6. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Thẩm định về dự án
1.3.2.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án
Nội dung này bao gồm việc thẩm định các văn bản, thủ tục hồ sơ trình duyệt Dự án theo quy định của Pháp luật. Tại Việt Nam, việc phê duyệt, chấp nhận các dự án Điện thường được phối hợp thực hiện bởi nhiều cơ quan Bộ, Ban ngành Nhà nước, do vậy, việc thẩm định chi tiết về hồ sơ pháp lý dự án là một trong những khâu rất quan trọng để đảm bảo việc Chủ đầu tư thực hiện dự án là hoàn toàn hợp pháp, hợp lệ. Đây là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng thực hiện các bước thẩm định tiếp theo.
(BIDV, 2013, tr.3,4)
1.3.2.2. Thẩm định sự cần thiết đầu tư và thị trường đầu ra của dự án
Với đặc thù là ngành năng lượng cơ bản các dự án Điện cần phải được đầu tư theo quy hoạch và có sự đảm bảo đầu ra. Vì vậy, trong quá trình thẩm định, Ngân hàng thường lưu ý các vấn đề sau:
- Sự phù hợp với chiến lược/quy hoạch phát triển Điện lực toàn quốc, quy hoạch phát triển Điện lực của địa phương. Đối với dự án chưa có trong Quy hoạch
thì dự án phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
về quy
hoạch.
- Thoả thuận mua bán Điện với EVN (thông qua Công ty mua bán Điện), trong đó lưu ý các nội dung: sản lượng điện mua bán phải phù hợp với sản
12
1.3.2.3. Phân tích một số nội dung về khía cạnh kỹ thuật
Các vấn đề kỹ thuật chủ yếu cần được đánh giá đối với các dự án Điện được nêu dưới đây:
❖ Địa điểm đầu tư
Địa điểm đầu tư dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện thi công, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tiến độ thực hiện, chi phí đầu tư và hiệu quả của dự án. Đặc biệt, địa điểm đầu tư đặc biệt quan trọng khi thi công các dự án thủy điện. Do đó, khi thẩm định về địa điểm đầu tư dự án thủy điện Ngân hàng xem xét một số yếu tố liên quan dưới đây:
- Vị trí địa lý, số lượng/mật độ phân bố hệ thống sông, suối; các đặc trưng về hình thái lưu vực, hệ thống giao thông;
- Mức độ sẵn có của các yếu tố đầu vào;
- Dân cư: Trình độ dân trí; Phân bố, phong tục, tập quán của dân cư... ❖ Điều kiện khí tượng, thuỷ văn
Đây là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ cho việc tính toán, lựa chọn các thông số kỹ thuật của công trình cũng như đánh giá hiệu quả về năng lượng của nhà máy điện, đặc biệt là Thủy điện. Khi thẩm định điều kiện khí tượng thuỷ văn cần quan tâm tới một số vấn đề sau:
- Tài liệu khí tượng, thuỷ văn sử dụng tính toán: Độ tin cậy và tính liên tục của các số liệu khí tượng, thuỷ văn sử dụng trong tính.
- Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn: Lượng mưa; Các đặc trưng về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ gió, sự bốc hơi.; Lưu lượng nước vào các thời điểm trong năm. ❖ Điều kiện địa hình, địa chất, địa chấn
Điều kiện địa hình, địa chất tại khu vực đầu tư dự án có tác động đến điều kiện thi công công trình, độ ổn định và bền vững của công trình. Các yếu tố liên quan đến điều kiện địa hình, địa chất bao gồm:
- Điều kiện địa hình: Mức độ phức tạp về địa hình địa mạo tại địa điểm xây dựng; Độ cao, độ dốc của địa hình khu vực xây dựng; Mức độ khảo sát địa hình.
13
Để có thể đánh giá được các yếu tố về địa hình, địa chất khu vực dự án, căn cứ
vào các kết quả khảo sát, kết luận của đơn vị tư vấn lập dự án, đặc biệt là kết luận của
tư vấn thẩm định báo cáo đầu tư/dự án đầu tư (nếu có) và ý kiến tham gia của các Bộ,
ngành liên quan để kết luận dự án/công trình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào: động đất, đứt gãy, thẩm thấu, có đảm bảo hoạt động được bình thường không.
(BIDV 2013, tr.6-12) ❖ Thiết bị của công trình
Đối với Thủy điện: thông thường nhà máy sẽ có các hệ thống thiết bị sau: Hệ thống thiết bị cơ khí thuỷ công, hệ thống thiết bị cơ khí thủy lực, hệ thống thiết bị điện và hệ thống thiết bị vệ sinh môi trường.
(BIDV 2013, tr.6-12)
Đối với Nhiệt điện: Hiện tại các Nhà máy Nhiệt điện tại Việt Nam chủ yếu sử dụng công nghệ ngưng hơi truyền thống, gồm 3 phần chính: Lò hơi, Tuabin và Máy Phát điện. Các hạng mục phụ trợ gồm: Hệ thống cung cấp và dự trữ than, Hệ thống cung cấp và dự trữ dầu, Hệ thống xử lý khí thải.
❖ Các hạng mục công trình chính và giải pháp kết cấu
Nhà máy thủy điện gồm những hạng mục công trình chính và phụ trợ được
tính từ thượng lưu đến hạ lưu như sau:
- Hồ chứa (có điều tiết hoặc không điều tiết)
- Cụm công trình đầu mối: Đập dâng; Đập tràn; Bể lắng cát và cống xả cát; Công trình dẫn dòng thi công; Các đê quây thượng lưu và hạ lưu.
- Tuyến năng lượng: Cửa lấy nước; Đường dẫn nước; Bể áp lực; Tháp/giếng
điều áp;
Đường ống/hầm áp lực; Kênh xả/hầm dẫn nước ra khỏi nhà máy; Các công trình khác.
- Nhà máy Điện: Là công trình thuỷ công trong đó bố trí các thiết bị động lực (turbin, máy phát điện) và các hệ thống thiết bị phụ trợ khác.
14
+ Khu vực nhà máy chính: Gian tuabin-máy phát, nhà điều khiển trung tâm, gian lò hơi, ống khói và các đường ống dẫn khói, nhà điều khiển ESP, nhà khí nén,...
+ Kho than và hệ thống băng tải than. - Các hạng mục phụ trợ:
S Khu vực cảng than, đê chắn sóng và các công trình thủy,
S Tuyến đường ra cảng nhập than kết hợp tuyến băng tải than và tuyến đường ống xả nước làm mát chạy ra biển,
S Đường ống thải nước làm mát và cửa xả,
S Cửa nhận nước, tuyến đường ống và trạm bơm nước làm mát,
S Bãi thải xỉ,
S Trạm bơm và tuyến ống nước ngọt.
- Các giải pháp kết cấu, nền móng và kiến trúc công trình:
+ Giải pháp nền móng:
S Sử dụng giải pháp cọc khoan nhồi đối với một số hạng mục có tài trọng lớn như gian turbin-máy phát, khung đỡ turbin-máy phát, gian lò hơi, ống khói, xi lô tro bay,...,
S Sử dụng giải pháp móng cọc bê tông PHC đối với các hạng mục như nhà điều hành trung tâm, tháp hấp thụ, móng bể nước thô, bể khử khoáng, bồn dầu,.,
S Sử dụng giải pháp móng bê tông cốt thép và móng nông cho các hạng mục có tải trọng nhỏ,
S Sử dụng cọc xi măng đất để gia cố đất nền cho một số hạng mục như nền đập ngăn bãi xỉ, nền kho than, kênh dẫn nước làm mát, bể sục khí.
+ Giải pháp kết nối phần nổi:
S Kết cấu khung thép: Được sử dụng cho các hạng mục như khu vực gian turbin, gian lò hơi, hệ thống tháp chuyển tiếp, kho than, băng tải than,.,
S Kết cấu bê tông cốt thép: Sử dụng cho một số hạng mục như nhà điều hành quản lý, khu nhà trực vận hành và nhà ở cán bộ,.,
+ Giải pháp kiến trúc: Thiết kế phù hợp với dây chuyền công nghệ của Nhà máy Nhiệt điện, phù hợp với cảnh quan tổng thể khu vực.
❖Phương án đấu nối vào hệ thống điện quốc gia
Hiện nay, tất cả các Nhà máy điện khi đi vào vận hành đều phải đấu nối vào lưới điện quốc gia do EVN quản lý, do vậy trong quá trình thẩm định cần lưu ý đến:
Khí thải CO2 NO
x PM10 PM2.5 2SO
Nhiệt điện than 26% 35
% 16% 7% %48
15
- Thoả thuận phương án đấu nối: Trước khi khởi công, dự án cần có thỏa thuận về phương án đấu nối điện từ nhà máy vào lưới điện quốc gia.
- Phương án đấu nối: Đấu nối vào đường dây 500kV, 220/110 kV (thường áp dụng đối với các dự án Điện lớn) hoặc đấu nối vào đường dây 35/22 kV
(thường áp
dụng đối với các dự án Điện nhỏ và vừa).
- Khoảng cách từ Nhà máy tới điểm đầu nối: ảnh hưởng trực tiếp đến tổng mức đầu tư và hiệu quả của dự án.
- Tiến độ thực hiện phương án đấu nối: cần đảm bảo phù hợp với tiến độ đầu tư và vận hành của dự án.
(Vietinbank, 2015, tr. 5-6)
❖Đánh giá tác động môi trường và di dân, tái định canh, định cư
Xem xét các tác động đến môi trường khi thực hiện và vận hành dự án, đặc biệt là những tác động tiêu cực trên cơ sở Đánh giá tác động môi trường của dự án và Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền. Một số tác động chính đến môi trường khi thực hiện và vận hành dự án thủy điện bao gồm:
- Tác động đến khoáng sản lòng hồ: Trong phạm vi hồ chứa có các mỏ khoáng sản quý hiếm không, loại khoáng sản, trữ lượng...
- Tác động tới môi trường đất, nước, môi trường không khí - Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
- Các phương án giảm thiểu tác động môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.
Trong đó, vấn đề đền bù, di dân, tái định canh, định cư đối với các dự án thủy điện cần đặc biệt coi trọng. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư mà còn đến tiến độ thực hiện dự án. Trong quá trình thẩm định, cán bộ Ngân hàng lưu ý kiểm tra việc chủ đầu tư tuân thủ các chính sách đền bù của địa phương, sự hợp tác của cán bộ và người dân địa phương; tiến hành kiểm tra thực địa nếu cần.
❖ Đối với các dự án Nhiệt điện: Hiện nay, trên thế giới có ba loại công nghệ nhiệt điện than phổ biến. Nhiều nhất là công nghệ dưới tới hạn (subcritical) mà mọi người vẫn quen gọi là công nghệ truyền thống, với hiệu suất trung bình thấp đạt 38%. Tiếp đến là loại siêu tới hạn (supercritical - SC), hiệu suất trung bình 42%, sau
16
đó là loại quá siêu tới hạn (ultra supercritical - USC (HELE)), hiệu suất lên tới 44 - 47%. Loại công nghệ hiện đại nhất đang được nghiên cứu phát triển là công nghệ quá siêu tới hạn tiên tiến (advanced ultra supercritical - AUSC) có hiệu suất lên tới 50%. Tại Việt Nam, nhiều nhà máy điện than được xây dựng thời kỳ trước nên chủ yếu sử dụng công nghệ dưới và cận tới hạn và có những tác động hạn chế sau:
- Với công nghệ cũ, hiệu suất các nhà máy nhiệt điện than Việt Nam rất thấp chỉ đạt khoảng 38% gây lãng phí lượng lớn. Ngoài hiệu suất thấp, công nghệ truyền
thống còn phát sinh sửa chữa nhiều gây tốn kém và phần lớn thiết bị điều
khiển tự
động theo công nghệ cũ không đáp ứng được những yêu cầu nâng cấp.
- Khí thải từ nhà máy điện là một trong nguyên nhân gây ô nhiễm và tác động đến biến đổi khí hậu. Các nhà máy nhiệt điện than là nguồn phát thải lớn nhất trong
lĩnh vực năng lượng và là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Tất cả cácBảng 1.1: Tỷ lệ các chất gây ô nhiễm không khí từ nhiệt điện than
Nguồn khác (động cơ, thiết bị nhà máy
(Nguồn:Trung tâm nghiên cứu - BIDV, 2017)
- Bên cạnh khí thải, nhà máy nhiệt điện còn gây ô nhiễm do nước thải làm mát, chất thải rắn ra môi trường. Theo tính toán, trung bình 3,5 phút, một nhà máy
nhiệt điện than 500 MW sẽ hút lên một lượng nước đủ để chứa trong một bể
bơi tiêu
chuẩn Olympic (2.500 m3) để làm mát hệ thống. Sau đó nước được trả lại
sông, hồ,
biển với nhiệt độ cao hơn nước đầu vào từ 8 đến 13oC khiến môi trường sống
của các
sinh vật biển như cá, tôm, tảo, san hô... bị ảnh hưởng nặng, đây cũng là vấn đề
17
triệu tấn tro xỉ hàng năm. Việc vận chuyển và lưu giữ tro xỉ gây ảnh hưởng đáng kế đến chất lượng không khí.
1.3.2.4. Đánh giá năng lực quản lý, vận hành của khách hàng
Việc đánh giá nội dung này cần nêu rõ: thâm niên, kinh nghiệm, năng lực, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, công nhân vận hành... của khách hàng, đặc biệt là bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng, quản lý, vận hành nhà máy Điện để có những đánh giá, nhận xét khả năng quản lý dự án và vận hành sau này. Qua đó, Ngân hàng có thể đưa ra các đề xuất, kiến nghị với khách hàng như thuê các chuyên gia có kinh nghiệm quản lý điều hành dự án Điện nếu khách hàng chưa đủ kinh nghiệm.
(BIDV, 2013, tr.14)
1.3.2.5. Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án
❖Tổng mức đầu tư, suất đầu tư và phương án nguồn vốn
Xác định số liệu để phân tích: trong nhiều trường hợp, hồ sơ dự án có những số liệu khác nhau về tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư được phê duyệt theo Quyết định phê duyệt dự án; Giá trị Tổng dự toán được phê duyệt theo Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán... Nhiệm vụ của cán bộ thẩm định là phải xác định được số liệu nào hợp lý nhất, thông thường đó là số liệu có tính pháp lý cao nhất.
Suất đầu tư của dự án Điện được tính theo 2 cách:
- Suất đầu tư theo công suất lắp máy được tính theo công thức: C = K / Nim Trong đó: K: Tổng mức đầu tư của dự án
Nlm : Công suất lắp máy
- Suất đầu tư theo điện lượng của dự án được tính theo công thức: R= K / E0 Trong đó: E0 : Điện lượng bình quân năm của nhà máy (kWh)
Quá trình thẩm định cần so sánh hai chỉ tiêu suất đầu tư trên của dự án thẩm định với các dự án có quy mô tương đương để có đánh giá ban đầu về sự hợp lý đối với tổng mức đầu tư của dự án. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án, suất đầu tư dao động phụ thuộc vào một số yếu tố như:
18
- Phương án đấu nối, điểm đấu nối
- Thiết bị sử dụng: Các thiết bị có xuất xứ khác nhau có chi phí đầu tư khác nhau
(BIDV, 2013, tr.16)
❖Đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn Xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
- Tổng hợp các nguồn vốn và xác định tỷ lệ tham gia của các nguồn vốn mà chủ đầu tư dự kiến thu xếp cho dự án.
- Xem xét tỷ lệ vốn tự có tham gia tối thiểu có đảm bảo theo các quy định của NHNN, BIDV và Bộ Công thương không?
- Xem xét, đánh giá khả năng góp vốn của các cổ đông của dự án ❖Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án
Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án được thực hiện theo các bước:
- Xây dựng phương án cơ sở với các giả định tính toán phù hợp với nội dung thực tế của dự án, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ theo
phương án cơ cở;
- Phân tích độ nhạy trên cơ sở phương án cơ sở đã xây dựng để đánh giá mức độ ổn định của hiệu quả tài chính dự án khi một hoặc một số thông số đầu
vào quan
trọng biến động so với dự kiến ban đầu.
- Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả tài chính của dự án thường được tính toán gồm: giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) và Thời
gian trả
nợ vốn vay theo khả năng dự án. (BIDV, 2013, tr.15)
1.3.2.6. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
Bảo đảm tài sản hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản thuộc các dự án Điện có thể tạo ra dòng tiền đều có thể dùng làm bảo