Giới thiệu về Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 35)

2.1.1 Đặc trưng hoạt động về Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên

Tiếp nối truyền thống từ Đài Phát thanh Việt Bắc, ngày 2/9/1977, chương trình phát thanh đầu tiên được phát sóng - Đài Phát thanh Bắc Thái được ra đời với các chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, phát thanh tiếng Dao, thời sự tổng hợp tiếng Việt và chương trình ca nhạc. Từ thời điểm ấy, Đài Phát thanh Bắc Thái chính thức được công nhận là cơ quan Báo chí hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh Thái Nguyên

Đến năm 1990 Đài đổi tên gọi Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Thái. Ngày 2/9/1992 Đài chính thức phát chương trình truyền hình đầu tiên đánh dấu sự có mặt đầy đủ hai loại hình báo nói, báo hình trên địa bàn tỉnh. Năm 1997, tỉnh Thái Nguyên được tái lập, từ đó đến nay Đài mang tên Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên.

Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, Đài PT-TH Thái Nguyên đã đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, đưa 02 kênh truyền hình TN1, TN2 phủ sóng qua vệ tinh theo chuẩn HD; Kênh TN1 lên mạng truyền hình cáp quốc gia, mạng truyền hình cáp Thái Nguyên, lên mạng MyTV, NextTV, Truyền hình FPT và truyền hình số mặt đất DVB-T2; Kênh truyền hình TN2 lên mạng truyền hình cáp Thái Nguyên, mạng MyTV, trên truyền hình kỹ thuật số mặt đất của VTC. Máy phát thanh FM được đầu tư mới công suất 5 Kw đã cải thiện đáng kể chất lượng và phạm vi phủ sóng.

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đài đã 2 lần được Tỉnh uỷ - UBND tỉnh phê duyệt Phương án tổng thể phát triển sự nghiệp Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên, trong đó xác định 4 mục tiêu cơ bản, đó là:

- Xây dựng đội ngũ những người làm công tác Phát thanh - Truyền hình ; - Tăng cường diện phủ sóng;

- Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng nội dung; - Tăng cường cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật hiện đại.

Về kỹ thuật: Được sự quan tâm của tỉnh, của Trung ương, của hai Đài quốc gia và một số Đài bạn, sau nhiều năm đầu tư Hiện nay Đài đang sản xuất chương trình bằng công nghệ số, phát sóng tự động, truyền dẫn tín hiệu qua mạng cáp quang, mạng internet... Để đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh - truyền hình, Đài đã xây dựng quy định tiêu chuẩn định dạng HD áp dụng thực hiện từ 01/01/2017; chuyển đổi từng bước đến đồng bộ định dạng sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình Thái Nguyên lên chuẩn HD..

Về nội dung: 10 năm về trước, sau khi tái lập tỉnh (1997), Đài Phát thanh – truyền hình Thái nguyên chỉ thực hiện được 3 chương trình truyền hình mỗi tuần; chương trình phát thanh với tổng thời lượng 2h mỗi ngày. Đến năm 2007 Đài thực hiện phát sóng chương trình địa phương mỗi ngày 6h20 phút phát thanh, 9h truyền hình ở ba buổi sáng, trưa và tối với 03 thứ tiếng: Phổ thông, Tày - Nùng và tiếng Dao. Năm 2008 thời lượng phát thanh địa phương nâng lên hơn 7h, chương trình truyền hình lên 10h mỗi ngày.

Sự nghiệp phát thanh, truyền hình Thái Nguyên tiếp tục có sự phát triển về số lượng và chất lượng các chương trình tuyên truyền, tham gia tuyên truyền các sự kiện lớn của đất nước, như cử phóng viên trực tiếp có mặt để tuyên truyền Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, về cao điểm tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017…; tiếp tục khẳng định vị thế của một Đài mạnh trong khu vực khi tổ chức sản xuất thành công phim truyện truyền hình: “Dưới cờ phục quốc” năm 2014, “Tể tướng Lưu Nhân Chú” năm 2015, đăng cai tổ chức nhiều sự kiện lớn của tỉnh như cuộc thi “Người đẹp xứ Trà” các năm 2011, 2013,2015, 2017; Trước nhiều khó khăn thách thức của thị trường truyền thông cả nước, Đài PT-TH Thái Nguyên tiếp tục giữ ổn định nguồn thu tiếp tục phát triển sự nghiệp. Đặc san PT-TH Thái Nguyên phát hành từ 6 đến 9 số/năm, góp phần đa dạng hóa nguồn thông tin đến với mọi tầng lớp nhân dân. Trang thông tin điện tử được nâng cấp hoạt động với giao diện mới, bố cục rõ ràng, hiện đại, hệ thống quản trị chuyên nghiệp

phù hợp với cấu trúc một Tòa soạn Báo điện tử; ngoài phiên bản chạy trên máy vi tính, thì Trang thông tin điện tử còn tự động nhận diện và chạy trên các thiết bị di động, máy tính bảng và phát sóng trực tuyến.

Có thể khẳng định trong những năm gần đây nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình Thái nguyên, Báo điện tử đã có bước tiến dài cả về thời lượng và chất lượng với nội dung đa dạng, phong phú, hình thức thể hiện ngày càng hấp dẫn hơn. Điều đó được khẳng định qua các kỳ liên hoan phát thanh, truyền hình hàng năm do hai Đài Quốc gia tổ chức. Chỉ tính 05 năm trở lại đây (2012-2017) Đài đã có 04 tác phẩm đạt giải vàng, 07 tác phẩm đạt giải bạc và 12 tác phẩm được tặng bằng khen, gần đây nhất là 1 giải Vàng Phát thanh toàn quốc thể loại phóng sự được tổ chức vào tháng 5/2018 tổ chức tại Nghệ An.

Với những thành tích và kết quả đạt được trong chặng đường 1/3 thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III, Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen; Nhiều Bộ, Ban, Ngành của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên đã tặng nhiều Bằng khen các tập thể và cá nhân của Đài.

Phát huy truyền thống, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của Phương án tổng thể phát triển sự nghiệp Phát thanh - Truyền hình của tỉnh. Nâng cao chất lượng nội dung từ các bản tin, chương trình thời sự, chuyên mục, chuyên đề, văn nghệ - thể thao ... trên cả 4 loại hình báo chí: Phát thanh, Truyền hình, Báo điện tử, Tạp chí phát thanh - truyền hình nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí ngày càng cao của công chúng. Xây dựng đội ngũ những người làm công tác Phát thanh - Truyền hình có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng và có chuyên môn giỏi. Tiếp tục củng cố và phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể, xây dựng cơ quan văn hoá phục vụ đắc lực nhiệm vụ trong giai đoạn mới./.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động hiện nay của Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên nay của Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên

* Vị trí, chức năng:

Đài PT- TH Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh bằng các chương trình phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử và tạp chí. Đài chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình; thực hiện sự hướng dẫn của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam về nghiệp vụ và kỹ thuật phát thanh, truyền hình.

* Nhiệm vụ

- Tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình, báo điện tử, tạp chí phát thanh, truyền hình về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy, chính quyền địa phương

- Giới thiệu những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, phê phán cái xấu, cái tiêu cực, qua đó góp phần vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhân dân.

- Xây dựng, sản xuất, khai thác các chương trình thời sự, chuyên đề, văn nghệ, phim truyện, giải trí để phát sóng phục vụ nhân dân trong tỉnh.

- Phối hợp sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình và cung cấp tin, bài cho Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên

- Đài PT-TH Thái Nguyên tính thời điểm cuối năm 2017. Tổng số cán bộ viên chức và lao động hợp đồng hiện nay là 222 người, trong đó: Biên chế được tỉnh giao năm 2018 là 132 chỉ tiêu

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Đài PT – TH Thái Nguyên BAN GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC

Khối kỹ thuật Khối

Nghiệp vụ Phòng Tổ chức-Hành chính Phòng Kế hoạch-Tài chính Phòng Kỹ thuật và công nghệ Khối nội dung Phòng biên tập Phòng Thời sự Phòng Văn nghệ và giải trí Phòng Tiếng dân tộc Phòng Phát thanh Phòng Thông tin điện tử Phòng SX phim và Tổ chức sự kiện Phòng Dịch vụ và Quảng cáo Phòng QL tư liệu và PT tác nghiệp Phòng Thông tin đối ngoại Phòng Bạn nghe đài và xem truyền hình

* Chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn:

1. Phòng Biên tập

- Tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng khung chương trình trên 02 kênh truyền hình hàng ngày, từng tuần, từng tháng và cả năm.

- Tổ chức thực hiện công việc thư ký biên tập; Tổng đạo diễn các chương trình phát sóng hàng ngày.

- Tổ chức thực hiện các chương trình đệm, hình hiệu, cổ động, video clip giới thiệu, quảng bá các chương trình theo lịch phát sóng của Đài.

- Tổ chức thực hiện chuyên mục Hộp thư Bạn nghe đài - xem truyền hình. - Tổ chức biên tập, phát hành Tạp chí PT-TH Thái Nguyên.

2. Phòng Thời sự

- Tham mưu và trực tiếp thực hiện kế hoạch tuyên truyền của Ban biên tập; Thực hiện hoàn chỉnh các Bản tin thời sự trong tỉnh, trong nước và quốc tế; các chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, phóng sự chuyên sâu hàng ngày.

- Biên dịch, biên tập các tin tức quốc tế phục vụ cho chương trình

- Thực hiện và phối hợp thực hiện các chương trình đối thoại, toạ đàm, bình luận, giao lưu, các chương trình truyền hình trực tiếp, phát thanh trực tiếp với các phòng và các bộ phận liên quan.

- Phối hợp thực hiện tin, bài cho Báo điện tử và chương trình phát thanh; Cộng tác, cung cấp tác phẩm thời sự, phóng sự, chuyên đề với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài, các cơ quan báo chí của trung ương và địa phương khác

3. Phòng Thông tin đối ngoại

- Tổ chức sản xuất các Bản tin thời sự trong nước, quốc tế, bản tin thời sự Thái Nguyên bằng tiếng nước ngoài (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc…).

lọc, biên dịch, biên tập các chương trình phù hợp để phát sóng trong chương trình truyền hình Thái Nguyên.

- Nghiên cứu, tham mưu cho Ban giám đốc về hợp tác quốc tế để sản xuất, trao đổi chương trình, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực...

- Quản lý và khai thác các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc in, thu, biên tập, sản xuất các chương trình từ vệ tinh.

- Phối hợp thực hiện tin, bài cho thời sự, chuyên đề, cho Trang thông tin điện tử, Đặc san và chương trình phát thanh.

- Quản lý, xác định và hoàn chỉnh các tư liệu gốc do Phòng thực hiện đề xuất giao nộp vào lưu trữ; Tổng hợp thanh toán nhuận bút tác phẩm, sản phẩm do phòng thực hiện.

4. Phòng Bạn nghe đài và xem truyền hình

- Tiếp nhận, biên tập các thông tin qua đơn thư và ý kiến của bạn nghe đài - xem truyền hình. Xử lý thông tin theo qui định của Luật báo chí và các qui định của pháp luật hiện hành.

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên sóng phát thanh, truyền hình Thái Nguyên.

- Phối hợp thực hiện tin, bài cho thời sự, chuyên đề, cho Trang thông tin điện tử, Đặc san và chương trình phát thanh.

- Quản lý, xác định và hoàn chỉnh các tư liệu gốc do Phòng thực hiện đề xuất giao nộp vào lưu trữ; Tổng hợp thanh toán nhuận bút tác phẩm, sản phẩm do phòng thực hiện.

5. Phòng Phát thanh

- Tham mưu cho BGĐ xây dựng khung chương trình phát thanh.

- Thực hiện hoàn chỉnh các Chương trình thời sự, Bản tin thời sự phát thanh hàng ngày và các chuyên đề, chuyên mục, phóng sự chuyên sâu.

- Thực hiện các chương trình phát thanh trực tiếp; Phối hợp thực hiện các chương trình đối thoại, toạ đàm, bình luận, giao lưu, truyền hình trực tiếp với các phòng và các bộ

phận liên quan.

- Phối hợp thực hiện tin, bài cho thời sự, chuyên đề, cho truyền hình và Báo điện tử; Cộng tác, cung cấp tác phẩm cho Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí khác.

6. Phòng Thông tin điện tử

- Quản lý, biên tập các tin, bài, audio-video clip, các chương trình PT-TH do Đài sản xuất trên Báo điện tử; Thực hiện các tin, bài, ảnh cho Báo điện tử; Thực hiện các nội dung công việc khác khi được Ban giám đốc phân công.

- Khai thác các chương trình qua mạng Internet, biên tập phục vụ cho chương trình của Đài theo chỉ đạo của Ban biên tập.

- Phối hợp thực hiện các chương trình thời sự, chuyên đề, chương trình truyền hình trực tiếp, phát thanh trực tiếp và các nội dung khác theo yêu cầu của Ban giám đốc.

7. Phòng Văn nghệ và giải trí

- Tham mưu cho Ban giám đốc, Ban biên tập về kế hoạch phát sóng các chương trình văn nghệ, ca nhạc, chương trình thiếu nhi và thực hiện hoàn chỉnh các chương trình văn nghệ, ca nhạc, phim ca nhạc, chương trình thiếu nhi, chương trình thể thao trên sóng phát thanh, truyền hình.

- Thực hiện các chương trình trực tiếp, lưu động về văn hoá, văn nghệ, thể thao, giải trí. Phối hợp thực hiện các chương trình với các phòng chuyên môn khác.

- Phối hợp thực hiện tin, bài cho thời sự, chuyên đề, cho Báo điện tử và chương trình phát thanh; Cộng tác, cung cấp các tác phẩm văn nghệ với Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài trong nước.

8. Phòng Tiếng dân tộc

- Tham mưu cho Ban giám đốc về định hướng nội dung các chương trình tiếng dân tộc. Chịu trách nhiệm và chủ động tổ chức thực hiện các tác phẩm, chương trình tiếng dân tộc theo kế hoạch.

chương trình và góp phần bảo tồn vốn văn hoá của đồng bào dân tộc.

- Phối hợp thực hiện các chương trình thời sự, chuyên đề, chương trình truyền hình trực tiếp, phát thanh trực tiếp. Phối hợp thực hiện tin, bài cho Báo điện tử và chương trình phát thanh.

- Cộng tác, cung cấp tác phẩm với Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam; Quản lý mạng lưới cộng tác viên tiếng dân tộc.

9. Phòng Kỹ thuật và công nghệ

- Tham mưu, đề xuất với Ban giám đốc về xây dựng định hướng công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong việc sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng. Lập các dự án thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình, thiết bị phát sóng phát thanh, truyền hình theo định hướng phát triển công nghệ của ngành phát thanh, truyền hình.

- Thực hiện sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình của Đài. Phối hợp với các phòng chuyên môn tổ chức thu thanh, ghi hình lưu động, thực hiện các chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)