Tình hình nhân lực tại Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 50)

2.1.5.1 Cơ cấu lao động

Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức lao động của Đài PT- TH Thái Nguyên

Số tt Bộ phận Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Ban Giám đốc 04 04 03 2 Phòng Biên tập 23 23 22 3 Phòng Thời sự 29 29 27 4 Phòng Văn nghệ và giải trí 15 13 15 5 Phòng Tiếng dân tộc 12 12 12 6 Phòng Phát thanh 15 15 15

7 Phòng Thông tin điện tử 10 10 8

8 Phòng SX phim và TCSK 9 7 9

9 Phòng Thông tin đối ngoại 15 15 15

10 Phòng Bạn nghe đài và XTH 8 8 8 11 Phòng Kỹ thuật và CN 44 44 42 12 Phòng QL tư liệu và PTTN 12 12 12 13 Phòng TC - Hành chính 18 15 18 14 Phòng DV và QC 14 14 12 Tổng 237 230 224 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính 2017)

Trong đó thống kê vào tháng 12 năm 2017: - Thạc sỹ: 13

- Đại học: 144 - Cao đẳng: 28

- Còn lại là trung cấp và lao động khác (bảo vệ: 04, tạp vụ: 03, lái xe: 03) Lý luận chính trị:

- Trung cấp và tương đương: 43

Sự biến động số lượng cán bộ trong 3 năm gần đây, là giảm dần. Không tuyển dụng mới. Năm 2016 giảm 7 CB, CNV, so với năm 2015. Năm 2017 giảm 6 CB, CNV so với năm 2016. Đài phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên luôn coi năng lực đội ngũ cán bộ, công nhân viên là nhân tố quyết định đến chất lượng phục vụ tin và bài cho Đài.

Điều đó cho thấy, trong 3 năm qua, Đài phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên rất chú trọng tới các biện pháp quản trị nhân lực để nâng cao chất lượng chương trình. Đài đã rà soát và tinh giản cán bộ năng lực hạn chế, sắp xếp lại vị trí việc làm, phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.2 Cơ cấu giới tính của nhân viên làm việc trực tiếp

Giới tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nữ 100 95 94

Nam 137 135 130

Tổng 237 230 224

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Qua Bảng 2.2, cho thấy cơ cấu giới tính nam chiếm tỷ trọng cao hơn nữ, tỷ lệ này là hoàn toàn phù hợp với tính chất công việc Đài Thái Nguyên. Sự chênh lệch này đòi hỏi những chính sách nhân lực hợp lý để có thể đảm bảo tốt sự hoạt động của Đài Thái Nguyên.

2.1.5.2 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động Đài PT - TH Thái Nguyên được chia thành các bậc: Trên Đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp và trình độ khác.

Bảng 2.3 Cơ cấu trình độ chuyên môn của Đài PT - TH Thái Nguyên

Phân loại trình độ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Trên đại học 4 7 13 Đại học 140 162 149 Cao đẳng 22 26 28 Trung cấp và LĐ phổ thông 71 35 34 Tổng 237 230 224 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của Đài, cho thấy trình độ chuyên môn của Đài PT – TH Thái Nguyên tương đối cao.

Đài PT – TH Thái Nguyên xác định, xu hướng tất yếu trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, mỗi nhà báo hoàn thiện chuyên môn, nâng cao năng lực. Bởi vậy, những năm qua, đội ngũ nhân viên luôn trau dồi nâng cao trình độ, để hoàn thành tốt mục tiêu của Đài, lãnh đạo Đài cũng tập trung đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong và ngoài nước, cũng như tạo điều kiện để đảm bảo tính linh hoạt để đối phó với những thay đổi trong môi trường làm việc

2.1.5.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi kết hợp với trình độ chuyên môn

67% 19% 10% 4% 69% 16% 14% 1% 63% 0% 0% 38% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Đại học và sau đại học

Cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông

<=30 tuổi 31- 50 (tuổi) > 50 tuổi

Hình 2.3 Cơ cấu độ tuổi kết hợp trình độ chuyên môn của Đài Thái Nguyên 2017

Thống kê về mặt tuổi đời, có thể thấy sự biến động về độ tuổi và trình độ chuyên môn nhân lực của Đài Thái Nguyên về cơ bản là trẻ, và sung sức lao động.

2.2 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực của Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên

Quản trị nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức đối với người lao động. Nói cách khác, quản trị nhân lực chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào tổ chức giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh, nhằm tạo sự thỏa mãn

nghề nghiệp cho người lao động.

Ngoài tạo sự thỏa mãn nghề nghiệp của công nhân viên, đặc biệt trong công tác phục vụ tuyên truyền chính sách Đảng, Nhà nước, phục vụ nhu cầu giải trí... của nhân dân trong Tỉnh thì Đài Thái Nguyên đã thực hiện những biện pháp như kích thích về lương, thưởng, các phúc lợi và dịch vụ cho công nhân viên. Ngoài ra Đài Thái Nguyên còn chú trọng đến các biện pháp nhằm kích thích tinh thần cho công nhân viên, với mục tiêu thu hút lao động có trình độ gắn bó với Đài Thái Nguyên nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên.

2.2.1 Phân tích và thiết kế công việc

Đài PT-TH Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí, hoạt động đặc thù trên lĩnh vực báo chí phát thanh truyền hình. Đài hoạt động trên cả bốn lĩnh vực truyền thông là phát thanh (phát sóng 16h/ngày), truyền hình (02 kênh, phát sóng 42h/ngày), Trang thông tin điện tử và Đặc san PT-TH (12 số/năm). Do vậy nguồn nhân lực của Đài đa dạng về ngành nghề chuyên môn, đa dạng về chức danh và vị trí công việc.

Đề án xác định vị trí việc làm được Đài PT-TH Thái Nguyên xây dựng trên cơ sở Đề án tổ chức lại bộ máy Đài PT-TH Thái Nguyên đến năm 2015 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 08/02/2013, gồm: 14 phòng chuyên môn

Song công tác tuyển dụng vẫn chung chung, gây khó khăn rà soát các tiêu chí. Ví dụ, đối với các lao động chuyên môn nghiệp vụ làm việc ở văn phòng, quy chế tuyển dụng và quản lý lao động tại cơ quan quy định chung về yêu cầu đối với họ như sau: “Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, có chuyên ngành phù hợp với ngành nghề cần tuyển chọn”. Rõ ràng chỉ quy định như vậy sẽ khiến việc tuyển dụng gặp khá nhiều khó khăn và mang nhiều yếu tố chủ quan, có thể sẽ khiến đơn vị sự nghiệp không tuyển được người phù hợp.

Phân tích công việc là cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực, tuyển mộ, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá thành tích, thù lao lao động… khác. Một khi chưa phân tích công việc thì các công tác khác, dự kiến vẫn được tiến hành nhưng khó tránh khỏi

thiếu sót. Có thể thấy điều đó qua phân tích cụ thể ở những phần sau.

Cũng giống như việc phân tích công việc, thiết kế và thiết kế lại công việc chưa được Đài PT – TH Thái Nguyên quan tâm nhiều. Mọi vấn đề mục đích công việc, các kỹ năng, năng lực cần thiết của người lao động, các thao tác cụ thể… để thực hiện công việc đều dựa vào quy định về trình tự tiến hành công việc, nó không phải là chỉ dẫn cụ thể về thao tác thực hiện cũng như các yếu tố khác để thực hiện công việc.

Mặt khác, hoạt động tuyên truyền, phục vụ nhu cầu giải trí nhân dân ngày càng được nâng cao, nên chất lượng đưa tin của Đài PT – TH Thái Nguyên hiện nay đã có nhiều thay đổi rất lớn về mặt kỹ thuật, công nghệ đòi hỏi về trình độ, năng lực của người lao động ngày càng cao, trong khi Đài PT – TH Thái Nguyên chưa có các hoạt động cần thiết để đáp ứng sự thay đổi đó.

2.2.2 Lập kế hoạch nhân lực

Công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực tại Đài PT – TH Thái Nguyên được thực hiện không triệt để. Cơ quan chỉ thực hiện xác định cung cầu nhân lực trên cơ sở sau:

a. Xác định cầu nhân lực

- Vào cuối năm, các đơn vị và phòng ban trong cơ quan báo nhu cầu lao động trong năm tới cho phòng tổ chức hành chính.

- Nhu cầu lao động cần bổ sung trong năm tới chỉ căn cứ vào số nhân viên đã về hưu trong năm tới và số lao động chuyển công tác trong năm hiện tại. Và căn cứ vào số lao động này phòng tổ chức hành chính sẽ xác định số lao động thiếu hụt trong năm tiếp theo bằng cách tổng hợp nhu cầu lao động của các đơn vị. Như vậy phương pháp xác định cầu nhân lực hiện tại của cơ quan còn rất sơ sài, bởi lẽ cơ quan chưa kết hợp giữa việc xác định cầu nhân lực với mục tiêu kế hoạch của năm tiếp theo, cụ thể là khối lượng công việc cần làm trong năm tới.

b. Xác định cung nhân lực

Đài PT – TH Thái Nguyên hiện nay chưa quan tâm tới xác định nguồn cung nhân lực cho mình, cả cung nội bộ và cung bên ngoài. Đối với nguồn cung nội bộ, đơn vị cũng

chưa tiến hành đánh giá, phân tích nhân lực hiện có, do đó, chưa xác định được cụ thể tình trạng nguồn nhân của đơn vị hiện nay đang ở mức độ nào cũng như khả năng đáp ứng cho tương lai đến đâu.

c. Cân đối cung cầu nhân lực

Tại Đài PT – TH Thái Nguyên việc này không được thực hiện. Lý do là phòng Tổ chức hành chính xác định nhân lực trong thời gian tới một cách đơn lẻ, thiếu chặt chẽ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng khác trong cơ quan. Nên quá trình tuyển chọn có thể nhiều hơn dự kiến, hoặc ít hơn dự kiến, nếu tuyển không đúng có thể dẫn tới tiêu cực dù nhu cầu của cơ quan thực sự chưa cần.

2.2.3 Công tác tuyển dụng lao động

* Nguồn tuyển dụng và phương pháp tuyển dụng

+ Nguồn nội bộ của Đài PT – TH Thái Nguyên:

Áp dụng cho các chức danh cán bộ quản lý các bộ phận, bổ sung nơi thiếu với số lượng hết sức hạn chế. Lãnh đạo Đài PT – TH Thái Nguyên tiến hành rà soát khả năng cán bộ ở các phòng, tiến hành động viên thỏa thuận với các đối tượng lựa chọn và ra quyết định điều động.

+ Nguồn bên ngoài:

Áp dụng cho việc tuyển chọn lao động mới trực tiếp như các vị trí cộng tác viên, vụ việc để có thể tạo ra tin và bài phản ánh bức tranh tình hình kinh tế xã hội của Tỉnh, chất lượng cuộc sống nhân dân trên phương tiện như báo in, đài, các bài báo mạng…, tập trung vào một số nguồn tuyển dụng chủ yếu sau:

- Các trường đại học, trường trung cấp, cao đẳng nghề… - Tuyển theo nguồn chỉ tiêu đào tạo tại các trường nghề.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp cụ thể, Đài PT – TH Thái Nguyên tiến hành tuyển dụng thông qua sự giới thiệu của cán bộ công nhân viên trong Đài PT – TH Thái Nguyên và các ứng viên tự do đi xin việc.

Và công tác tuyển dụng được tuyển theo khối:

- Đối với khối nội dung: ngoài yêu cầu có trình độ đại học, trên đại học chuyên ngành báo chí, luật, xã hội nhân văn, có kiến thức thực tế, hiểu biết rộng.. mới đáp ứng tính chất công việc.

+ Người dẫn chương trình: Làm nhiệm vụ dẫn chương trình từ đầu đến cuối chương trình - Chịu trách nhiệm kết nối từng phần - Trang phát thanh trực tiếp thì người dẫn chương trình cũng phải hết sức nhanh nhạy chịu trách nhiệm xử lý về thời gian, các tình huống khác bất ngờ có thể xẩy ra như chương trình bị gián đoạn do lỗi kỹ thuật. + Đạo diễn chương trình: Là người chịu trách nhiệm chính tổ chức thực hiện chương trình. Đặc biệt là sắp xếp cấu trúc nội dung và dự kiến quyết định các tình huống và điều hành trong nhóm thực hiện tốt chương trình đúng kịch bản.

+ Phát thanh viên: ở Đài PT - TH Thái Nguyên cũng đã thường xuyên thực hiện tốt yêu cầu đặt ra của đạo diễn chương trình là có thể sử dụng giọng đọc của một số phóng viên, một số biên tập viên trong 1 chương trình để tạo sự hấp dẫn.

- Đối với khối kỹ thuật: có thể lựa chọn nhiều cấp bậc trình độ, vì công việc linh hoạt.

* Quy trình tuyển dụng

Quy trình tuyển dụng của Đài PT – TH Thái Nguyên nằm trong quy trình xét tuyển công chức, viên chức theo kế hoạch tuyển dụng của biên chế Nhà nước thông qua việc xét tuyển hợp đồng, sau đó thi biên chế Nhà nước. Quy trình tuyển dụng hiện tại của Đài thực hiện theo Nghị định số 29/2012 ngày 12/4/2012 thay thế cho Nghị định 116/2003 ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

Đài PT – TH Thái Nguyên có chế độ ưu tiên cho thân nhân cán bộ công nhân viên trong ngành như vợ, chồng, con trong việc xét tuyển.

Hình thức tuyển dụng:

- Sơ tuyển các hồ sơ có đầy đủ văn bằng theo đúng yêu cầu

- Tổ chức thi tuyển cho các lao động đã được chọn trong quá trình sơ tuyển - Tiến hành phân bổ về các phòng chuyên môn thử việc

- Hàng tháng phòng chuyên môn báo cáo kết quả tình hình nhân viên thử việc về Phòng Tổ chức -hành chính, rồi tổng hợp trình Ban Giám Đốc quyết định.

Sơ đồ 2.2 Quy trình tuyển dụng của Đài PT – TH Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Bước 1: Lập yêu cầu tuyển dụng

Trong quá trình hoạt động của Đài bộ phận - phòng nào có yêu cầu tuyển thêm người thì lãnh đạo phòng viết phiếu yêu cầu công việc chuyển cho Trưởng phòng TC - HC, phòng tổ chức xem xét và trình lên giám đốc giải quyết.

Lập yêu cầu tuyển dụng

Xem xét phê duyệt (ban giám đốc)

Nhận hồ sơ ( Phòng TC – HC)

Phỏng vấn ( Phòng TC – HC)

Bố trí công việc

Thử việc (bộ phận chuyên môn)

Bước 2: Xem xét phê duyệt

Sau khi Hội đồng Đài PT – TH Thái Nguyên xem xét yêu cầu nhân sự có thật sự cần thiết hay không, nếu cần thì phê duyệt cho Phòng TC -HC tiến hành tổ chức tuyển dụng

Bước 3: Thông báo tuyển dụng

Việc tuyển dụng được thông báo công khai bằng văn bản treo ở bảng thông báo và trên các phương tiện thông tin. Nội dung thông báo ngắn gọn, rõ ràng, ghi những thông tin yêu cầu cần có để ứng viên theo dõi.

Bước 4: Nhận hồ sơ

Ứng viên sau khi nộp hồ sơ sinh việc, được bộ phận nhân sự Phòng tổ chức hành chính trực tiếp xét duyệt hồ sơ xem có đạt yêu cầu hay không, có đảm bảo những thông tin mà Đài đề ra hay không. Hồ sơ tuyển dụng bao gồm:

- Sơ yếu lý lịch - Đơn xin việc - Bản sao CMND

- Bằng tốt nghiệp chuyên môn theo yêu cầu của Đài PT – TH Thái Nguyên - Sổ hộ khẩu

- Hai ảnh 3x4

- Giấy khám sức khỏe

Bước 5: Phỏng vấn và thử việc

Đài PT – TH Thái Nguyên phỏng vấn sơ bộ về những vấn đề có liên quan đến công việc để bố trí ứng viên vào các phòng ban, nếu ứng viên nào đạt yêu cầu sẽ được nhận vào làm việc, ứng viên không đạt yêu cầu sẽ loại bỏ và miễn trả hồ sơ.

Sau khi thử việc và đạt yêu cầu thì phòng tổ chức hành chính sẽ ra quyết định chính thức nhận ứng viên vào làm việc tại Đài PT – TH Thái Nguyên với hai hình thức hợp đồng: hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn.

Bước 7: Lưu hồ sơ

Phòng Tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ lưu hồ sơ của ứng viên một cách cẩn thận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)