6. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đối với các
78
+ Xây dựng quy trình thẩm định và nội dung thẩm định cho từng dự án, từng khách hàng thuộc lĩnh vực Điện nhằm tạo sự thuận tiện và hiệu quả trong việc áp dụng cho các cán bộ thẩm định. Quy trình thẩm định tín dụng cần được thường xuyên cập nhật và thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, phổ cập và tăng cường áp dụng những phương pháp, chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi của các Ngân hàng trong nước và trên thế giới và áp dụng một cách sáng tạo vào tình hình thực tế của nước ta.
+ Sử dụng linh hoạt và đa dạng các phương pháp thẩm định, tuỳ vào từng dự án cụ thể mà cán bộ thẩm định tại BIDV SGD1 lựa chọn phương pháp thẩm định khác nhau nhằm đáp ứng các quy định tín dụng do Ngân hàng Nhà nước và BIDV ban hành. Cụ thể:
* Đối với những dự án Điện có yếu tố kinh tế - kỹ thuật quan trọng, lựa chọn phương pháp thẩm định so sánh chỉ tiêu vì phương pháp này cho phép cán bộ thẩm định so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án với các dự án Điện đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Có thể so sánh một số chỉ tiêu sau:
- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến).
- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.
* Đối với những dự án áp dụng công nghệ mới, Chi nhánh chưa từng thẩm định trước đây (các dự án Phong điện, Điện mặt trời), cán bộ thẩm định nên lựa chọn phương pháp thẩm định dự báo. Cơ sở của phương pháp này là cán bộ thẩm định dùng số liệu dự báo, điều tra để kiểm tra cung cầu sản phẩm của dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu,... ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án.
* Đối với những dự án có vốn đầu tư lớn và thời gian đầu tư kéo dài, cán bộ thẩm định nên lựa chọn phương pháp phân tích độ nhạy của dự án để đảm bảo dự án vẫn có thể có hiệu quá nếu có những điều kiện phát sinh ngoài mong muốn như thay đổi về giá nguyên vật liệu, giá của thiết bị công nghệ thay đổi theo thời gian,...
79
đổi cho phù hợp. Tuy nhiên đối với những dự án đầu tư Điện lớn và thời gian đầu tư
kéo dài, cho dù lựa chọn phương pháp nào để tiến hành thẩm định dự án đầu tư Điện thì cán bộ thẩm định cũng phải tiến hành thẩm định theo phương pháp phân tích độ nhạy bởi đây là phương pháp thẩm định khá quan trọng, cho phép cán bộ thẩm định nghiên cứu dự án đang xem xét ở trạng thái động. Phân tích dự án đầu tư
Điện theo phương pháp này có thể thấy được tính hiệu quả của dự án khi dự án có một hoặc một số yếu tố thay đổi.
+ Chú trọng nội dung thẩm định tài chính của dự án, nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư đóng một vai trò quan trọng quyết định chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư Điện nói riêng. Do đó, cán bộ thẩm định tại BIDV SGD1 khi xem xét nội dung thẩm định tài chính dự án Điện cần nhìn nhận trên một số khía cạnh, cụ thể:
Một là, việc xác minh lại tính chính xác số liệu do chủ đầu tư cung cấp
Để đảm bảo cho công tác thẩm định dự án đầu tư Điện đạt được chất lượng cao, trước hết, cán bộ thẩm định cần phải xác minh lại tính chính xác của các số liệu do chủ đầu tư cung cấp trong hồ sơ xin vay vốn. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì các số liệu đó sẽ là cơ sở để cho cán bộ thẩm định có thể tính toán dòng tiền của dự án đầu tư, có thể lập được bảng tính dòng tiền của dự án đầu tư dựa trên các cơ sở căn cứ khoa học, đảm bảo tính chính xác. Như vậy, trước hết cán bộ thẩm định cần xác định tính chính xác các thông số nhập vào (giá trị nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sản phẩm đầu ra,...), từ đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
Hai là, lựa chọn chỉ tiêu được dùng để tính toán hiệu quả của dự án Điện.
• Về việc tính toán lãi suất chiết khấu và thời gian ân hạn của dự án đầu tư
Đây là yếu tố quan trọng quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Lãi suất chiết khấu sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai, đồng thời nó còn được dùng làm độ đo giới hạn để xét sự đánh giá của các dự án đầu tư. Trong giai đoạn đầu tư xây dựng dự án, do chưa có nguồn tiền tạo
80
gian đầu, khoảng thời gian này gọi là thời gian ân hạn. Khi quyết định thời gian ân hạn của từng dự án thì cán bộ thẩm đỉnh phải căn cứ vào lãi suất chiết khấu và hiệu quả của dự án qua các chỉ tiêu NPV, IRR... Hiện nay BIDV SGD1 đang sử dụng phương pháp tính lãi suất chiết khấu (phương pháp bình quân gia quyền) và thời gian ân hạn với các dự án Điện là khá chính xác. Tuy nhiên để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả thì Phòng Quản lý rủi ro cần xin ý kiến các phòng ban nghiệp vụ để đưa ra các quy định chi tiết trong việc xác định thời gian ân hạn và lãi suất chiết khấu của dự án.
• Về việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
- Hiện nay, việc xác định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư Điện nói chung tại BIDV SGD1 cứ vào các chỉ tiêu NPV, IRR. Đây là các chỉ tiêu cơ bản để xác định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Tuy nhiên, để phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định cần phải tiến hành tính toán một số các chỉ tiêu khác như:
• Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư: nói lên mức độ thu hồi vốn đầu tư từ lợi nhuận thuần thu được hàng năm. Có thể dùng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư để so sánh giữa các dự án và tỷ suất này phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng mới khuyến khích người có tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Bởi dự án có mong chóng thu hồi vốn đầu tư thì mới nâng cao khả năng trả nợ của dự án, Chi nhánh giảm bớt được rủi ro từ khoản vay này, tăng khả năng sinh lời.
• Thời gian thu hồi vốn đầu tư: là số thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng thu nhập thuần và khấu hao thu hồi hàng năm. Với việc tính toán chỉ tiêu này nhà đầu tư phải quan tâm lựa chọn phương thức hoạt động vào các thời kỳ (mùa mưa và mùa khô) tùy từng mùa thì công suất của dự án khác nhau. Bên cạnh đó nhà đầu tư phải tính cả mức độ khấu hao hàng năm làm sao để không làm cho chi phí sản xuất quá cao, vừa kịp thời thu hồi đủ vốn đầu tư trước khi máy móc lạc hậu về mặt kỹ thuật. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng bởi đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về mặt tài chính của dự án, chủ đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi, khả năng trả nợ vay
81
ngân hàng của dự án càng được đảm bảo.
- BIDV SGDl cần chú trọng hơn nữa vào nghiên cứu dự án đầu tư ở trạng thái động. Hiện nay, ngoài 2 phương pháp chủ yếu hay dùng là thẩm định theo trình tự và phương pháp đối chiếu so sánh, công tác thẩm định dự án Điện ở Chi nhánh đã chọn phân tích độ nhạy của dự án là một trong các phương pháp trọng tâm để thẩm định tính hiệu quả về tài chính dự án. Việc nghiên cứu hiệu quả của dự án đầu tư trong điều kiện một hoặc một số yếu tố của dự án thay đổi giúp cho Chi nhánh thấy được tính ổn định trong các kết luận về tính hiệu quả của dự án, tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai của dự án.
Để thực hiện được điều này, các cán bộ thẩm định cần phải lựa chọn được các yếu tố không an toàn mang tính đặc trưng của dự án, cho các yếu tố này thay đổi theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với số liệu ban đầu, sau đó tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án theo sự điều chỉnh này. Điều quan trọng khi sử dụng phương pháp này là phải dự đoán được xu hướng và mức độ thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng. Đây cũng là cơ sở để xác định yếu tố nào có tác động lớn nhất đến dự án, nhằm đánh giá mức độ an toàn của dự án, từ đó có những biện pháp điều chỉnh thích hợp trong quá trình đưa dự án đi vào hoạt động.
Do đó, trong phân tích tình huống, cán bộ thẩm định cần đưa ra tính toán hiệu quả tài chính của dự án ở phương án tốt nhất (chí phí xây dựng nguyên vật liệu đầu vào thấp nhất, giá bán sản phẩm cao nhất, công suất đạt cao nhất...) và phương án xấu nhất (chi phí xây dựng nguyên vật liệu đầu vào cao nhất, giá bán sản phẩm thấp nhất, công suất thiết kế đạt thấp nhất.) và xác suất cụ thể xảy ra của từng phương án đó. Từ đó, Ngân hàng có thể đo lường được mức độ rủi ro lớn nhất hoặc thấp nhất của dự án đang xem xét.
3.2.2. về chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ thẩm định
Thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng, là nguồn nguyên liệu chính để đánh giá tính khả thi của dự án, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng. Vì vây, để hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư Điện, Ngân hàng cần phải luôn cố gắng xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định. Tức là, Ngân hàng cần nâng cao khả
82
năng thu thập thông tin cũng như chất lượng của nguồn thông tin thu thập được.
Nhằm khắc phục tình trạng thông tin không cân xứng và thiếu tính tin cậy, Ngân hàng cần tăng cường hệ thống thông tin nội bộ cũng như thu thập các thông tin từ bên ngoài.
Trước hết Ngân hàng cần phải đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin để giảm rủi ro về thông tin, nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ tốt cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Ngoài các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng gửi đến, Ngân hàng còn phải khai thác một cách triệt để nguồn thông tin qua những lần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Các cán bộ thẩm định nên tạo một bầu không khí cởi mở khi nói chuyện với khách hàng để họ cảm thấy thoải mái. Khi đó việc khai thác thông tin sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cán bộ Ngân hàng phải thường xuyên xuống tận cơ sở để thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và đặc biệt nên bố trí những chuyến đi đột xuất để thu thập được những thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể thu thập thêm thông tin từ bên ngoài. Đây cũng là một nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho công tác thẩm định. Nguồn thông tin này khá đa dạng, phong phú và khách quan nhất, do đó, đối với mỗi cán bộ thẩm định thu thập được thông tin từ nguồn này giúp việc thẩm định dự án đầu tư được chính xác hơn. Cán bộ thẩm định có thể thu thập được thông tin bằng nhiều cách khác nhau:
- Khảo sát thực tế, nghiên cứu thị trường: xác định nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng thực tế, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá cả các sản phẩm đầu ra.. .nhằm có những đối chiếu, so sánh với các số liệu do chủ đầu tư cung cấp.
- Thông qua các Ngân hàng, các Tổ chức tín dụng khác, các bạn hàng. mà khách hàng có quan hệ. Qua đó, Chi nhánh cũng có nắm bắt được những thông tin cần thiết để đánh giá khách hàng vay vốn về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. của khách hàng.
- Thông tin còn có thể được thu thập từ việc phối hợp với các chuyên gia trong các lĩnh vực: kỹ thuật, công nghệ, thị trường.
83
thông tin đại chúng, thông qua mạng internet... Thông tin thu thập từ nguồn này bổ sung cho các dự liệu đầu vào phục vụ cho công tác thẩm định.
Thông tin thu thập này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có được những đánh giá chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án đầu tư. Đặc biệt cần chú ý khai thác nguồn thông tin về khách hàng từ đồng nghiệp, các bạn hàng, đối tác của khách hàng cũng như các cơ quan quản lý, công ty tư vấn, công ty kiểm toán.... để thu được những thông tin đầy đủ và khách quan.
Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách việc thu thập, phân loại, xử lý và lưu trữ thông tin về từng mảng với nhiệm vụ: Nắm bắt kịp thời các chủ trương, kế hoạch của Nhà nước, của các Bộ ngành để xác định đúng đắn phương hướng hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động thẩm định cho vay các dự án; xây dựng một hệ thống chỉ tiêu các thông tin theo dõi được cập nhật ngay từ đầu và theo định kỳ về khách hàng, dự án, về các văn bản, quyết định của ban tổng giám đốc; về văn bản quy của Nhà nước; về môi trường kinh tế xã hội ...
Với việc xây dựng tốt hệ thống thông tin và đa dạng hoá các nguồn thông tin thu thập, thì Chi nhánh sẽ có được hệ thống thông tin tương đối đầy đủ và chính xác về sản phẩm dự án, về khách hàng của Chi nhánh, do đó chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư sẽ hiệu quả cao. Ngoài ra, giữa các Ngân hàng Thương mại cần hình thành mối quan hệ về thẩm định với nhau để khai thác thông tin được thuận lợi, tất cả các ngân hàng cùng giám sát được một khách hàng và có điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án.
Chi nhánh cũng nên đầu tư áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào công tác thẩm định, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thiết bị tin học văn phòng đầy đủ. Nên tăng thêm kinh phí đầu tư cho việc hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác thẩm định. Mạnh dạn áp dụng các công nghệ tin học tiên tiến để nâng cao chất lượng kết quả thẩm định, giảm bớt yếu tố chủ quan của con người trong kết quả thẩm định. cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cao đồng nghĩa với việc thông tin được lưu trữ tốt hơn, hỗ trợ đắc lực hơn cho công tác thẩm định.
84
3.2.3. Về hệ thống tổ chức quản lý điều hành và thực hiện thẩm định
Để việc thẩm định mang lại kết quả cao thì BIDV cần phải đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp hỗ trợ Khách hàng để đảm bảo thực hiện được các cam kết vay trả đã thống nhất trong hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó