Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Ngoại thương Lào

Một phần của tài liệu 0589 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH ngoại thương lào (BSEL BANK) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 72)

Đối với việc giảm thiểu những rủi ro gian lận trong ngân hàng thì mỗi đơn vị ngân hàng thường sử dụng nhiều chính sách khác nhau. Trong đó, KSNB thực hiện các hoạt động ngăn chặn các gian lận tiềm năng bằng việc có những chuẩn mực đạo đức ở cấp cao với một chương trình quản lý gian lận chủ động; thứ hai bằng cách phát hiện các hoạt động gian lận đã xảy ra. Theo đó, bài học kinh nghiệm từ cơ sở của Ngân hàng các quốc gia trên thế giới cho NHTM Lào, cụ thể như sau:

Một là, đào tạo nhận thức đạo đức: KSNB không phải chỉ là các hoạt động kiểm soát các hoạt động sai sót đã diễn ra mà là quá trình giám sát,cung cấp một nền tảng lý tưởng giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố văn hóa vào quyết định của các cá nhân.

Mỗi quốc gia trong từng khu vực đều có những yếu tố đặc thù văn hóa khác nhau. Những nhận thức về đúng sai, công lý, đạo đức, lòng trung thành có thể khác nhau giữa các quốc gia của mỗi nhân viên trong ngân hàng đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa. Do vậy, yếu tố văn hóa rất quan trọng đối với các tổ chức đa quốc gia.

Hai là, giám sát tài sản nhất là những tài sản như tiền, hàng tồn kho:

Các tài sản như tiền, hàng tồn kho trên thực tế là mục tiêu được lựa chọn nhất trong các trường hợp gian lận. Điều này cũng đòi hỏi các hoạt động

36

về kiểm kê tài sản của đơn vị và quan sát kiểm kê tài sản của kiểm toán viên được thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm chỉnh theo một hệ thống chuẩn mực và được giám sát theo hệ thống kiểm soát hữu hiệu.

Ba là, đường giây nóng tố giác gian lận: Hiện nay, vai trò của CNTT hiện đại là không thể phủ nhận. Đường dây nóng tố giác hay hệ thống tố giác công nghệ bí mật là một trong những chế độ báo cáo hiệu quả cần được thực hiện để phát hiện các hành vi gian lận. Việc báo cáo gian lận cho phép giấu tên và các bí mật liên quan đến người cung cấp thông tin có thể được áp dụng rộng rãi để khuyến khích hành vi tố cáo mà không sợ bị trả thù. Kỹ thuật này không chỉ là một công cụ phát hiện có hiệu quả mà còn là một công cụ răn đe với những kẻ gian lận tiềm năng do lo sợ bị người khác tố giác.

Bốn là, bảo vệ bằng mật khẩu: Trong hệ thống ngân hàng, tính bảo mật thông tin bắt buộc phải được đảm bảo và hoàn thiện để không thể có những sai sót. Việc bảo mật có thể được thực hiện thông qua việc các nhà quản lý có khả năng truy cập vào tính năng bảo mật và các tính năng kiểm tra các máy tính của các nhân viên và có thể hỗ trợ họ trong việc ngăn ngừa và phát hiện các gian lận của các nhân viên. Ngoài ra, để đạt được tính hiệu quả hơn, mật khẩu của người dùng phải được thay đổi một cách thường xuyên. Với sự phát triển của công nghệ thì các công nghệ tiên tiến đã xây dựng các hình thức của bảo vệ bằng mật khẩu như việc sử dụng các đặc tính sinh học của người sử dụng được gọi là sinh trắc học như nhận dạng vân tay, giọng nói, khuôn mặt, chữ ký kỹ thuật số,...cũng đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá nhiều và nên được áp dụng tại các NHTM Lào.

Năm là, tăng cường vai trò của bộ phận kiểm toán: Sự hiện diện của một ban kiểm toán không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng gian lận xảy ra mà nó phụ thuộc vào cách ban kiểm toán hoạt động.

37

Kết luận chương 1

Trong chương này, tác giả đã cụ thể hóa các vấn đề lý luận cơ bản về NHTM và hệ thống KSNB. Tác giả đi sâu và làm rõ vai trò, nội dung, nguyên tắc, quan điểm về hệ thống KSNB. Tác giả đã trình bày được khái niệm của NHTM đồng thời tìm hiểu đặc điểm, vai trò và các nguyên tắc hoạt động của NHTM, qua đó tới yêu cầu KSNB. Ngoài ra, bằng việc tìm hiểu về kinh nghiệm về KSNB trong NHTM của một số NHTM trên thế giới, tác giả đã đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Ngoại thương Lào. Nội dung chương 1 mà tác giả trình bày được coi là khung lý thuyết quan trọng để qua đó căn cứ vào đó để có cơ sở tìm hiểu thực trạng hệ thống KSNB mà nó sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

38

Chương 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Lào

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thương Lào (tên tiếng Anh là Banque Pour Le Commerce Exterieur Lao Public - BCEL) được thành lập vào ngày 02/12/1975 ngay khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tuyên bố độc lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh kể từ đó cho đến nay. Đây là một trong những NHTM nhà nước lớn nhất tại Lào với vốn điều lệ hiện nay (tại thời điểm 30/9/2019) là 1.038.617 triệu kip [21, tr.10].

Trong những năm từ năm 1975 đến năm 1988, BCEL BANK đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng giống như một chi nhánh của NHNN Lào và được Chính phủ chỉ định là ngân hàng duy nhất ở Lào được giao dịch với bất kỳ một ngân hàng quốc tế nào khác. Ngoài ra, BCEL BANK cũng được giao nhiệm vụ quản lý các khoản tài trợ và các khoản vay được cung cấp bởi các nước, các tổ chức quốc tế cho Chính phủ Lào lúc bấy giờ.

Kể từ 01/11/1989, BCEL BANK đã chính thức chuyển đổi thành NHTM nhà nước dưới hình thức là Công ty Cổ phần, hoạt động theo Luật NHNN Lào và các Nghị định về Quản lý NHTM. Đặc biệt, ngân hàng đã thay đổi từ loại hình quản lý nhà nước sang quản lý kinh doanh với cách đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên sự tăng trưởng của doanh thu hàng tháng và hàng năm của ngân hàng.

Cho đến 11/01/2011, BCEL BANK đã đi vào hoạt động mạnh mẽ, thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu dưới sự quản lý của Ngân hàng Trung ương Lào và Bộ Tài chính và trở thành công ty đầu tiên niêm yết tại thị trường chứng khoán Lào. Cổ đông chính của BCEL BANK là Chính phủ Lào

39

nắm giữ 70% cố phần, trong khi nhà đầu tư trong nước (gồm cán bộ nhân viên BCEL BANK) và nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ 20%, các đối tác chiến lược của BCEL BANK nắm giữ 10% [21, tr.13]. Các mục tiêu chính của ngân hàng BCEL BANK là mang lại lợi ích cho khách hàng và hỗ trợ các chính sách kinh tế của Chính phủ bằng cách cải thiện, phát triển, hiện đại hóa và mở rộng dịch vụ của mình trong nước cũng như quốc tế. Hiện nay, BCEL BANK cung cấp dịch vụ ngân hàng khác nhau bao gồm tiền gửi, cho vay, thư tín dụng, thư bảo lãnh, thanh toán, ngoại hối, thẻ/thẻ ghi nợ và tín dụng ATM, điện thoại di động và Internet banking... [9, tr.45].

Ngày 22 tháng 6 năm 1999, Ngân hàng liên doanh Lào-Việt (LVB) được thành lập trên sự phối hợp giữa BCEL BANK và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Công ty bảo hiểm Lào- Việt (LVI) trong năm 2008. Ngoài ra BCEL BANK cũng tiếp tục mở rộng kinh doanh bằng việc liên kết với Ngân hàng BRED Pháp để thành lập ngân hàng con là Banque Franco - Lào (BFL) trong năm 2010. Năm 2011, BCEL BANK đã liên kết với Công ty KTZMICO Thái Lan để thành lập Công ty TNHH Chứng khoán BCEL-KT. Trong năm 2014, BCEL đã phối hợp với Ngân hàng Fudian để thành lập Ngân hàng Lào - Trung Quốc (LCNB).

Là một trong những ngân hàng hàng đầu của Lào, năm 2017, BCEL BANK đã vinh dự được Asian Banking and Finance trao tặng giải thưởng “Domestic Retail Bank of the Year” và đây là lần thứ 5 liên tiếp ngân hàng được nhận giải thưởng này. Năm 2018 BCEL BANK nhận Huân chương độc lập hạng II nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Ngân hàng CHDCND Lào, giải thưởng “Operational Excellence Award” năm 2018 do Well Fargo trao giải, giải thưởng “Financial Inclusion Initiative of the Year 2018 & Mobile Banking Intiative of the Year 2018” do Tạp chí Asian Banking and Finance trao giải,... [21, tr.15]. Đến nay, BCEL BANK đã từng bước trưởng

T T Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 1 Tổng nguồn vốn 2.472 3.041 3.560 3.982 ~2 Dư nợ 2.401 3.265 3.950 4.498 “3 Tỷ lệ nợ xấu 1,15% 2,72% 1,06% 1.47% 40

thành đi lên và phát triển ngày càng vững mạnh, đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định được vị thế, giữ vững thị phần, uy tín và thương hiệu trong nền kinh tế thị trường.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Lào

Nguồn: Sơ đồ tổ chức Bộ máy BCEL BANK - Phòng nhân sự CBEL BANK

Trụ sở chính của BCEL BANK nằm tại 01 đường Pangkham, Xiengnheun, huyện Chanthabuly, thủ đô Viêng Chăn. Tính tới thời điểm tháng 9/2019, BCEL BANK đã phát triển mạnh mẽ, sở hữu số lượng chi nhánh và đơn vị dịch vụ rộng khắp, bao gồm 01 trụ sở chính tại Quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào, 01 công ty con, 05 liên

41

doanh, 20 Chi nhánh chính, 93 đơn vị dịch vụ và 16 đơn vị trao đổi trên toàn quốc [21, tr.11]. Tổng số nhân viên hiện tại của BCEL BANK và hệ thống các chi nhánh, tổ chức và đơn vị trực thuộc là 2.033 người [21, tr.13].

Bộ máy quản lý của Ngân hàng ngoại thương BCEL BANK đứng đầu là

Tổng giám đốc và 5 phó Tổng giám đốc điều hành các phòng ban (Sơ đồ 2.1)

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2019

Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, nguồn vốn luôn là cơ sở quan trọng. Đối với ngân hàng, nguồn vốn không chỉ quyết định tới quy mô của ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến quy mô hoạt động tín dụng chung. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, BCEL BANK luôn chú trọng công tác thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh doanh trên địa bàn thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động kết hợp với hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới tác phong làm việc, thỏa mãn kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng cũng như thực hiện tốt các dịch vụ khác [22]. Các phương thức huy động vốn: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có gỉá khác...Bảng 2.1. Các chỉ tiêu đạt được của BCEL BANK năm 2016-2019

(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh BCEL BANK giai đoạn 2016-2019) [32]

TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Tông doanh thu 1.416 1.485 1.659 1.903 2 Tổng chi phí 1.053 1.236 1.427 1671

42

Qua các số liệu trên bảng 2.1, có thể thấy trong giai đoạn 2016 - 2019, tình hình huy động vốn của BCEL BANK rất khả quan. Với chính sách điều hành hợp lý, linh hoạt, nguồn vốn huy động của BCEL BANK luôn ổn định và tăng trưởng phù hợp. Năm 2017 và năm 2018, nguồn vốn của BCEL BANK gia tăng đáng kể, từ 2.472 tỷ kip năm 2016 đã tăng 3.041 tỷ kip năm 2017 và đạt mức 3.560 năm 2018. Đến năm 2019, tổng nguồn vốn tại tiếp tục tăng lên đến 3.982 tỷ kip, tăng 1,61 lần so với năm 2016.

Bên cạnh đó, dư nợ của BCEL BANK cũng liên tục tăng trong giai đoạn này. Thực hiện chủ trương của NHNN Lào, BCEL BANK đã tăng cường kiểm soát đối với hoạt động tín dụng, đảm bảo dư nợ tăng trưởng hợp lý theo quy mô huy động vốn và đảm bảo tăng trưởng tín dụng cả năm không vượt quá 27%. Không những thế, BCEL BANK cũng đã triển khai hàng loạt các dịch vụ cho vay cá nhân nhân dưới nhiều hình thức như cho vay phí chi du học; Cho vay chứng minh tài chính; Cho vay vốn kinh doanh nhỏ; Cho vay tín dụng đối với cán bộ, công nhân viên... Đối với các doanh nghiệp, BCEL BANK cho vay vốn thực hiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đầu tư phát triển.

Theo báo cáo của BCEL BANK, tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 của Ngân hàng là 4.498 tỷ kip cụ thể: cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 33,25% trên tổng dư nợ, cho vay tài trợ xuất khẩu chiếm 30,13%, cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm 35,69%, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm 19,02%,... Cùng với phát triển tín dụng, song song quản lý chất lượng chặt chẽ, rủi ro tín dụng của ngân hàng từ mức 10,55% năm 2010 đã giảm đáng kể còn 5,76% năm 2018 và được duy trì dưới mức 3% trong giai đoạn 2016 - 2018. Như vậy, trong 3 năm trở lại đây, mặc dù những tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới hoạt động, tuy nhiên BCEL BANK đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm soát nợ

43

xấu, đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn, tỉ lệ nợ xấu năm sau thấp hơn năm trước.

Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BCEL BANK giai đoạn 2016-2019

(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh BCEL BANK giai đoạn 2016-2019)[32]

Trong giai đoạn 2016 - 2019, doanh thu của BCEL BANK đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. BCEL BANK đã đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới các chi nhánh ngân hàng tại các địa phương, do đó kéo theo sự tăng lên của chi phí năm 2018 mức tăng trưởng mức chi là 15,45%. Việc mở rộng các chi nhánh tại địa phương là chiến lược cạnh tranh của BCEL BANK với các ngân hàng trong nước và quốc tế. Tại Lào, tuy chỉ có hơn 7 triệu dân nhưng có đến 42 ngân hàng đang hoạt động. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của tập thể ngân hàng, chính sách điều hành hợp lý, linh hoạt, năm 2019, doanh thu đã tăng hơn năm trước và đạt mức 1.903 tỷ kip [21, tr.4].

2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Ngoại thương Lào

2.2.1. Môi trường kiểm soát tại Ngân hàng Ngoại thương Lào

Môi trường kiểm soát là nền tảng của một hệ thống kiểm soát hiệu quả, cung cấp các nguyên tắc và cấu trúc cho một đơn vị. Môi trường kiểm soát của BCEL BANK được thể hiện ở các yếu tố sau:

Thứ nhất, sự trung thực và các giá trị đạo đức trong BCEL BANK

44

bất cập trong quan điểm và thái độ của từng thành viên với việc nhận thức tầm quan trọng của việc nhận dạng, đánh giá và phân tích rủi ro ảnh hưởng tới việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh, hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Tác giả thực hiện phỏng vấn bộ phận lãnh đạo bao gồm những thành viên trong HĐQT, các lãnh đạo tại các phòng ban, nhận thấy: có 25/34 chiếm 73,53% trên tổng sổ cán bộ lãnh đạo tại BCEL BANK quan tâm đến vấn đề rủi ro và cho rằng việc nhận dạng, đánh giá và phân tích rủi ro là cần thiết đối với hoạt động của Ngân hàng. Còn 9/34 chiếm 26,47% cán bộ lãnh đạo thuộc diện điều tra và quan sát chưa có quan điểm và thái độ quan trọng vấn đề này, họ chưa nhận diện được đầy đủ các nhân tố có thể tạo ra rủi ro ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả thực hiện các mục tiêu mà ngân hàng đưa ra. Công tác đánh giá rủi tro của những cán bộ lãnh đạo này vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quản lý cá nhân hơn là trên cơ sở sử dụng bộ máy giúp việc chuyên trách và

Một phần của tài liệu 0589 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH ngoại thương lào (BSEL BANK) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w