Tình hình nghiên cứu trong nƣớc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã dĩ an tỉnh bình dương (Trang 39 - 40)

Lâm Chí Dũng (2003)[8] nghiên cứu về thị trƣơng tín dụng phi chính thực ở một số tỉnh miền Trung cho thấy, những hộ có trình độ học vấn càng thấp thì khả năng vay vốn ở khu vực chính thức càng ít, ngƣợc lại họ có xu hƣớng tìm kiếm tài trợ từ khu vực chính thức. Các hộ có thu nhập thấp có xu hƣớng tiếp cận vốn từ khu vực phi chính thức nhiều hơn hộ có thu nhập cao. Có đến 61% số hộ trong nhóm có trình độ học vấn thấp nhất vay vốn từ khu vực phí chính thức, trong khi đối với nhóm có trình độ cấp 3 tỷ lệ này chỉ là 20%.

Đinh Phi Hổ (2004)[23], phân tích từ số liệu khảo sát mức sống (KSMS) 1977-1998 cho thấy các nhân tố: thời hạn khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, công việc của chủ hộ, quy mô hộ, ngành nghề phụ, khoảng cách đến trung tâm có ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn vay từ khu vực phi chính thức của hộ. Trong đó, việc làm của chủ hộ có tác động mạnh nhất, nếu ngành nghề hoạt động của chủ hộ là nông nghiệp thì xác suất vay vốn từ khu vực phi chính thức là 40.22%.

Vƣơng Quốc Duy, Lê Long Hậu và Marijke D’haese (2009)[9] nghiên cứu việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ Đồng bằng sông Cửu Long chỉ ra rằng: diện tích đất; yếu tố dân tộc (ngƣời kinh); tham gia công việc tại địa phƣơng và số thành viên trong hộ là nhân tố ảnh hƣởng đến tiếp cận tín

dụng và khoản vay vốn của họ tăng lên tƣơng ứng là 1,8% và 4,4%. Chủ hộ là ngƣời Kinh thƣờng có khả năng tiếp cận tín dụng thấp hơn 44,63% so với các dân tộc khác.

Tạ Việt Anh (2010)[17] phân tích từ số liệu khảo sát mức sống (KSMS) 2008 của 108 hộ cho thấy các nhân tố: số năm đi học chủ hộ, giá trị tài sản hộ, diện tích sản xuất và giá trị nhà. Trong đó, số diện tích đất sản xuất có tác động mạnh nhất, nếu hộ tăng thêm 1000m2 thì xác suất tiếp cận tín dụng tăng 0,1% lên 6,2%.

Qua các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong, ngoài nƣớc cho thấy, tùy vào điều kiện thực tế, mục tiêu, các vấn đềcần quan tâm nghiên cứu mà từng tác giả tiếp cận tới nhiều nhân tố tác động đến tiếp cận tín dụng của DN. Tổng hợp chung cho thấy, có ba nhóm nhân tố ảnh hƣởng: (1) nhân tố liên quan đến yếu tố con ngƣời, có hai tác gải cho rằng trình độ học vấn và dân tộc của chủ hộ tác động mạnh đến khả năng tiếp cận tín dụng. (2) yếu tố nguồn lực của hộ nhƣ giá trị tài sản, diện tích đất, mức thu nhập, cấu trúc tài sản đƣợc sáu tác giả phân tích là có tác động mạnh hơn các yếu tố khác. (3) có hai tác giả đƣa ra yếu tố nghề nghiệp của chủ hộ, tình trạng nghèo đói ảnh hƣởng đến việc vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã dĩ an tỉnh bình dương (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)