Thông qua các công tác phúc lợi và dịch vụ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 71)

* Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Để đảm bảo về cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm làm việc, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Đài PT – TH Thái Nguyên ngay từ buổi đầu hoạt động và được tiến hành theo đúng Bộ luật lao động, các quy định của Nhà nước và quy chế của. Hằng năm Đài PT – TH Thái Nguyên đều tính nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, và xét nộp cho người lao động đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội.

Hiện nay tại Đài PT – TH Thái Nguyên việc trích các khoản BHYT, BHXH, BHTN, kinh phí công đoàn theo quy định của Nhà nước.

+ BHXH trích 18% trong quỹ lương của cơ quan, 8% trừ trong lương của mỗi cán bộ công chức

+ BHYT trích 3% trong quỹ lương của cơ quan, 1,5% trừ trong lương của mỗi cán bộ công chức

+ BHTN trích 1% trong quỹ lương của cơ quan, 1% trừ trong lương của mỗi cán bộ công chức

+ KPCĐ trích 2% lương trong quỹ lương của cơ quan

* Các phúc lợi và dịch vụ

Do đặc điểm hoạt động quản lý và để thu hút ngày càng nhiều lao động giỏi về phía mình. Đài PT – TH Thái Nguyên đã quan tâm đến các loại phúc lợi và dịch vụ cho người lao động:

Bên cạnh các khoản phụ cấp do nhà nước quy định. Đơn vị đã áp dụng các loại hình phúc lợi khác

- Phụ cấp tiền đi lại cho CBCNV khi đi nhận công tác hoặc lưu chuyển công tác từ đơn vị này sang đơn vị khác

- Quà, thưởng ngày lễ tết

Để hấp dẫn và gìn giữ lao động giỏi cho Đài PT – TH Thái Nguyên, ngoài các hình thức và phúc lợi mà Đài đang tiến hành

- Trợ cấp giáo dục cho con em CBCNV có thành tích học tập xuất sắc, điều đó kích thích rất lớn đối với tâm lý CBCNV, vì gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người.

Ngoài ra tổ chức cho cán bộ, công nhân viên trong Đài PT – TH Thái Nguyên đi tham quan học tập kinh nghiệm, nghỉ mát...

Bên cạnh đó Đài PT – TH Thái Nguyên trợ cấp cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tai nạn, ốm đau.... Đối với CBCNV nữ trong thời gian nghỉ thai sản, Đài thăm hỏi động viên bằng tình cảm và vật chất. CBCNV ốm đau, hoặc thân nhân CBCNV phải nằm viện, Đài PT – TH Thái Nguyên tổ chức đi thăm hỏi và giúp đỡ. Tổ chức thăm viếng cán bộ công nhân viên, thân nhân CBCNV qua đời. Điều đó tạo ra sự quan tâm của Đài PT – TH Thái Nguyên đối với CBCNV, kích thích tâm lý CBCNV, tạo ra sự gắn bó của CBCNV.

Nhận xét:

Nhìn chung các hoạt động phúc lợi của Đài PT - TH Thái Nguyên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình tham gia lao động, trợ cấp một phần khó khăn trong cuộc sống của họ, giúp họ ổn định cuộc sống. Từ đó người lao động có thể yên tâm công tác. Tạo ra sự thoả mãn không chỉ về nhu cầu vật chất mà còn về nhu cầu tinh thần cho người lao động. Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội, từ thiện trong năm qua được Công đoàn của Đài PT – TH Thái Nguyên phát động và được đoàn viên tích cực tham gia ủng hộ các quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ từ thiện. Năm 2017 đã quyên góp ủng hộ các quỹ với tổng số tiền 93.500.000đ.

Tuy nhiên, các chương trình phúc lợi có xu hướng thiên về lao động quản lý, Đài PT – TH Thái Nguyên vẫn chưa quan tâm nhiều lắm đến phúc lợi cho các cán bộ công nhân viên vụ việc hay công tác viên, do vậy mà khả năng gắn kết giữa cán bộ công nhân viên này chưa cao. Đài PT – TH Thái Nguyên cần phải quan tâm nhiều hơn đến sự hấp dẫn của các loại hình phúc lợi và dịch vụ cho cả lao động biên chế và ngoài biên chế.

2.3 Đánh giá chung công tác quản trị nhân lực tại Đài PT -TH Thái Nguyên

2.3.1 Kết quả đạt được trong công tác quản trị

Nhờ sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, sự phấn đấu của các cán bộ công chức Đài PT – TH Thái Nguyên đã có cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối hiện đại. Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý Đài có trình độ và kinh nghiệm trong thực tiễn, đứng đầu là Ban giám đốc được đào tạo chính quy và rèn luyện trong thực tế từ cán bộ đi lên. Bên cạnh đó quản trị các phòng ban đã trải qua nhiều năm nên cũng đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong quản lý, chuyên môn. Qua đó ta nhận thấy

kết quả nổi bật đạt được trong công tác phát triển nhân lực của Đài:

- Về chất lượng đội ngũ cán bộ khá cao: Đài hiện có 165 người có trình độ đại học, 13 thạc sỹ, 28 người có trình độ lý luận cử nhân, cao cấp, 43 người có trình độ lý luận trung cấp và tương đương

- Đài PT-TH Thái Nguyên đã đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, đưa 02 kênh truyền hình TN1, TN2 phủ sóng qua vệ tinh theo chuẩn HD; Kênh TN1 lên mạng truyền hình cáp quốc gia, mạng truyền hình cáp Thái Nguyên, lên mạng MyTV, NextTV, Truyền hình FPT và truyền hình số mặt đất DVB-T2; Kênh truyền hình TN2 lên mạng truyền hình cáp Thái Nguyên, mạng MyTV, trên truyền hình kỹ thuật số mặt đất của VTC.Máy phát thanh FM được đầu tư mới công suất 5 Kw đã cải thiện đáng kể chất lượng và phạm vi phủ sóng.Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên thực hiện phát sóng: chương trình phát thanh 16h/ngày; chương trình truyền hình kênh TN1 24/ngày và kênh TN2 18h/ngày.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề mà lãnh đạo Đài hết sức quan tâm và được ưu tiên thực hiện. Mỗi năm Đài cử trên 20 lượt cán bộ đào tạo tại trung tâm đào tạo thuộc Hội nhà báo Việt Nam

- Đài có Đảng bộ và các đoàn thể vững mạnh, luôn tích cực tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

Nhờ có sự lãnh đạo thống nhất, công tác quản trị nhân lực được phát huy nên năm 2015 tổng thu từ hoạt động sự nghiệp có thu của Đài đạt 11.941 trđ, năm 2016 đạt 12.610 trđ, năm 2017 đạt 12.913 trđ, tăng dần qua các năm. Dẫn tới thu nhập người lao động tăng thêm và nguồn quỹ Đài phát triển.

2.3.2 Một số điểm tồn tại

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Đài PT – TH Thái Nguyên chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Ban Giám đốc hiện có 03 người, (Phó Giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật nghỉ chế độ hưu trí từ ngày 01/01/2017 chưa được bổ sung) nên công tác lãnh đạo, điều hành hoạt động của cơ quan có phần chưa đảm bảo chuyên sâu theo lĩnh vực được đào tạo.

14 phòng chuyên môn như hiện nay đã và đang đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao, thực hiện được mục tiêu Đề án phát triển sự nghiệp PT-TH Thái Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn 2020 đã được tỉnh phê duyệt, Tuy nhiên, sau 5 năm hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới, đã có biểu hiện trùng lặp nhiệm vụ ở một số bộ phận, nguồn nhân lực nhiều khi không được khai thác hiệu quả theo hướng phối hợp giữa các phòng chuyên môn, gây lãng phí nhân lực.

Đội ngũ cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng của Đài PT – TH Thái Nguyên còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp. Ở các bộ phận phóng viên, biên tập, phát thanh viên, kỹ thuật còn thiếu cán bộ có chuyên môn giỏi đặc biệt là thiếu 5 BTV có trình độ thông thảo các tiếng nước ngoài phục vụ các bản tin: Tiếng Ạnh, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Hàn. Thiếu 5 BTV nam thực hiện công tác dẫn chương trình.

- Chưa có chính sách đãi ngộ thật tốt nhằm thu hút nhân tài - Chưa có quy trình tuyển dụng cụ thể.

- Công tác đánh giá kết quả làm việc của nhân viên chưa được quan tâm đúng mức. Nếu thực hiện tốt công tác này sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say, có tinh thần trách nhiệm, phấn khích đạt được hiệu quả cao trong công việc. Công tác này càng đạt hiệu quả cao nếu đi đôi với việc thực hiện một số hoạt động nhằm khuyến khích tinh thần làm việc tại Đài như việc khen thưởng về vật chất lẫn tinh thần khi cá nhân hay tập thể đạt thành tích cao trong công viêc.

- Phương pháp đánh giá kết quả lao động (chấm điểm theo định mức tác phẩm chưa sát theo hiệu quả công việc) chủ yếu theo ngạch bậc, tuổi tác, chưa phát huy được năng suất lao động, chất lượng nhân lực.

- Chất lượng lao động

Tin bài chất lượng cao, các tin bài mang tính phát hiện, nêu được những vấn đề xã hội quan tâm còn ít. Các tin hội nghị vẫn còn nhiều, chương trình thời sự còn thiếu điểm nhấn, phóng sự vấn đề còn ít. Hình thức thể hiện còn đơn điệu, dẫn chương trình chưa sinh động, chưa cuốn hút người nghe, người xem. Nhạc hiệu, hình hiệu các chuyên mục, phông nền chậm được đổi mới, chưa thật hấp dẫn.

- Mức độ chuyên nghiệp của bộ phận quản trị nhân lực

Hiện tại công tác quản trị nhân lực thuộc Phòng tổ chức – Hành chính của Đài PT – TH Thái Nguyên có 15 người, trong đó có 4 người có trình độ đại học về chuyên ngành quản trị nhân lực, chiếm tỷ lệ thấp, còn lại là các trình độ và chuyên ngành khác.

Vai trò của bộ phận quản trị nhân lực trong hoạt động của Đài có mức độ chưa cao, thực hiện các công tác: tuyển dụng, đào tạo nhân viên, đánh giá nhân viên, quản lý lương bổng, khen thưởng, kỷ luật nhân viên nhưng các công tác trên chưa đạt kết quả cao. Bộ phận quản trị nhân lực chưa thực hiện những công việc có tính chất chiến lược của Đài. Như vậy, tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản trị nhân lực của Đài PT – TH Thái Nguyên chưa cao.

2.3.3 Nguyên nhân

- Hiện tại, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 14 phòng chuyên môn. Tuy nhiên, nhiệm vụ ở một số bộ phận, nguồn nhân lực nhiều khi không được khai thác hiệu quả theo hướng phối hợp giữa các phòng chuyên môn, gây lãng phí nhân lực.

- Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên có bản mô tả công việc nhưng chưa đươc thực hiện tới công việc cụ thể mà chủ yếu nên Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên không xác định được các nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của từng vị trí công việc, mối tương quan giữa các công việc và điều kiện làm việc cụ thể tại cơ quan. Các công việc tại cơ quan thường chỉ được quy định chung chung và hầu như không cung cấp thông tin gì về các tác nghiệp cụ thể mà cán bộ công nhân viên phải thực hiện. Điều đó có thể sẽ khiến cán bộ công nhân viên không hoặc khó xác định được rõ bản chất công việc mình đang làm là gì và trách nhiệm của mình đến đâu.

Một thực tế trong các đơn vị sự nghiệp hiện nay là hiệu quả sử dụng thời gian lao động của người lao động còn thấp. Điều đó một phần là do các cơ quan không quy định từ các nhiệm vụ mà người lao động phải thực hiện và thời gian cũng như tiêu chuẩn để hoàn thành các nhiệm vụ đó, dẫn đến tâm lý ỷ lại của người lao động.

Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cũng chưa được xây dựng nên không có các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá thành tích của người lao động. Việc đánh giá, do đó còn nhiều

yếu tố chủ quan.

Cơ quan chưa có bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc nên công tác tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí và đào tạo lao động còn nhiều hạn chế. Do chưa xác định rõ bản chất của mỗi công việc nên cơ quan khó có thể xác định được công việc này đòi hỏi ở người thực hiện những tiêu chuẩn gì. Vì vậy, các quy định về tuyển dụng nhân viên mới tại cơ quan đều chung chung và bất hợp lý.

Ví dụ, đối với các lao động chuyên môn nghiệp vụ làm việc ở văn phòng, quy chế tuyển dụng và quản lý lao động tại cơ quan quy định chung về yêu cầu đối với họ như sau: “Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, có chuyên ngành phù hợp với ngành nghề cần tuyển chọn”. Rõ ràng chỉ quy định như vậy sẽ khiến việc tuyển dụng gặp khá nhiều khó khăn và mang nhiều yếu tố chủ quan, có thể sẽ khiến đơn vị sự nghiệp không tuyển được người phù hợp.

Phân tích công việc là cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực, tuyển mộ, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá thành tích, thù lao lao động… khác. Một khi chưa phân tích công việc thì các công tác khác, dự kiến vẫn được tiến hành nhưng khó tránh khỏi thiếu sót. Có thể thấy điều đó qua phân tích cụ thể ở những phần sau.

Cũng giống như việc phân tích công việc, thiết kế và thiết kế lại công việc chưa được Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên quan tâm nhiều. Mọi vấn đề mục đích công việc, các kỹ năng, năng lực cần thiết của người lao động, các thao tác cụ thể… để thực hiện công việc đều dựa vào quy định về trình tự tiến hành công việc, nó không phải là chỉ dẫn cụ thể về thao tác thực hiện cũng như các yếu tố khác để thực hiện công việc. Mặt khác, hoạt động tuyên truyền, phục vụ nhu cầu giải trí nhân dân ngày càng được nâng cao, nên chất lượng đưa tin của Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên hiện nay đã có nhiều thay đổi rất lớn về mặt kỹ thuật, công nghệ đòi hỏi về trình độ, năng lực của người lao động ngày càng cao, trong khi Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên chưa có các hoạt động cần thiết để đáp ứng sự thay đổi đó.

Kết luận chương 2

trị nhân lực cho chiến lược phát triển của Đài PT – TH Thái Nguyên, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế này. Cần phải nghiên cứu những giải pháp cụ thể đặc biệt trong vấn đề sắp xếp lại công tác tổ chức cán bộ tinh gọn, hiệu quả, để khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực cho chiến lược của Đài PT – TH Thái Nguyên trong giai đoạn 2018-2020. Đây là vấn đề tác giả quan tâm và đề cập đến trong chương 3 của luận văn. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Đài PT – TH Thái Nguyên, đánh giá cho thấy hoạt động quản trị nhân lực còn nhiều hạn chế bên cạnh những ưu điểm, cùng với đó là việc tìm hiểu thực trạng công tác quản trị nhân lực cho chiến lược phát triển cho Đài PT – TH Thái Nguyên hiện nay.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐÀI PT - TH THÁI NGUYÊN

3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực tại Đài PT – TH Thái Nguyên 3.1.1 Mục tiêu tổng quát về nhân lực đến năm 2020

Đài PT-TH Thái Nguyên đang thực hiện tổ chức bộ máy theo Quyết định số 297/QĐ- UBND ngày 08/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc Tổ chức lại bộ máy Đài PT-TH Thái Nguyên

Thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU ngày 29/01/2018 và Kế hoạch số 79/KH-TU ngày 9/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực của đài phát thanh ttruyền hình thái nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)