Cơ sở định hướng

Một phần của tài liệu 0589 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH ngoại thương lào (BSEL BANK) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 85)

Thứ nhất, trong những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tạo ra những thời cơ và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có CHDCND Lào. Đồng thời, trong những năm gần đây, sự xâm nhập của công nghệ vào lĩnh vực tài chính được xem như một trào lưu trước bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển toàn cầu và sự thay đổi hành vi online của khách hàng (bao gồm hoạt động mua sắm, giải trí, mạng xã hội...). Do đó, các vấn đề an ninh tài chính và bảo mật thông tin khách hàng đang phát sinh nhiều lo ngại. Sự phát triển của công nghệ tài chính vô hình chung khiến việc quản lý các hoạt động trong lĩnh vực tài chính nói chung, ngân hàng nói riêng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi BCEL BANK cần có cơ chế pháp luật để quản lý hoạt động của các công ty này.

73

Thứ hai, ở CHDCND Lào hiện nay, rất nhiều ngân hàng mới được đầu tư thành lập, do đó sự cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt. Do vậy, những hệ thống ngân hàng có tiềm lực tài chính nhỏ bé, chất lượng tài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao, cơ cấu tổ chức chưa thực sự họp lý và chưa chuyên nghiệp, trình độ quản lý điều hành còn thấp, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới,... sẽ có nguy cơ bị phá sản. Việc mở cửa hội nhập, kéo theo một lượng lớn các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thị trường tài chính nội địa và sự cạnh tranh gay gắt giữa khối ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài là điều khó có thể tránh khỏi. Các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh về chất lượng phục vụ và đa dạng dịch vụ sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng - là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp, cá nhân trong nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng thị phần của các ngân hàng ngoại và sự sụt giảm thị phần của các ngân hàng nội địa.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, nhất là cơ chế thanh tra, giám sát, thiếu sự phối họp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan sẽ là một thách thức không nhỏ đối với BCEL BANK. Nếu như năng lực quản lý và lập pháp không theo kịp và không lường trước được sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch tài chính - ngân hàng, sẽ có 2 khả năng xảy ra: hoặc là ngành ngân hàng mất khả năng kiểm soát dẫn tới khủng hoảng hoặc quốc gia sẽ tái áp dụng các hạn chế để duy trì kiểm soát. Cả hai trường hợp này đều không có lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng.

Thứ tư, áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính ngân hàng chất lượng cao sang các tổ chức nước ngoài và khu vực. Một

74

trong những thách thức lớn của hệ thống ngân hàng BCEL BANK là việc giữ chân nhân tài, tránh sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao của Lào sang các nước khu vực. Thêm vào đó, hội nhập đòi hỏi BCEL BANK phải có một nguồn nhân lực không chỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu luật pháp quốc tế và được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình và chuẩn mực quốc tế, trong khi nguồn nhân lực của BCEL BANK còn rất yếu kém về các kiến thức và kỹ năng trên.

Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng đối với việc mở rộng thị trường dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng tại Lào. Bên cạnh những cơ hội, quá trình hội nhập nói chung trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng tiềm ẩn không ít rủi ro và thách thức, đòi hỏi hệ thống ngân hàng không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, để không chỉ đứng vững, mà còn khẳng định vị trí của mình trong khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu 0589 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH ngoại thương lào (BSEL BANK) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w