6. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Giải pháp đối với các phòng nghiệp vụ tại Ngân hàng TMCP Đầutư và Phát
Với mô hình tổ chức 3 vòng kiểm soát tại Chi nhánh như hiện nay, công tác thẩm định tín dụng đã dần được chuyên môn hóa, đảm bảo đánh giá tương đối trung thực và chính xác. Hiện tại, các dự án Điện tại Chi nhánh đều đang thực hiện có hiệu quả, chất lượng tín dụng tốt, mang lại nhiều lợi ích cho Chi nhánh. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro khi tín dụng đối với các Doanh nghiệp ngành Điện luôn cận kề, có thể phát sinh tổn thất bất cứ lúc nào. Do vậy, để tăng cường chất lượng thẩm định tín dụng hơn nữa trong thời gian tới, tác giả có một số giải pháp với BIDV SGD1 như sau:
- Đối với các phòng nghiệp vụ (các phòng Khách hàng Doanh nghiệp):
+ Tăng cường bám sát, đánh giá Khách hàng thông qua khảo sát thực tế tại địa điểm thực hiện dự án. Thu thập tối đa các nguồn thông tin (báo cáo tài chính, CIC, khảo sát thực địa, tham khảo các dự án đã thực hiện, trao đổi chéo giữa các Ngân hàng Thương mại), từ đó tiến hành phân loại, đánh giá chính xác chất lượng nguồn thông tin, đảm bảo phục vụ cho công tác phân tích, thẩm định;
+ Trong quá trình giải ngân/sau giải ngân, cần thường xuyên đánh giá tiến độ thực hiện dự án, tình hình sản xuất kinh doanh của dự án, đánh giá biến động về đầu ra/đầu vào để kịp thời báo cáo Ban Lãnh đạo Chi nhánh những biến đổi bất thường của Khách hàng, từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp.
- Đối với Phòng Quản lý rủi ro:
+ Tham mưu, đề xuất các biện pháp, phương pháp phân tích, thẩm định hiện đại tới các phòng nghiệp vụ, hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định tín dụng tại Chi nhánh;
+ Tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi, học tập nghiệp vụ trong nội bộ Chi nhánh để cập nhật các văn bản chế độ mới nhất của NHNN và BIDV, phục vụ công tác thẩm định;
89
+ Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các Phòng nghiệp vụ thực hiện các báo cáo tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân và kiểm soát vốn vay theo đúng quy định;
+ Đầu mối tổng hợp thông tin về các dự án Điện trong hệ thống BIDV nói riêng và toàn ngành Ngân hàng nói chung nhằm đưa ra những số liệu chung của ngành Điện làm cơ sở để các phòng Nghiệp vụ phân tích, đánh giá.
- Đối với Phòng Quản trị tín dụng:
Là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm soát hồ sơ trước khi tiến hành tác nghiệp giải ngân, phòng Quản trị tín dụng cần hoàn thiện một số nội dung sau:
+ Thực hiện kiểm soát đầy đủ hồ sơ trước khi giải ngân vốn vay. Yêu cầu các phòng Nghiệp vụ thu thập các hồ sơ đáng tin cậy phục vụ công tác lưu trữ hồ sơ sau khi giải ngân;
+ Thường xuyên báo cáo tình hình hoàn thiện các hồ sơ giải ngân nhằm kịp thời phát hiện các hồ sơ có dấu hiệu làm giả, thiếu cơ sở pháp lý, gây tổn thất cho Chi nhánh;
- Thực hiện lưu trữ hồ sơ khoa học, đảm bảo thuận lợi cho công tác tra cứu,
phục vụ thanh tra, kiểm tra sau này.