Khái niệm về kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0589 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH ngoại thương lào (BSEL BANK) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 27)

Kiểm soát là một chức năng mà nhà quản lý phải thực hiện để đảm bảo mọi việc đi đúng hướng, mặc dù kết quả công việc đều đã đạt được theo các kế hoạch đề ra. Nếu không có kiểm soát, nhà quản lý không thực hiện việc so sánh kết quả thực hiện được với mục tiêu đã xác lập trước đó, do đó không có thông tin để ra các quyết định thích hợp nhằm thích ứng với môi trường. Do vậy, kiểm soát được thực hiện thường xuyên liên tục trong mọi mặt hoạt động và trong mọi cấp độ quản lý. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc lựa chọn loại hình kiểm soát phù hợp nhằm phòng ngừa rủi ro hiệu quả là một vấn đề quan trọng. Dù là loại hình kiểm soát này thì mục đích cuối cùng của nó vẫn là làm cho doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cao nhất đã đề ra với chi phí và mức độ rủi ro thấp nhất.

Đối với các nhà quản lý, kiểm soát là phương thức để đạt được mục tiêu đã đặt ra. KSNB là loại kiểm soát mà nhà quản lý sử dụng để tự thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát nhằm mục đích quản trị nội bộ. Khái niệm về KSNB đã ra đời từ rất lâu. Tại Mỹ, năm 1929, thuật ngữ KSNB chính thức được đề cập trong Công bố của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin), theo đó KSNB là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác, đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động và đây là một cơ sở để

16

phục vụ cho việc lấy mẫu của kiểm toán viên [17]. Năm 1992, Hiệp hội các tổ chức bảo trợ COSO phát hành Báo cáo 1992, đưa ra định nghĩa đầy đủ về KSNB và đưa ra năm yếu tố của KSNB là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, giám sát [26, tr.72-89]. Tháng 5/2013, Ủy ban COSO đã ban hành chính thức bản cập nhật Báo cáo COSO 1992. Theo COSO 2013 định nghĩa thì KSNB là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục đích về hoạt động, BCTC và tuân thủ [25]. Như vậy, KSNB không chỉ là một vấn đề liên quan đến BCTC mà được mở rộng ra cho các vấn đề hoạt động và tuân thủ với các nội dung như sau:

Một là, KSNB không phải là một tình huống hay một sự kiện mà là một quá trình được thực hiện ở toàn doanh nghiệp được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động, quá trình quản lý.

Hai là, KSNB được tạo ra, bị chi phối bởi con người trong tổ chức như Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các nhân viên. Bên cạnh đó nó cũng tác động lại vào hành vi của con người, tạo ra ý thức kiểm soát của mỗi cá nhân.

Ba là, KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không đảm bảo tyệt đối các muc tiêu sẽ đạt được. Hay nói cách khác, những rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu nhà quản lý không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro.

Ở Việt Nam, theo Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật [8].

17

Ở CHDCND Lào, KSNB được NHNN Lào định nghĩa trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật ngân hàng năm 2019 như sau: KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận đối với việc thực hiện các quy chế vầ chính sách nội bộ nhằm kiểm soát rủi ro và đảm bảo hoạt động của các ngân hàng đạt được các mục tiêu đề ra [31].

Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về KSNB nhưng theo nghiên cứu của tác giả thì định nghĩa KSNB hiện nay có thể hiểu là những quy trình, biện pháp, cách thức do ban lãnh đạo và các cá nhân khác trong đơn vị thiết lập để để kiểm soát mọi hoạt động như ngăn ngừa và xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo đúng phương hướng, chiến lược kinh doanh đã đề ra và phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất.

Từ khái niệm KSNB và khái niệm NHTM đã phân tích ở trên, theo tác giả, KSNB trong NHTM là những quy trình, biện pháp, cách thức do ban lãnh đạo và các cá nhân trong NHTM thiết lập nhằm ngăn ngừa và xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của ngân hàng, đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất.

Một phần của tài liệu 0589 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH ngoại thương lào (BSEL BANK) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w