Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 0589 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH ngoại thương lào (BSEL BANK) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 82)

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên hệ thống KSNB trong BCEL BANK còn bộc lộ những hạn chế cần phải hoàn thiện nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống KSNB, cụ thể là:

Thứ nhất, về môi trường kiểm soát:

Nhận thức về KSNB của một số lãnh đạo trong BCEL BANK còn chưa đầy đủ; tính chính trực và giá trị đạo đức đã được bộ phận lãnh đạo coi trọng nhưng họ lại chưa có chiến lược xây dựng và duy trì tính chính trực và giá trị đạo đức như một nét văn hóa riêng của ngân hàng mình. Có những thời điểm các cán bộ lãnh đạo cấp cao BCEL BANK chưa nhận thức đầy đủ về các nguy cơ có thể dẫn đến các rủi ro đối với lĩnh vực hoạt động tín dụng của ngân hàng, vẫn còn chủ quan, nóng vội trong các quyết định đầu tư, không lường trước các diễn biến phức tạp của nền kinh tế và thị trường ngoại hối dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Công tác đánh giá rủi ro của các cán bộ cấp cao của BCEL BANK vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quản lý cá nhân hơn là trên cơ sở sử dụng bộ máy giúp việc chuyên trách về đánh giá rủi ro với những phương tiện và phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại, khoa học.

65

Về cơ bản, BCEL BANK đã xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của mình. Tuy nhiên, việc mô tả công việc cụ thể và trách nhiệm của từng thành viên, đặc biệt là các thành viên chủ chốt chưa được xây dựng rõ ràng. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm chưa được tuân thủ chặt chẽ, đặc biệt ở các chi nhánh nhỏ. Thêm vào đó, các quy định liên quan đến việc tuyển dụng nhân viên có trình độ và đạo đức tốt; tạo môi trường để phát huy hết năng lực của nhân viên; giữ chân nhân viên giỏi chưa được cụ thể hóa trong quy chế. Các phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên còn chung chung. Kết quả đánh giá thành tích chưa được phản hồi, trao đổi lại với cán bộ nhân viên, chưa gắn chặt với chế độ tiền lương, đề bạt làm giảm đi tác dụng của công tác đánh giá...

Về công tác lập kế hoạch vẫn còn một số hạn chế như chưa triển khai ứng

dụng các phần mềm chuyên nghiệp phục vụ công tác lập kế hoạch nói chung và

công tác lập kế hoạch thi công nói riêng; một số kế hoạch được các bộ phận lập

sơ sài, mới chỉ dừng ở việc nêu chỉ tiêu kế hoạch, thiếu cơ sở thuyết phục cho số

liệu đưa ra, và thiếu các giải pháp thực hiện kế hoạch; sự liên kết giữa các kế hoạch còn lỏng lẻo do có nhiều các bộ phận, cá nhân khác nhau lập; công tác lập

kế hoạch và phê duyệt kế hoạch tại nhiều bộ phận hiện nay còn chậm; Công tác

dự báo các tình huống, sự kiện bất ngờ có thể tạo ra các rủi ro ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch chưa được quan tâm đúng mức...

Bộ máy kiểm soát chưa phát huy được vai trò của mình trong việc kiểm tra, kiểm soát HĐQT, ban điều hành cũng như các hoạt động chung của toàn

66

trung vào việc phát hiện và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy BCEL BANK chưa thực sự quan tâm tới các yếu tố có thể dẫn tới rủi ro như: Có những thay đổi trong môi trường hoạt động, sự thay đổi của luật pháp, sự xuất hiện nhân sự mới, đặc biệt là nhân sự cấp cao, áp dụng công nghệ mới và mô hình kinh doanh mới, thay đổi chính sách kế toán. Thêm vào đó, HĐQT và Ban kiểm soát chưa phân công và quy định cho Bộ phận Kiểm toán nội bộ hoặc Giám sát tuân thủ thực hiện kiểm toán/kiểm tra đối với các tỷ lệ an toàn được lập bởi các bộ phận nghiệp vụ.

Thứ ba, về hoạt động kiểm soát:

BCEL BANK đã xây dựng quy trình nghiệp vụ đầy đủ nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý các sai phạm nhưng tính hiệu lực của các hoạt động kiểm soát phụ thuộc rất nhiều vào sự tuân thủ các quy định từ phía cán bộ nhân viên. Trên thực tế, tại BCEL BANK vẫn còn xảy ra nhiều sai phạm trong các hoạt động của ngân hàng, khi nhân viên lợi dụng điểm yếu, những lỗ hổng trong hệ thống KSNB để trục lợi.

Nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của BCEL BANK, đây là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro, cũng như sai phạm như không

tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ; làm giả hồ sơ, giấy tờ, chữ ký... Ngoài ra, quy

trình cấp tín dụng, giám sát thực hiện hợp đồng tín dụng cũng chưa được tuân thủ đầy đủ: Cấp tín dụng không đúng đối tượng khách hàng, chấm điểm tín dụng

chưa chính xác, áp dụng sai mã sản phẩm...; không thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, giám sát khoản vay.; thực hiện giao dịch vượt thẩm quyền...

BCEL BANK chưa chú trọng đến hoạt động kiểm soát môi trường hoạt động CNTT qua chiến lược phát triển phát triển CNTT, thủ tục thiết lập và phát triển chương trình; thủ tục sử dụng báo cáo bất thường, thiết lập đường

67

với lãnh đạo mọi trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận, vi phạm nội quy, quy định của ngân hàng cũng như các quy định pháp luật làm giảm uy tín và gây thiệt hại về kinh tế cho ngân hàng...

Thứ tư, về thông tin và truyền thông:

Trong quá trình thực hiện, BCEL BANK vẫn còn hiện tượng cán bộ nhân viên vi phạm quy trình nghiệp vụ kế toán như: nguyên tắc hạch toán kế toán và chuẩn mực kế toán; đơn vị chưa thực hiện đối chiếu chữ ký và chữ viết của khách hàng trên các chứng từ giao dịch, chứng từ vay vốn so với chữ ký, chữ viết trên phiếu đăng ký mở tài khoản trước khi thực hiện giao dịch cho khách hàng... Với đặc điểm quy mô lớn, cơ cấu tổ chức bao gồm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, nên việc thiết lập các kênh thông tin hiện nay còn nhiều hạn chế. Các cấp quản lý bên dưới chưa thực sự nắm bắt kịp thời những chỉ đạo của các nhà quản lý cấp trên. Bên cạnh đó, việc thu nhận thông tin phản hổi chưa thực sự kịp thời, chủ yếu diễn ra một chiều từ trên xuống dưới.

Một số chi nhánh của BCEL BANK thực hiện chưa đầy đủ việc lập và ghi chép cũng như báo cáo một cách đầy đủ với các bên liên quan trong giao dịch và ngăn ngừa, phát hiện các vi phạm làm ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC. Bởi vì các giao dịch này thường tiềm ẩn rủi ro khi có sự thông đồng của các bên về các điều khoản của hợp đồng vì mục đích của cá nhân hay một nhóm người. Tất cả những hạn chế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ tin cậy của các thông tin trên BCTC., từ đó ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng.

Trình độ chuyên môn về CNTT của đội ngũ cán bộ trong một số chi nhánh của BCEL BANK vẫn là một hạn chế lớn khi thực hiện các công việc có liên quan. Nhất là những bộ phận như bộ phận kiểm toán nội bộ thì vẫn còn tình trạng thiếu cán bộ với trình bộ chuyên môn về CNTT, làm hạn chế chất lượng và thời gian trong quá trình kiểm toán.

68

Thứ năm, về hoạt động giám sát:

Một số cán bộ quản lý cấp cao trong BCEL BANK vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Hoạt động giám sát thường xuyên mới chỉ được thực hiện thông qua việc tiếp nhận thông tin phản hồi giữa nhân viên và cán bộ lãnh đạo quản lý. Hoạt động giám sát định kỳ cũng chỉ được thực hiện thông qua việc xem xét và đánh giá các báo cáo kiểm soát nên khi có biến động bất thường thì khó có thể phát hiện và điều chỉnh toàn bộ hoạt động một cách linh hoạt. Ngoài ra, hoạt động giám sát trong BCEL BANK ít được tiến hành trên cơ sở định hướng rủi ro nên chất lượng giám sát chưa cao, việc thực hiện cơ chế báo cáo và cảnh báo rủi ro theo các cấp từ dưới lên trên chưa được thực hiện hiệu quả.

Vai trò giám sát của kiểm toán nội bộ đối với KSNB còn hạn chế, chưa phát hiện kịp thời những khiếm khuyết của hệ thống KSNB để khắc phục. Tính độc lập của kiểm toán nội bộ chưa được đảm bảo ở mức cao nhất theo yêu cầu.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, nhận thức trong đánh giá và kiểm soát rủi ro của lãnh đạo cấp cao trong BCEL còn nhiều hạn chế. Lĩnh vực kinh doanh tin dụng và ngoại hối luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro cao ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Rủi ro trong lĩnh vực này có thể xuất hiện ở tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh. Qua khảo sát, phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo cấp cao tại BCEL nhận thấy rằng đa số họ còn có tâm lý chủ quan, chưa đánh giá hết tác động của rủi ro đến hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, nhận thức của cán bộ lãnh đạo cấp cao tại về mục tiêu, vai trò, và các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB cũng chưa thật đầy đủ, dẫn đến một số yếu tố cơ bản của hệ thống KSNB chưa được thiết kế, vận hành, hoặc đã có nhưng nhiều khi còn mang tính “đối phó” với mục đích chấp hành chế độ, chính sách

69

là chủ yếu chứ chưa thực sự quan tâm đến tính hữu hiệu, hiệu quả mà hệ thống KSNB đem lại.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ phận KSNB và quản lý rủi ro mới được chú trọng và hoàn thiện. Trước đây, bộ phận quản lý rủi ro hoạt động mang tính hình thức, chỉ được coi là một phòng ban trong hệ thống thực hiện việc kiểm soát, giám sát chung trong nội bộ ngân hàng. Từ năm 2014, bộ phận này mới bắt đầu được chú trọng hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức và số lượng cán bộ kiểm soát. Chất lượng của các cán bộ kiểm soát cũng mới được nâng lên.

Thứ ba, hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến KSNB ngân hàng còn thiếu, chậm đổi mới và hoàn thiện so với yêu cầu hiện tại. NHNN còn hạn chế về khả năng giám sát, đặc biệt là chưa có khả năng cảnh báo sớm về rủi ro trong các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng, chưa thiết lập hệ thống giám sát hữu hiệu. Đặc biệt, BCEL BANK đã có ban hành một số văn bản pháp lý như các quy chế, quy định cho hoạt động vay vốn , tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện. Do giới hạn về pháp lý và để đảm bảo sự yên tâm cho khách hàng nên trước khi sử dụng các dịch vụ tại ngân hàng, khách hàng vẫn chưa thực sự hài lòng và tin tưởng.

Thứ tư, sự hạn chế về thời gian kiểm soát và kinh nghiệm kiểm soát của cán bộ kiểm soát. Khi thực hiện KSNB định kỳ hoặc đột xuất, các đoàn kiểm tra sẽ bị giới hạn về thời gian làm việc nhưng trên thực tế số lượng hồ sơ, chứng từ lại rất nhiều, số lượng nhân sự thực hiện kiểm soát lại hạn chế. Do vậy, các đoàn kiểm tra, KSNB sẽ bị áp lực về thời gian hoàn thành công việc, không tránh khỏi tâm lý thực hiện kiểm soát qua loa, không chặt chẽ. Bên cạnh đó, số lượng kiểm soát viên lại rất ít, khinh nghiệm và năng lực kiểm soát chưa thực sự đảm bảo.

70

Thứ năm, BCEL BANK còn gặp khó khăn trong việc thực hiện các chương trình CNTT. Sự phối hợp giữa các bộ phận phát triển sản phẩm và các bộ phận về công nghệ còn yếu trong việc cung ứng sản phẩm. Mặc dù, Ngân hàng Ngoại thương Lào đã thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng dưới sự hỗ trợ của World Bank trong năm 2017, nhưng ngân hàng vẫn chưa khai thác hết ứng dụng công nghệ mới này. Việc xử lý hệ thống còn chậm, đôi khi lỗi mạng. Hệ thống thông tin báo cáo còn thiếu, chưa hỗ trợ được việc cung cấp số liệu đánh giá tính hiệu quả của từng sản phẩm. Hệ thống Corebanking chưa đáp ứng tối đa nhu cầu quản lý và phát triển sản phẩm đa dạng nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2, luận văn đã khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của BCEL BANK, đồng thời đánh giá được thực trạng hoạt động của BCEL BANK thông qua những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của nó. Trong bối cảnh đó, luận văn tập trung phân tích thực trạng KSNB tại BCEL BANK thông qua các tiêu chí như: môi trường kiểm soát, các hoạt động kiểm soát, vấn đề quản lý và đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin, các hoạt động giám sát. Đồng thời, nêu rõ những mặt đã đạt được, cũng như chỉ ra những hạn chế, tồn tại của KSNB tại BCEL BANK trong thời gian qua. Từ những đánh giá này, luận văn sẽ đưa ra các biện pháp nâng cao KSNB tại BCEL BANK trong chương tiếp theo.

71

Chương 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO

Một phần của tài liệu 0589 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH ngoại thương lào (BSEL BANK) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w