Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 64)

a) Phân tích, xác định nhu cầu đào tạo

Đài PT – TH Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành quy chế đào tạo và bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao trình độ, bao gồm nội dung:

+ Bồi dưỡng huấn luyện thường xuyên + Xét kết thúc hợp đồng

+ Đào tạo tại chức và sau đại học

Nội dung đào tạo của quy chế này áp dụng cho lao động thuộc công chức, viên chức của Đài PT – TH Thái Nguyên

sở cho đào tạo, trả lương... thực hiện chưa tốt nên không có cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo: loại kỹ năng cần đào tạo, đối tượng, thời gian, chương trình đào tạo và hình thức đào tạo (huấn luyện tại nơi làm việc, đào tạo tại chức, chính quy, khóa huẫn luyện chuyên đề).

b) Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

* Dựa trên yêu cầu của hoạt động thông tin tuyên truyền như cần tin tức, phóng sự, chương trình mới, Đài PT – TH Thái Nguyên tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người lao động. Đài kết hợp giữa nhu cầu đào tạo của đơn vị với nhu cầu được nâng cao kiến thức của người lao động. Tránh tình trạng người lao động chưa có nhu cầu nâng cao hiểu biết thì lại bắt buộc phải đi học, khi đó người lao động không hứng thú với việc học, dẫn đến hiệu quả đào tạo không cao, còn người có nhu cầu học lại không được đi học gây ra tâm lý chán nản.

* Các bộ phận trong Đài PT – TH Thái Nguyên cần lập kế hoạch nhu cầu đào tạo trước sao cho khớp với kế hoạch tổng thể của Đài PT – TH Thái Nguyên: Số lượng bao nhiêu người, loại lao động nào cần được đào tạo, thăm dò ý kiến người lao động để điều hoà nhu cầu của người lao động.

* Đài PT – TH Thái Nguyên chọn những lao động trẻ, có triển vọng đối với công việc đang cần và đáp ứng được công việc trong tương lai.

- Đài PT – TH Thái Nguyên có thể kết hợp với phương pháp đào tạo tại chỗ cho người lao động bằng cách thuyên chuyển lao động. Điều này nhằm để tạo ra sự hiểu biết của người lao động đối với các vị trí công việc khác nhau, tạo cho người lao động có cái nhìn toàn diện về các vị trí công việc của Đài PT – TH Thái Nguyên, để có thể thấy được những khó khăn trong từng vị trí công việc. Từ đó người lao động có thể chia sẻ, hợp tác cùng nhau để đạt mục tiêu chung của tổ chức. Hơn nữa, thuyên chuyển lao động giúp cho người lao động thoát khỏi tính đơn điệu của công việc do phải làm mãi một công việc, tạo ra sự hấp dẫn trong công việc mới cho người lao động, điều đó kích thích thái độ học hỏi để có thể đáp ứng với công việc mới, kích thích tinh thần hăng say lao động.

Đài phát thanh – Truyền hình có uy tín như: Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, Đài phát thanh – Truyền hình Huế, Đài phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long… về phương pháp quản lý, phương pháp đưa tin, phương pháp đầu tư thiết bị kỹ thuật… để rút ra ưu điểm tốt vận dụng cho Đài PT – TH Thái Nguyên một cách hợp lý.

- Tổ chức các buổi hội thảo về biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền nói chung và bài viết, phóng sự trên các loại hình truyền thông của Đài.

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng cách mở các lớp học tiếng anh thương mại, mời chuyên gia về giảng dạy cho lãnh đạo và cán bộ quản lý nghiệp vụ để có thể viết tin và bài thông tin về sự kiện thế giới.

- Đ Đài PT – TH Thái Nguyên nên mở các lớp học về an toàn lao động, giúp người lao động hiểu được tầm quan trọng của bảo hộ lao động trong công việc, công dụng của những loại bảo hộ đó và hướng dẫn họ sử dụng một cách thuận lợi nhất...

Điều đó sẽ nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên về an toàn và vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tạo ra sự an toàn trong lao động là nâng cao sự thỏa mãn nghề nghiệp.

c) Đánh giá kết quả công tác đào tạo

Tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện công tác đào tạo của mỗi bộ phận Đài PT – TH Thái Nguyên cũng như các bộ phận khác là bằng cấp, chứng chỉ. Thực ra, tiêu chí trên chỉ là một phần rất nhỏ kết quả của hoạt động đào tạo, phần chính là trình độ lành nghề của người lao động, khả năng hoàn thành công việc của họ, mức độ đáp ứng sự thay đổi của công việc cũng như chi phí đào tạo thì không được đề cập đến. Kết quả đánh giá lại vì vậy mà không phản ánh được thực chất hiệu quả công tác đào tạo của Đài PT – TH Thái Nguyên. Cũng từ đó, không có thông tin phản hồi để hiệu chỉnh công tác đào tạo phát triển tại mỗi bộ phận trong Đài PT – TH Thái Nguyên

2.2.6 Công tác quy định lao động, thuyên chuyển và đề bạt, khen thưởng và kỷ luật lao động

a. Quy định lao động

Giờ làm việc: Sáng từ 7h đến 11h30 Chiều từ 13h đến 17h3

- Đối với khối hành chính làm việc theo giờ hành chính ngày làm 8 tiếng - Đối với khối kỹ thuật làm việc theo ca

- Đối với khối sản xuất chương trình làm việc theo khối lượng công việc yêu cầu cho việc phát thanh, phát sóng

* Về thời gian nghỉ ngơi

- Khối hành chính nghỉ theo quy định của pháp luật

- Các khối còn lại nghỉ theo thời gian yêu cầu của công việc

- Các quyết định về nghỉ phép hàng năm, nghỉ lễ – tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương, nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản áp dụng theo các điều khoản của Luật lao động.

* Một số nội quy làm việc khác của Đài

- Khi đến cơ quan ăn mặc lịch sự, kín đáo, phải đeo thẻ công chức

- Ra vào cổng bằng xe 2 bánh phải xuống xe dẫn bộ, để xe đúng nơi quy định

- Không được mang chất cháy nổ chất dễ cháy vào cơ quan, luôn có ý thức phòng chống chữa cháy, giữ gìn cơ quan sạch đẹp an toàn

- Khi đưa các trang thiết bị tác nghiệp ra khỏi cơ quan phải có phiếu xuất kho, các loại hàng hoá khác phải có giấy xác nhận của phòng Tổ chức hành chính

- Khi hết giờ làm việc, trước khi ra về phải ngắt điện, các thiết bị dùng điện, khoá cửa cẩn thận

- Khi có nhu cầu làm việc ban đêm phải có giấy đăng ký ghi rõ số người, thời gian làm việc được lãnh đạo phòng chuyên môn đồng ý, phòng Tổ chức hành chính xác nhận - Tham gia giao ban đầu tuần, họp cơ quan định kỳ hay đột xuất đầy đủ và đúng giờ, vắng phải có lý do

- Giũ gìn trật tự vệ sinh trong trụ sở, nơi làm việc

- Tiếp khách, người thân, bạn bè ở nhà chờ trước cổng bảo vệ.

b. Thuyên chuyển và đề bạt

Thuyên chuyển, đề bạt có ảnh hưởng rất lớn sự thỏa mãn nghề nghiệp. Nhưng qua thực tế tác giả thấy rằng công việc này ở Đài PT – TH Thái Nguyên vẫn chưa thực hiện một cách có hiệu quả.

Mặc dù hoạt động này thực sự tạo sự thỏa mãn nghề nghiệp cho người lao động, hay nói cách khác công tác quản trị nhân lực Đài PT – TH Thái Nguyên đưa ra các quy định sau:

+ Thuyên chuyển và đề bạt phải thoả mãn nhu cầu của người lao động, các nhà quản lý cần quan tâm xem việc thuyên chuyển, đề bạt có thoả mãn nhu cầu của người lao động hay không, người lao động có hài lòng về công việc mới hay không.

+ Người lao động có đủ khả năng và kiến thức, phẩm chất và lòng nhiệt tình để thực hiện công việc mới đó hay không. Nếu người lao động được bố trí công việc không đúng với trình độ của họ sẽ làm cho họ cảm thấy chán nản, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Do đó trước khi thuyên chuyển hay đề bạt cần căn cứ vào sự thực hiện công việc của người lao động ở công việc hiện tại và những yêu cầu đối với công việc mới. Tránh tình trạng người lao động khi làm công việc mới không phát huy được năng lực của mình

+ Thuyên chuyển, đề bạt phải đảm bảo sự công bằng và hợp lý, phải công khai như vậy người lao động sẽ không bất bình, nếu như công việc này thực hiện tốt sẽ giúp cho người lao động phấn đấu để vươn lên trong công việc, tạo ra sự hi vọng cho người lao động.

+ Thuyên chuyển, đề bạt phải trên cơ sở yêu cầu của công việc: Tránh tình trạng thuyên chuyển, đề bạt bừa bãi dẫn đến ở vị trí này thì thừa lao động, ở vị trí kia lại thiếu lao động. Điều đó gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động quản trị, mặt khác người lao động ở vị trí mới họ sẽ cảm thấy chán nản do không có việc làm.

Công việc này có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động chính vì vậy Đài Thái Nguyên đã thường xuyên theo dõi, giám sát hiệu quả công việc để phát hiện ra những người thực sự có năng lực đồng thời tiến hành bỏ phiếu kín khi đề bạt một người vào vị trí công việc cao hơn, sau đó thăm dò ý kiến của quần chúng.

Đối với công tác đề bạt, thăng tiến, Đài PT – TH Thái Nguyên lập kế hoạch nhân lực và có sự chuẩn bị lựa chọn để quy hoạch, đào tạo, do đó thường chủ động trong các trường hợp phải thuyên chuyển cán bộ từ bộ phận này sang bộ phận khác.

Dự kiến kế hoạch tinh giản lãnh đạo cán bộ tại cơ quan - Lãnh đạo Phó, trưởng phòng: Giảm 19 Phó, trưởng phòng - Tinh giản 11 biên chế từ năm 2017 đến năm 2020

c. Khen thưởng- Kỷ luật

* Khen thưởng

Cuối mỗi năm Đài PT – TH Thái Nguyên tổ chức khen thưởng cho tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm. Ngoài ra Đài còn khen thưởng đột xuất cho các công chức, phòng ban lập thành tích trong các đợt phát động thi đua của cơ quan.

* Kỷ luật

Kỷ luật lao động có vai trò to lớn trong hoạt động quản trị nhân lực, để thống nhất hành động của người lao động, uốn nắn những hành vi không tích cực, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực, để có thể đạt được mục tiêu cuối cùng của tổ chức. Theo học thuyết kỳ vọng của Herzberg về quản trị nhân lực thì kỷ luật cũng là biện pháp tạo sự thỏa mãn nghề nghiệp.

Đứng trên quan điểm lao động : Kỷ luật lao động là sự chấp hành và thực thi một cách tự nguyện, tự giác của người lao động về các nội quy, quy chế của công ty nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, của người lao động.

động những hành vi tích cực, không chỉ như vậy kỷ luật nghiêm minh còn giúp cho người lao động biết được những hành vi nào sẽ được tổ chức chấp nhận, để từ đó họ có ý thức tự giác về hành vi của mình. Chấp hành kỷ luật lao động tức là người lao động đã tạo ra cho mình sự tự do riêng, vì khi đó người lao động sẽ không bị nhắc nhở, họ sẽ cảm nhận được sự tôn trọng từ người khác đối với mình. Tuy nhiên kỷ luật phải nghiêm minh không phân biệt người này người khác có như vậy mới tạo ra tâm lý thoải mái cho người lao động.

Đứng trên giác độ về công nghệ : Kỷ luật lao động là sự chấp hành một cách chính xác các quy trình công nghệ, các chế độ làm việc. Như vậy ý thức kỷ luật lao động tốt sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động cho người lao động từ đó là động thúc đẩy người lao động làm việc.

Để kỷ luật được nghiêm minh Đài PT – TH Thái Nguyên đã tiến hành các công tác sau: - Trước hết : Phổ biến về nội quy kỷ luật cho người lao động để ngăn ngừa những hành vi bị kỷ luật

- Hướng dẫn thảo luận nhằm kiểm điểm tình hình kỷ luật lao động ở các đơn vị, các tổ, đội.

- Theo dõi chặt chẽ hơn quá trình lao động của người lao động để kịp thời phát hiện những biểu hiện của hành vi vi phạm kỷ luật lao động, để kịp thời uốn nắn hành vi người lao động

- Những hành vi vi phạm kỷ luật phải được kỷ luật kịp thời, bất kể là đối tượng nào đều bị kỷ luật, như vậy mới tạo ra hiệu quả của công tác kỷ luật lao động.

Áp dụng cho những trường hợp vi phạm nội quy, quy chế của Đài hay gây thiệt hại tài sản cho Đài. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà Đài có các hình thức kỷ luật, phê bình, khiển trách, cảnh cáo, cho thôi việc. Nếu vi phạm gây thiệt hại đến tài sản của Đài thì phải bồi thường số thiệt hại đã gây ra theo quy định của pháp luật.

d. Sa thải

Nguyên phải đối mặt với vấn đề lao động vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm công tác quản lý... trong cán bộ công nhân của Đài PT – TH Thái Nguyên vẫn tồn tại.

Từ năm 2016 - 2017 đến nay Đài đã sa thải 1 đồng chí do vi phạm kỷ luật. Tuy nhiên, tình trạng nể nang, né tránh vấn đề chạm tới quyền lợi lao động diễn ra phổ biến ở các cấp quản trị, khiến cho việc sa thải lao động vi phạm kỷ luật lao động không trở thành công cụ hữu hiệu trong việc lập lại trật tự nơi làm việc, nâng cao ý thức lao động. Từ đó xuất hiện tư tưởng trong một bộ phận không nhỏ người lao động cho rằng đã vào được Đài PT – TH Thái Nguyên là đương nhiên được hưởng các chế độ thù lao, cơ sở vật chất mà không cần phải phấn đấu gì nhiều vì lương ngân sách vẫn vậy, giảm động cơ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

2.2.7 Đánh giá thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ:

- Trường hợp nâng lương trước thời hạn:

+ Phù hợp với các quy định bổ nhiệm, đề bạt, thuyên chuyển, hạ bậc lương.

+ Trường hợp người lao động có thành tích xuất sắc trong quá trình làm việc thì được điều chỉnh tăng lương trước thời hạn

Thành tích xuất sắc bao gồm những trường hợp sau: + Đạt chiến sỹ thi đua trong phong trào thi đua

+ Có sáng kiến kỹ thuật áp dụng đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực báo chí + Phát minh quản lý, điều hành

2.2.8 Thông qua các công tác phúc lợi và dịch vụ khác

* Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Để đảm bảo về cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm làm việc, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Đài PT – TH Thái Nguyên ngay từ buổi đầu hoạt động và được tiến hành theo đúng Bộ luật lao động, các quy định của Nhà nước và quy chế của. Hằng năm Đài PT – TH Thái Nguyên đều tính nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, và xét nộp cho người lao động đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội.

Hiện nay tại Đài PT – TH Thái Nguyên việc trích các khoản BHYT, BHXH, BHTN, kinh phí công đoàn theo quy định của Nhà nước.

+ BHXH trích 18% trong quỹ lương của cơ quan, 8% trừ trong lương của mỗi cán bộ công chức

+ BHYT trích 3% trong quỹ lương của cơ quan, 1,5% trừ trong lương của mỗi cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 64)