Công tác phân công công tác và đánh giá kết quả lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 59 - 64)

2.2.4.1 Hợp đồng lao động

Mọi nhân viên khi làm việc cho Đài PT – TH Thái Nguyên phải kí kết hợp đồng lao động theo mẫu qui định tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Hợp đồng lao động được kí kết trong các điều kiện sau:

+ Nhân viên mới tuyển dụng.

+ Hợp đồng cũ đã hết hiệu lực và cả hai bên đều muốn tiếp tục kí kết hợp đồng.

Hợp đồng lao động phải được viết thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Tùy thuộc vào bản chất, yêu cầu của công việc và điều kiện cụ thể của nhân viên, Đài PT – TH Thái Nguyên sẽ kí kết hợp đồng cho phù hợp.

Kết thúc hợp đồng

* Chấm dứt hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động tự chấm dứt trong các trường hợp: do hết hạn, cả hai bên đồng ý kết thúc

* Nhân viên đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Nhân viên không kí kết hợp đồng nữa vì gặp vấn đề bản thân hay gia đình.

Nhân viên phải chấm dứt hợp đồng theo yêu cầu của bác sỹ. Trường hợp này phải có giấy chứng nhận của bác sỹ bệnh viện.

* Đài đơn phương chấm dứt hợp đồng

+ Nhân viên không tuân thủ đầy đủ các điều khoản được kí kết trong hợp đồng.

+ Nhân viên bị đánh giá là cẩu thả trong thực hiện trách nhiệm hay không đáp ứng nhu cầu công việc sẽ nhận thư nhắc nhở. Đến đợt đánh giá kế tiếp, nếu nhân viên đã nhận thư nhắc nhở mà vẫn tiếp tục thói quen cẩu thả trong công việc thực hiện trách nhiệm của mình hoặc không hoàn thành công việc, Đài PT – TH Thái Nguyên sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng với nhân viên đó.

2.2.4.2 Phân công công tác

Quá trình sử dụng và phân công công tác tại Đài PT – TH Thái Nguyên là quá trình phân công nhiệm vụ theo khối quản lý, và các phòng chuyên môn theo cơ cấu tổ chức của Đài. Hiện tại Đài PT – TH Thái Nguyên có 14 phòng chuyên môn, giữa các khối có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ. Đối với ngành Phát thanh – Truyền hình, do đặc thù về sản phẩm, hiệp tác về lao động, về không gian cũng như thời gian đòi hỏi diễn ra hết sức chặt chẽ giữa các bộ phận trong cùng một tác phẩm cũng như các bộ phận không cùng sản xuất ra tác phẩm. Xét một cách tổng thể, hiệp tác lao động của toàn ngành, hay giữa các bộ phận chuyên môn của Đài PT – TH Thái Nguyên là phù hợp với trình độ lao động xã hội.

2.2.4.3 Đánh giá kết quả lao động

- Hình thức trả lương tại Đài PT – TH Thái Nguyên là hình thức trả lương tháng, hưởng theo hệ thống thang bảng lương Ngân sách. Bảng lương của Đài được thông qua Sở Nội vụ, theo quy định.

- Lương để trả cho cán bộ công nhân viên là do ngân sách Nhà nứơc cấp và thang bảng lương của Đài rất đa dạng được tính theo:

+ Mã số ngạch lương (phụ thuộc vào trình độ chuyên môn) + Hệ số lương

+ Hệ số phụ cấp chức vụ

* Mức lương khởi điểm của một viên chức được tính theo hệ số lương tăng dần tùy theo trình độ học vấn của mỗi viên chức, thực hiện theo Nghị định số 204/2004 ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; và Nghị định số 66/2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức. - Công chức có trình độ công nhân và trung cấp nếu hoàn thành nhiệm vụ, công tác tốt, thì được phòng tổ chức lập danh sách xin ý kiến hội đồng xét duyệt của Đài đồng ý ra quyết định lên lương, hệ số điều chỉnh theo thời hạn được tính từ lần nâng lương này đến lần nâng lương kế tiếp là 2 năm.

- Công chức có trình độ cao đẳng và đại học có thời hạn nâng lương là 3 năm 1 lần. - Hệ số phụ cấp chức vụ: CHỨC VỤ HỆ SỐ Giám đốc Đài 0,9 Phó giám đốc đài 0,7 Trưởng các phòng ban 0,5 Phó các phòng ban 0,3 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

- Mỗi năm được điều chỉnh lương 2 lần do cán bộ phụ trách tiền lương của Đài chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo. Đài thanh toán tiền lương cho cán bộ công chức từ ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng

- Ngoài khoản lương căn bản trên, để khuyến khích đến cán bộ viên chức hàng tháng Đài trích từ nguồn thu tiết kiệm trong các hoạt động thường xuyên cho mỗi cán bộ

viên chức bình quân là 1.000.000 đồng/tháng. Nếu cán bộ viên chức hoàn thành xuất sắc chuyên môn, tham gia đầy đủ công tác đoàn thể, chấp hành tốt các nội quy quy định của cơ quan. Đây cũng là phần đánh giá xếp loại cán bộ viên chức hàng tháng và làm cơ sở cho việc xét thi đua cả năm.

* Trong 3 năm 2015-2017 bảng lương của toàn Đài PT – TH Thái Nguyên bao gồm : Bảng 2.6 Sự biến động thu nhập của người lao động giai đoạn 2015- 2017 (Đơn vị tính:VNĐ)

Stt Diễn giải Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng chi 8.527.493.400 9.672.300.000 13.075.000.000

1 Tổng quỹ lương 4.105.839.400 4.532.000.000 6.335.000.000

2 Bảo hiểm xã hội+Bảo hiểm y tế +Kinh phí

công đoàn 230.000.000 487.000.000 535.000.000

3 Chi phí đào tạo 85.020.000 99.000.000 108.000.000

4 Nhuận bút, sản xuất chương trình 4.106.634.000 4.554.300.000 6.097.000.000

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) 0 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 12,000,000,000 14,000,000,000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng thu nhập Tổng quỹ lương BHXH+BHYT+K PCĐ

Chi phí đào tạo Nhuận bút, sản xuất chương trình

Tổng chi của Đài PT – TH Thái Nguyên năm 2015 tăng 3.402.700.000 đ, tương ứng tăng 35,18% so năm 2014. Do tổng quỹ lương tăng 1.803.000.000đ, tương ứng tăng 39,78% so năm 2014; Nhuận bút, sản xuất chương trình tăng 1.542.700.000đ, tương ứng tăng 33,87% so năm 2014.

b. Thu nhập từ nhuận bút

Công tác trả thù lao nhuận bút của Đài PT – TH Thái Nguyên được thực hiện theo Nghị định số 61/2013 quy định chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản

Quỹ nhuận bút dùng để trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được sử dụng; trả thù lao, lợi ích vật chất; tổ chức các hoạt động khuyến khích sáng tạo, không sử dụng vào mục đích khác. Hiện tại Quỹ nhuận bút của Đài hàng năm được UBND tỉnh duyệt theo dự toán năm. Năm 2015, quỹ nhuận bút của Đài PT – TH Thái Nguyên là 4,1 tỷ; năm 2016 là 4,5 tỷ, năm 2017 là 6,1 tỷ.

Tác giả làm việc theo chế độ hợp đồng với cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm, sáng tạo tác phẩm ngoài định mức được giao của cơ quan báo chí, được hưởng 100% nhuận bút.

Người thuộc cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí ngoài định mức được giao, hưởng 100% thù lao.

Hệ số tối đa nhuận bút tác phẩm báo in, báo điện tử từ 10-50

Đối tượng được hưởng nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử gồm: - Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo chí sử dụng; - Lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên và những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm báo chí;

- Người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí.

Khung nhuận bút cho tác phẩm báo in, báo điện tử được quy định hệ số tối đa là 10 đối với tin, trả lời bạn đọc, tranh, ảnh. Đối với thể loại chính luận, phóng sự, ký (một kỳ),

bài phỏng vấn, sáng tác văn học, nghiên cứu thì hệ số tối đa là 30. Riêng thể loại trực tuyến, Media thì hệ số tối đa là 50.

Đối với tác phẩm báo nói, báo hình thì hệ số tối đa cho thể loại tin, trả lời bạn đọc là 10; đối với thể loại chính luận, phóng sự, ký (một kỳ), bài phỏng vấn, sáng tác văn học, nghiên cứu, hướng dẫn khoa học giáo dục là 30 và tọa đàm, giao lưu là 50.

Trong đó, giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở.

Tiền nhuận bút được tính căn cứ vào số lượng tác phẩm và tiền lương 1 điểm. Phóng viên đi làm, sáng tác tác phẩm được chấm điểm, lãnh đạo chấm điểm. Tiền lương nhuận bút 1 điểm được tính bằng giá trị duyệt dự toán nhuận bút năm chia 12 tháng, để tính cho 1 tháng chia cho tổng số điểm cả cơ quan ra tiền lương cơ sở.

Thang điểm chấm theo bài viết, tác phẩm phim.. phụ thuộc vào nguồn ngân sách tỉnh. Tuy nhiên phương pháp chấm điểm có phân biệt giữa tác giả có thâm niên, không có thâm niên. Định mức khoán theo phóng viên bậc 1, phóng viên bậc 2, đối với cán bộ, CNV dưới 50 tuổi 100% định mức, trong độ tuổi 50-55 được trừ 40% định mức, trên 55 tuổi được trừ 50% định mức. Qua đó cho thấy thu nhập từ nhuận bút đánh giá chưa đúng với năng suất lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 59 - 64)