng phòng đến hết nhiệm kỳ hiện tại. - Về số lượng người làm việc theo bộ máy mới: tiến hành xây dựng Đề án vị trí việc làm trên cơ sở đề nghị số lượng người làm việc phù hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2.1.2 Thực hiện giải pháp

Biên chế và HĐ68 được giao năm 2015 là 135 chỉ tiêu, khi bộ máy mới được phê duyệt, thực hiện trên cơ sở đã tinh giản 10% biên chế giai đoạn 2015-2021 (tương đương 13 người) còn lại là 122 người (bao gồm cả HĐ68).

Sắp xếp biên chế, nhân sự các phòng chuyên môn theo quy định của Đề án số 09- ĐA/TU ngày 29/01/208 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đảm bảo lãnh đạo Đài không quá 04 biên chế, mỗi phòng có tối thiểu 07 biên chế. Số lượng cấp phó phòng trực thuộc theo quy định của Đề án số 09-ĐA/TU. Cụ thể:

- 10 Phòng chuyên môn:

(1) Phòng Tổ chức - Hành chính: 10 viên chức và 05 HĐ68, (Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng).

(2) Phòng Dịch vụ và quảng cáo: 10 viên chức (Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng).

(3) Phòng Biên tập: 10 viên chức (Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng). (4) Phòng Thời sự: 15 viên chức (Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng). (5) Phòng Phát thanh: 10 viên chức (Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng).

(6) Phòng Thông tin điện tử và đối ngoại: 10 viên chức (Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng).

(7) Phòng Văn nghệ và giải trí: 11 viên chức (Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng). (8) Phòng Tiếng dân tộc: 07 viên chức (Trưởng phòng và 01 Phó trưởng phòng).

(9) Phòng Bạn nghe đài và xem truyền hình: 07 viên chức (Trưởng phòng và 01 Phó trưởng phòng).

(10) Phòng Kỹ thuật và công nghệ: 23 viên chức (Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng).

3.2.2 Giải pháp tinh gọn bộ máy tại Đài PT - TH Thái Nguyên

3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp

- Về số lượng người làm việc theo bộ máy mới: tiến hành xây dựng Đề án vị trí việc làm trên cơ sở đề nghị số lượng người làm việc phù hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể:

+ Về biên chế sự nghiệp: theo kế hoạch chung của tỉnh, đến năm 2021 Đài PT-TH Thái Nguyên thực hiện tinh giản 10%, tương đương 13 người, so với biên chế được giao năm 2015 còn lại 122 chỉ tiêu; Đến năm 2025 thực hiện giảm tiếp 10% tương

đương 12 người, so với năm 2021 còn lại 110 chỉ tiêu; Đến năm 2030 thực hiện giảm tiếp 10% tương đương 11 người, so với năm 2025 còn lại 99 chỉ tiêu.

+ Về lao động hợp đồng: chủ trương tiến hành cắt giảm với tỷ lệ và lộ trình tương ứng với việc tinh giản biên chế trên cơ sở số lượng người làm việc được phê duyệt và đảm bảo được kinh phí chi trả lương lao động hợp đồng.

3.2.2.2 Nội dung của giải pháp

- Lấy tín nhiệm với cả 14 đồng chí Trưởng phòng trên cơ sở tuyên truyền, định hướng theo tiêu chuẩn, điều kiện chức danh phù hợp. Người được bổ nhiệm mới phải đạt 51% phiếu tín nhiệm trở lên và lấy từ cao xuống thấp đến đủ số lượng theo quy định. Các đồng chí Trưởng phòng có tín nhiệm thấp hơn (không tính tỷ lệ tín nhiệm) được điều chuyển bổ nhiệm Phó trưởng phòng theo bộ máy mới và được hưởng phụ cấp chức vụ Trưởng phòng đến hết nhiệm kỳ hiện tại.

- Lấy tín nhiệm với cả 33 đồng chí Phó phòng trên cơ sở tuyên truyền, định hướng theo tiêu chuẩn, điều kiện chức danh phù hợp (không áp dụng đối với 04 đồng chí Trưởng phòng điều chuyển làm Phó phòng). Người được bổ nhiệm mới phải đạt 51% phiếu tín nhiệm trở lên và lấy từ cao xuống thấp đến đủ số lượng theo quy định cho bộ máy mới; Các đồng chí Phó trưởng phòng có tín nhiệm thấp hơn thực hiện miễn nhiệm, được hưởng phụ cấp chức vụ Phó trưởng phòng đến hết nhiệm kỳ hiện tại. Cụ thể:

Sáp nhập Phòng Tổ chức - Hành chính và Phòng Kế hoạch - Tài chính, lấy tên là Phòng Tổ chức - Hành chính;

Sáp nhập Phòng Kỹ thuật và công nghệ và Phòng Quản lý tư liệu và phương tiện tác nghiệp, lấy tên là Phòng Kỹ thuật và công nghệ;

Sáp nhập Phòng Thông tin điện tử và Phòng Thông tin đối ngoại, lấy tên là Phòng Thông tin điện tử và đối ngoại;

Phòng Sản xuất phim và tổ chức sự kiện: chuyển nhiệm vụ sản xuất phim, quản lý phim sang Phòng Văn nghệ và giải trí; chuyển nhiệm vụ tổ chức sự kiện sang Phòng Dịch vụ và quảng cáo.

Bộ máy mới gồm có: Ban Giám đốc; 10 phòng chuyên môn: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Dịch vụ và quảng cáo; Phòng Biên tập; Phòng Thời sự; Phòng Phát thanh; Phòng Thông tin điện tử và đối ngoại; Phòng Văn nghệ và giải trí; Phòng Tiếng dân tộc; Phòng Kỹ thuật và công nghệ; Phòng Bạn nghe đài và xem truyền hình.

3.2.2.3 Hiệu quả do giải pháp mang lại

Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên

3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp

- Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.

- Giảm chi phí công tác, tăng chất lượng tin bài, tăng tính cạnh tranh cho Đài

- Đảm bảo phân phối công việc cho nhân viên một cách linh hoạt và luôn thích ứng với những biến động của môi trường làm việc.

- Phát huy tối đa tính sáng tạo và năng lực làm việc của nhân viên.

- Đảm bảo nguồn nhân lực với những phẩm chất, kỹ thuật phù hợp để thực hiện công việc đạt hiệu quả cao

3.2.3.2 Nội dung của giải pháp

Trong tình hình hiện nay, muốn có đội ngũ nhân viên có chất lượng cao, hoàn thành tốt mục tiêu của Đài, điều quan trọng là phải biết đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để đảm bảo tính linh hoạt để đối phó với những thay đổi trong môi trường làm việc . Dựa trên yêu cầu của hoạt động thông tin tuyên truyền như cần tin tức, phóng sự, chương trình mới, Đài PT – TH Thái Nguyên tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người lao động. Đài PT – TH Thái Nguyên kết hợp giữa nhu cầu đào tạo

của đơn vị với nhu cầu được nâng cao kiến thức của người lao động. Tránh tình trạng người lao động chưa có nhu cầu nâng cao hiểu biết thì lại bắt buộc phải đi học, khi đó người lao động không hứng thú với việc học, dẫn đến hiệu quả đào tạo không cao, còn người có nhu cầu học lại không được đi học gây ra tâm lý chán nản.

* Các bộ phận trong Đài PT – TH Thái Nguyên cần lập kế hoạch nhu cầu đào tạo trước sao cho khớp với kế hoạch tổng thể: Số lượng bao nhiêu người, loại lao động nào cần được đào tạo, thăm dò ý kiến người lao động để điều hoà nhu cầu của người lao động. * Đài PT – TH Thái Nguyên chọn những lao động trẻ, có triển vọng đối với công việc đang cần và đáp ứng được công việc trong tương lai.

- Đài PT – TH Thái Nguyên có thể kết hợp với phương pháp đào tạo tại chỗ cho người lao động bằng cách thuyên chuyển lao động. Điều này nhằm để tạo ra sự hiểu biết của người lao động đối với các vị trí công việc khác nhau, tạo cho người lao động có cái nhìn toàn diện về các vị trí công việc của Đài PT – TH Thái Nguyên, để có thể thấy được những khó khăn trong từng vị trí công việc. Từ đó người lao động có thể chia sẻ, hợp tác cùng nhau để đạt mục tiêu chung của tổ chức. Hơn nữa, thuyên chuyển lao động giúp cho người lao động thoát khỏi tính đơn điệu của công việc do phải làm mãi một công việc, tạo ra sự hấp dẫn trong công việc mới cho người lao động, điều đó kích thích thái độ học hỏi để có thể đáp ứng với công việc mới, kích thích tinh thần hăng say lao động.

- Ngoài ra nên tổ chức cho cán bộ nhân viên đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của các Đài phát thanh – Truyền hình có uy tín như: Đài phát thanh – Truyền hình Hà Nội, Đài phát thanh – Truyền hình Huế, Đài phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long… về phương pháp quản lý, phương pháp đưa tin, phương pháp đầu tư thiết bị kỹ thuật… để rút ra ưu điểm tốt vận dụng cho Đài PT – TH Thái Nguyên một cách hợp lý.

- Tổ chức các buổi hội thảo về biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền nói chung và bài viết, phóng sự trên các loại hình truyền thông. - Nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng cách mở các lớp học tiếng anh thương mại, mời chuyên gia về giảng dạy cho lãnh đạo và cán bộ quản lý nghiệp vụ để có thể viết tin và

bài thông tin về sự kiện thế giới.

- Đài PT – TH Thái Nguyên nên mở các lớp học về an toàn lao động, giúp người lao động hiểu được tầm quan trọng của bảo hộ lao động trong công việc, công dụng của những loại bảo hộ đó và hướng dẫn họ sử dụng một cách thuận lợi nhất...

Điều đó sẽ nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên về an toàn và vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tạo ra sự an toàn trong lao động là nâng cao sự thỏa mãn nghề nghiệp

Đài có thể áp dụng quy trình đào tạo sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình đào tạo lao động Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

- Phân tích hiệu quả công việc của Đài dưới góc độ ảnh hưởng của trình độ nhân viên. Đánh giá hiệu quả của Đài qua năng suất lao động, chất lượng tin bài, thu hút nguồn quảng cáo

- Phân tích tác nghiệp: So sánh giữa tiêu chuẩn, yêu cầu công việc với trình độ thực tế của nhân viên là xác định kỹ năng hiện có của nhân viên với nhiệm vụ của công việc sắp đảm nhận.

Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định quy mô đào tạo

Thực hiện quá trình đào tạo

- Phân tích tình hình thực hiện của nhân viên: Phân tích đòi hỏi phải đánh giá đúng khả năng và kỹ năng nghề nghiệp của ứng viên.

Nếu ứng viên không làm được việc có thể do những nguyên nhân sau:

+ Do không nắm vững công việc, Đài PT – TH Thái Nguyên cần tiến hành phổ biến yêu cầu công việc.

+ Chưa qua thực hành thì tiến hành thực hành. + Chưa qua đào tạo thì tiến hành đào tạo.

+ Bố trí công việc chưa hợp lý thì bố trí lại cho hợp lý.

Sau khi bố trí lại nhiều lần mà vẫn không làm được việc thì tiến hành sa thải nhân viên đó. Việc cho thôi việc có thể làm cho nhân viên của Đài nghiêm túc hơn trong công tác của mình.

Bước 2: Xác định quy mô đào tạo

Căn cứ vào nhu cầu về nhân viên, nhu cầu nhân viên cần bổ sung, nhu cầu nhân viên cần đào tạo ở từng bộ phận mà tiến hành đào tạo.

Bước 3: Thực hiện quá trình đào tạo

Lựa chọn các phương thức đào tạo thích hợp để quá trình đào tạo được dễ dàng. Bước 4: Đánh giá kết quả đào tạo

Tổ chức kiểm tra, đánh giá những kiến thức kỹ năng mà CB, CNV qua đào tạo, nắm vững. Đây là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình đào tạo nhưng việc đánh giá một cách xác đáng, do vậy Đài cần đào tạo đội ngũ đánh giá có chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật cao. Khi đánh giá cần chú ý các vấn đề sau:

- Kỹ năng mà ứng viên nắm được.

- Khả năng ứng dụng những kỹ năng đó vào công việc thực tế.

đào tạo sau này.

- Sau quá trình đào tạo, Đài PT – TH Thái Nguyên nên tiếp tục bồi dưỡng những nhân viên có khả năng học tập tốt, có tinh thần trách nhiệm

Có thể nói bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho CB, công nhân viên là khoản đầu tư sẽ được đền đáp xứng đáng. Qua quá trình bồi dưỡng nhân viên có thể xác định rõ chức trách công tác. Nhiệm vụ mục tiêu của mình đồng thời nâng cao tri thức và kỹ năng, chuẩn bị đầy đủ về nghiệp vụ thích ứng để thực hiện tốt mục tiêu của Đài. Tùy vào từng yêu cầu của mỗi loại công việc mà có thể đào tạo, nâng cao, bồi dưỡng các kỹ năng sau: - Kỹ năng cơ bản: Giúp đáp ứng yêu cầu cơ bản của công việc.

- Kỹ năng giao tiếp: Bao gồm việc kết nối thông tin, quan hệ giao tiếp, dùng thời gian có hiệu quả.

Sau quá trình đào tạo bồi dưỡng nhân viên phải được tiến hành đánh giá hiệu quả thực hiện công việc để kiểm nghiệm tính hữu hiệu của phương án đào tạo, bồi dưỡng, tìm ra ưu điểm và khuyết điểm, phát hiện nhu cầu mới. Hiệu quả được đo bằng sự cải tiến các biểu hiện công tác, kỹ thuật, thái độ của nhân viên.

3.2.3.3 Hiệu quả do giải pháp mang lại

- Giúp Đài tận dụng nguồn nhân lực hiện có, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của cán bộ công nhân viên nhằm phục vụ cho sản xuất chương trình, nâng cao hiệu quả của đơn vị mình.

- Góp phần làm cho Đài phát triển ổn định và bền vững.

- Giúp cho nhân viên tự kiểm tra mình, nâng cao hứng thú của nhân viên.

3.2.4 Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả và quản lý hiệu quả thành tích làm việc của nhân viên làm việc của nhân viên

3.2.4.1 Mục tiêu của giải pháp

- Nâng cao năng lực thực hiện công việc của nhân viên, dự báo về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 80)