Định hướng của BIDV

Một phần của tài liệu 0568 hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành điện tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Định hướng của BIDV

Theo hệ thống dữ liệu thống kê hiện nay của BIDV, ngành điện là một phân ngành nằm trong ngành sản xuất, phân phối điện và khí đốt bao gồm 06 lĩnh vực là: (1) nhiệt điện; (2) thủy điện; (3) sản xuất điện khác; (4) truyền tài phân phối điện; (5) sản xuất hơi nước, nước nóng điều hoà và (6) sản xuất khí đốt, nhiên liệu. Tuy nhiên trong quy định quản lý giới hạn tín dụng BIDV tại Nghị quyết 2157/NQ- HĐQT ngày 12/07/2016 v/v quản lý giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực của BIDV và các văn bản sửa đổi bổ sung, giới hạn tín dụng ngành điện chỉ đưa vào 4 lĩnh vực là nhiệt điện, thủy điện, truyền tải và phân phối đến và sản xuất khí đốt, phân phối nhiêu liệu.

Nghị quyết quản lý giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực của BIDV quy định giới hạn ngành sản xuất và phân phối điện khí đốt đến năm 2019 xuống 5,3% trong đó theo lĩnh vực cụ thể tỷ trọng dư nợ ngành nhiệt điện/tổng dư nợ về cơ bản không thay đổi (giảm 0,05%), tỷ trọng dư nợ thủy điện là 3,58% và các ngành điện năng khác là 00,32%. Tính đến hết năm 2019 dư nợ ngành sản xuất, phân phối điện và khí đốt đạt 51.550 tỷ VND chiếm 4,76% tổng dư nợ nằm trong giới hạn quản lý tín dụng của BIDV năm 2019 cả về số tương đối và tuyệt đối.

Do BIDV mới mở rộng cho vay trong lĩnh vực nhiệt điện, thủy điện và cho vay năng lượng tái tạo mới (điện gió, điện mặt trời) vì vậy định hướng sắp tới của Ban Lãnh đạo vẫn là tập trung thẩm định tín dụng đối với các dự án Thủy điện, Nhiệt điện mới; và tiếp cẩn và thẩm định đối với các dự án năng lượng tái tạo.

77

Bảng 3.1: Dư nợ cho vay nhiệt điện và ngành sản xuất, phân phối điện và khí đốt tại BIDV đến hết năm 2019

3 Truyền tải và phân phối

điện 3 4.68 1 3.91 1 4.69 0.43% 7.015 % 0,69

4

Sản xuất điện năng khác (năng lượng sạch, điện hạt nhân) 1.08 2 2.81 6 9.64 9 0.88% 3.200 0,32 %

II Tong dư nợ ngành điện 40.57

3 44.09 0 51.55 0 4.69% 53.50 0 5,30 %

III Tổng dư nợ toàn ngành 865.25

1

965.43 2

(nguồn: Hệ thống dữ liệu nội bộ MIS của BIDV)

3.1.2. Định hướng của BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 1

Bên cạnh các dự án đã cho vay, BIDV SGDl đã trình phê duyệt và đang tiếp cận một số dự án sau:

- Trong năm 2019, BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 1 đã được HSC phê duyệt tín dụng 1,629 tỷ VND đối với một số dự án như Dự án Thủy điện Bản Mồng (800 tỷ VND), Thủy điện Bảo Nhai (650 tỷ VND), Thủy điện Mường Mít (225 tỷ VND). Toàn bộ các khoản vay đều do BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 cho vay, không thực hiện hợp vốn với chi nhánh, tổ chức tín dụng khác.

- BIDV SGD1 hiện cũng đang phối hợp với Ban Khách hàng Doanh nghiệp nước ngoài - Trụ sở chính thẩm định Nhà máy điện mặt trời Infra 1 của Công ty TNHH Năng lượng Surya Prakash Việt Nam, tổng mức đầu tư 875 tỷ VND trong đó dự kiến vay BIDV là 613 tỷ VND.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đốivới các doanh nghiệp ngành điện tại BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 1 với các doanh nghiệp ngành điện tại BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 1

78

+ Xây dựng quy trình thẩm định và nội dung thẩm định cho từng dự án, từng khách hàng thuộc lĩnh vực Điện nhằm tạo sự thuận tiện và hiệu quả trong việc áp dụng cho các cán bộ thẩm định. Quy trình thẩm định tín dụng cần được thường xuyên cập nhật và thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, phổ cập và tăng cường áp dụng những phương pháp, chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi của các Ngân hàng trong nước và trên thế giới và áp dụng một cách sáng tạo vào tình hình thực tế của nước ta.

+ Sử dụng linh hoạt và đa dạng các phương pháp thẩm định, tuỳ vào từng dự án cụ thể mà cán bộ thẩm định tại BIDV SGD1 lựa chọn phương pháp thẩm định khác nhau nhằm đáp ứng các quy định tín dụng do Ngân hàng Nhà nước và BIDV ban hành. Cụ thể:

* Đối với những dự án Điện có yếu tố kinh tế - kỹ thuật quan trọng, lựa chọn phương pháp thẩm định so sánh chỉ tiêu vì phương pháp này cho phép cán bộ thẩm định so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án với các dự án Điện đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Có thể so sánh một số chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến).

- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.

* Đối với những dự án áp dụng công nghệ mới, Chi nhánh chưa từng thẩm định trước đây (các dự án Phong điện, Điện mặt trời), cán bộ thẩm định nên lựa chọn phương pháp thẩm định dự báo. Cơ sở của phương pháp này là cán bộ thẩm định dùng số liệu dự báo, điều tra để kiểm tra cung cầu sản phẩm của dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu,... ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án.

* Đối với những dự án có vốn đầu tư lớn và thời gian đầu tư kéo dài, cán bộ thẩm định nên lựa chọn phương pháp phân tích độ nhạy của dự án để đảm bảo dự án vẫn có thể có hiệu quá nếu có những điều kiện phát sinh ngoài mong muốn như thay đổi về giá nguyên vật liệu, giá của thiết bị công nghệ thay đổi theo thời gian,...

79

đổi cho phù hợp. Tuy nhiên đối với những dự án đầu tư Điện lớn và thời gian đầu tư

kéo dài, cho dù lựa chọn phương pháp nào để tiến hành thẩm định dự án đầu tư Điện thì cán bộ thẩm định cũng phải tiến hành thẩm định theo phương pháp phân tích độ nhạy bởi đây là phương pháp thẩm định khá quan trọng, cho phép cán bộ thẩm định nghiên cứu dự án đang xem xét ở trạng thái động. Phân tích dự án đầu tư

Điện theo phương pháp này có thể thấy được tính hiệu quả của dự án khi dự án có một hoặc một số yếu tố thay đổi.

+ Chú trọng nội dung thẩm định tài chính của dự án, nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư đóng một vai trò quan trọng quyết định chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư Điện nói riêng. Do đó, cán bộ thẩm định tại BIDV SGD1 khi xem xét nội dung thẩm định tài chính dự án Điện cần nhìn nhận trên một số khía cạnh, cụ thể:

Một là, việc xác minh lại tính chính xác số liệu do chủ đầu tư cung cấp

Để đảm bảo cho công tác thẩm định dự án đầu tư Điện đạt được chất lượng cao, trước hết, cán bộ thẩm định cần phải xác minh lại tính chính xác của các số liệu do chủ đầu tư cung cấp trong hồ sơ xin vay vốn. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì các số liệu đó sẽ là cơ sở để cho cán bộ thẩm định có thể tính toán dòng tiền của dự án đầu tư, có thể lập được bảng tính dòng tiền của dự án đầu tư dựa trên các cơ sở căn cứ khoa học, đảm bảo tính chính xác. Như vậy, trước hết cán bộ thẩm định cần xác định tính chính xác các thông số nhập vào (giá trị nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sản phẩm đầu ra,...), từ đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

Hai là, lựa chọn chỉ tiêu được dùng để tính toán hiệu quả của dự án Điện.

• Về việc tính toán lãi suất chiết khấu và thời gian ân hạn của dự án đầu tư

Đây là yếu tố quan trọng quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Lãi suất chiết khấu sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai, đồng thời nó còn được dùng làm độ đo giới hạn để xét sự đánh giá của các dự án đầu tư. Trong giai đoạn đầu tư xây dựng dự án, do chưa có nguồn tiền tạo

80

gian đầu, khoảng thời gian này gọi là thời gian ân hạn. Khi quyết định thời gian ân hạn của từng dự án thì cán bộ thẩm đỉnh phải căn cứ vào lãi suất chiết khấu và hiệu quả của dự án qua các chỉ tiêu NPV, IRR... Hiện nay BIDV SGD1 đang sử dụng phương pháp tính lãi suất chiết khấu (phương pháp bình quân gia quyền) và thời gian ân hạn với các dự án Điện là khá chính xác. Tuy nhiên để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả thì Phòng Quản lý rủi ro cần xin ý kiến các phòng ban nghiệp vụ để đưa ra các quy định chi tiết trong việc xác định thời gian ân hạn và lãi suất chiết khấu của dự án.

• Về việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

- Hiện nay, việc xác định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư Điện nói chung tại BIDV SGD1 cứ vào các chỉ tiêu NPV, IRR. Đây là các chỉ tiêu cơ bản để xác định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Tuy nhiên, để phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định cần phải tiến hành tính toán một số các chỉ tiêu khác như:

• Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư: nói lên mức độ thu hồi vốn đầu tư từ lợi nhuận thuần thu được hàng năm. Có thể dùng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư để so sánh giữa các dự án và tỷ suất này phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng mới khuyến khích người có tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Bởi dự án có mong chóng thu hồi vốn đầu tư thì mới nâng cao khả năng trả nợ của dự án, Chi nhánh giảm bớt được rủi ro từ khoản vay này, tăng khả năng sinh lời.

• Thời gian thu hồi vốn đầu tư: là số thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng thu nhập thuần và khấu hao thu hồi hàng năm. Với việc tính toán chỉ tiêu này nhà đầu tư phải quan tâm lựa chọn phương thức hoạt động vào các thời kỳ (mùa mưa và mùa khô) tùy từng mùa thì công suất của dự án khác nhau. Bên cạnh đó nhà đầu tư phải tính cả mức độ khấu hao hàng năm làm sao để không làm cho chi phí sản xuất quá cao, vừa kịp thời thu hồi đủ vốn đầu tư trước khi máy móc lạc hậu về mặt kỹ thuật. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng bởi đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về mặt tài chính của dự án, chủ đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi, khả năng trả nợ vay

81

ngân hàng của dự án càng được đảm bảo.

- BIDV SGDl cần chú trọng hơn nữa vào nghiên cứu dự án đầu tư ở trạng thái động. Hiện nay, ngoài 2 phương pháp chủ yếu hay dùng là thẩm định theo trình tự và phương pháp đối chiếu so sánh, công tác thẩm định dự án Điện ở Chi nhánh đã chọn phân tích độ nhạy của dự án là một trong các phương pháp trọng tâm để thẩm định tính hiệu quả về tài chính dự án. Việc nghiên cứu hiệu quả của dự án đầu tư trong điều kiện một hoặc một số yếu tố của dự án thay đổi giúp cho Chi nhánh thấy được tính ổn định trong các kết luận về tính hiệu quả của dự án, tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai của dự án.

Để thực hiện được điều này, các cán bộ thẩm định cần phải lựa chọn được các yếu tố không an toàn mang tính đặc trưng của dự án, cho các yếu tố này thay đổi theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với số liệu ban đầu, sau đó tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án theo sự điều chỉnh này. Điều quan trọng khi sử dụng phương pháp này là phải dự đoán được xu hướng và mức độ thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng. Đây cũng là cơ sở để xác định yếu tố nào có tác động lớn nhất đến dự án, nhằm đánh giá mức độ an toàn của dự án, từ đó có những biện pháp điều chỉnh thích hợp trong quá trình đưa dự án đi vào hoạt động.

Do đó, trong phân tích tình huống, cán bộ thẩm định cần đưa ra tính toán hiệu quả tài chính của dự án ở phương án tốt nhất (chí phí xây dựng nguyên vật liệu đầu vào thấp nhất, giá bán sản phẩm cao nhất, công suất đạt cao nhất...) và phương án xấu nhất (chi phí xây dựng nguyên vật liệu đầu vào cao nhất, giá bán sản phẩm thấp nhất, công suất thiết kế đạt thấp nhất.) và xác suất cụ thể xảy ra của từng phương án đó. Từ đó, Ngân hàng có thể đo lường được mức độ rủi ro lớn nhất hoặc thấp nhất của dự án đang xem xét.

3.2.2. về chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ thẩm định

Thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng, là nguồn nguyên liệu chính để đánh giá tính khả thi của dự án, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng. Vì vây, để hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư Điện, Ngân hàng cần phải luôn cố gắng xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định. Tức là, Ngân hàng cần nâng cao khả

82

năng thu thập thông tin cũng như chất lượng của nguồn thông tin thu thập được.

Nhằm khắc phục tình trạng thông tin không cân xứng và thiếu tính tin cậy, Ngân hàng cần tăng cường hệ thống thông tin nội bộ cũng như thu thập các thông tin từ bên ngoài.

Trước hết Ngân hàng cần phải đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin để giảm rủi ro về thông tin, nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ tốt cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Ngoài các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng gửi đến, Ngân hàng còn phải khai thác một cách triệt để nguồn thông tin qua những lần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Các cán bộ thẩm định nên tạo một bầu không khí cởi mở khi nói chuyện với khách hàng để họ cảm thấy thoải mái. Khi đó việc khai thác thông tin sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cán bộ Ngân hàng phải thường xuyên xuống tận cơ sở để thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và đặc biệt nên bố trí những chuyến đi đột xuất để thu thập được những thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn.

Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể thu thập thêm thông tin từ bên ngoài. Đây cũng là một nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho công tác thẩm định. Nguồn thông tin này khá đa dạng, phong phú và khách quan nhất, do đó, đối với mỗi cán bộ thẩm định thu thập được thông tin từ nguồn này giúp việc thẩm định dự án đầu tư được chính xác hơn. Cán bộ thẩm định có thể thu thập được thông tin bằng nhiều cách khác nhau:

- Khảo sát thực tế, nghiên cứu thị trường: xác định nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng thực tế, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá cả các sản phẩm đầu ra.. .nhằm có những đối chiếu, so sánh với các số liệu do chủ đầu tư cung cấp.

- Thông qua các Ngân hàng, các Tổ chức tín dụng khác, các bạn hàng. mà khách hàng có quan hệ. Qua đó, Chi nhánh cũng có nắm bắt được những thông tin cần thiết để đánh giá khách hàng vay vốn về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. của khách hàng.

Một phần của tài liệu 0568 hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành điện tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w