Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0589 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH ngoại thương lào (BSEL BANK) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 75)

Thứ nhất, về môi trường kiểm soát:

BCEL BANK có môi trường kiểm soát bên trong thuận lợi để duy trì và tổ chức KSNB nhằm phát huy tác dụng của hệ thống này trong công tác quản lý tại các chi nhánh và công ty thành viên. Ban lãnh đạo của BCEL BANK luôn nhận thức sự cần thiết và vai trò quan trọng của kiểm soát trong quản lý và việc xây dựng hệ thống KSNB. Trên cơ sở đó, họ đặt ra yêu cầu về việc thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong ngân hàng, yêu cầu tuân thủ các quy định, quy chế mà NHNN và BCEL BANK đưa ra. Các chính sách, thủ tục kiểm soát luôn được quan tâm thiết kế phù hợp với đặc điểm của từng bộ phận và mỗi chi nhánh. Nhờ đó mà việc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của BCEL BANK những năm gần đây được thực hiện một cách thuận lợi, thống nhất, xuyên suốt từ trên xuống dưới.

Trong BCEL BANK, các bộ phận, các phòng ban chức năng được phân công rõ ràng, các công việc được giao cho từng bộ phận đảm bảo phù hợp, không chồng chéo lại có thể kiểm soát lẫn nhau, đảm bảo được 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ sách và bảo quản tài sản. Việc phân công, phân nhiệm giữa các phòng ban được cụ thể hóa bằng văn bản tạo điều kiện thuận tiện cho việc thực hiện. Các chính sách liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, sa thải được ban hành khá đầy đủ và chi tiết đã tạo ra động lực cho cán bộ nhân viên nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao và góp phần vào hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống.

62

Công tác lập kế hoạch và xây dựng chương trình hành động được các nhà quản trị trong BCEL BANK hết sức coi trọng, đặc biệt là việc định hướng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tín dụng trung hạn, dài hạn; kế hoạch tài chính hàng năm của các chi nhánh để xây dựng kế hoạch chung của toàn hệ thống ngân hàng này. Quy trình, nội dung, phương pháp lập kế hoạch của cán bộ tại BCEL BANK có tính khả thi cao. Công tác đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch được ban lãnh đạo coi trọng.

Về bộ máy kiểm soát, ngoài việc tuân thủ cơ cấu bộ máy kiểm soát theo quy định của Luật Doanh nghiệp, ban kiểm soát đối với các công ty cổ phần thì tại BCEL BANK đã xây dựng Ban kiểm soát trực thuộc HĐQT để thực hiện chức năng tư vấn, giúp việc cho HĐQT trong công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của BCEL BANK nói chung và hoạt động kinh doanh tín dụng nói riêng.

Thứ hai, về đánh giá rủi ro:

Hệ thống KSNB trong BCEL BANK đã nhận diện và đánh giá rủi ro bao gồm việc phát hiện và đánh giá tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng tiêu cực tới việc đạt được mục tiêu của ngân hàng. Khi có sự thay đổi các bộ phận có liên quan sẽ rà soát, nhận dạng, xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế, quy trình, quy định phù hợp với quy định của NHNN Lào và thực tiễn tại BCEL BANK. Hệ thống công cụ nhận dạng và đo lường được thiết kế trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật, tiếp thu các phương pháp và chuẩn mực quốc tế phù hợp với bản chất và đặc điểm của từng loại rủi ro có khả năng phát sinh trong hoạt động của ngân hàng. Tuỳ vào bản chất của từng rủi ro, BCEL BANK thiết lập rủi ro với từng hoạt động, từng bộ phận kinh doanh và từng cá nhân tham gia các giao dịch có khả năng phát sinh rủi ro.

63

Các hoạt động kiểm soát được áp dụng trong BCEL BANK đã hướng tới mục tiêu kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động của BCEL BANK. Các nguyên tắc kiểm soát cơ bản như: bất kiêm nhiệm; ủy quyền và phê chuẩn; phân công, phân nhiệm đã được vận dụng trong xây dựng các thủ tục kiểm soát. Các thủ tục kiểm soát đã được “luật hóa” bằng hệ thống các văn bản như quy trình, quy chế, quy định nhằm đảm bảo các thủ tục kiểm soát được thực thi trong quá trình hoạt động. Các lãnh đạo cấp cao trong BCEL BANK thường xuyên rà soát hệ thống các chính sách, quy định, quy chế đã ban hành để có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những thay đổi của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài đơn vị.

Nhờ nhận thức được các rủi ro ảnh hưởng tới mục tiêu của KSNB mà lãnh đạo cấp cao của BCEL BANK đã xây dựng, áp dụng các thủ tục kiểm soát để ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của các rủi ro, bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, cụ thể là: Đối với các rủi ro tín dụng đã rà soát, điều chỉnh kế hoạch, tiến độ đầu tư hoàn thành kế hoạch phù hợp với tiến độ kinh doanh đảm bảo khả năng cân đối thu chi, phân loại tuổi nợ phải thu đến hạn, quá hạn để có biện pháp thu hồi; Đối với các rủi ro ứng dụng CNTT trong nội bộ đã xây dựng, áp dụng chính sách, thủ tục kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng.

Thứ tư, về thông tin và truyền thông

BCEL BANK đã thiết lập được kênh thông tin để trao đổi thông qua các chính sách, quy chế, quy trình, nghiệp vụ trong nội bộ theo hướng dọc từ trên xuống. Đặc biệt trong Quy chế hoạt động của ngân hàng, quy định rất cụ thể về kênh thông tin và cách thức trao đổi thông tin của các bộ phận trong ngân hàng. Để trao đổi thông tin với bên ngoài, các ngân hàng đã sử dụng kênh thông tin thông qua website, báo cáo quản trị định kỳ, BCTC quý/năm, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của NHNN.

64

Thứ năm, về hoạt động giám sát

BCEL BANK đã thiết kế và xây dựng được cơ chế giám sát thường xuyên và định kỳ thông qua việc xem xét các báo cáo của kiểm soát viên nhằm phát hiện các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, từ đó đưa ra các kiến nghị có tính khả thi. BCEL BANK đã thực hiện việc tự giám sát của các bộ phận chức năng, hoạt động của khối KSNB. Tuy quy trình kiểm tra giám sát chưa được xây dựng và thực hiện một cách chặt chẽ nhưng cũng đã bước đầu khẳng định được vai trò của mình trong hệ thống KSNB.

Một phần của tài liệu 0589 hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH ngoại thương lào (BSEL BANK) luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w