Về nội dung và phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu 0568 hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành điện tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 40)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Về nội dung và phương pháp thẩm định

1.4.4.1. Thẩm định khía cạnh pháp lý dự án:

Thẩm định về hồ sơ pháp lý bao gồm việc thẩm định các văn bản phê duyệt, các văn bản liên quan tới thủ tục đầu tư dự án, năng lực pháp lý, tính pháp nhân của chủ đầu tư, đây là nội dung tiên quyết và là điều kiện cần để thực hiện các bước tiếp theo của công tác thẩm định dự án.

1.4.4.2. Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư dự án và thị trường đầu ra

Tại nội dung này, cán bộ thẩm định cần phải trả lời được câu hỏi: Tại sao phải đầu tư dự án ? Trong đó một số căn cứ để trả lời như nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm đầu tư, nguồn cung điện tại Việt Nam, khả năng cạnh tranh sản phẩm của sản phẩm dự án, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối. Ngoài ra, cần đánh giá tác động tích cực của dự án tới xã hội như: tạo công ăn việc làm cho thị trường lao động, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.

1.4.4.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án

Ở nội dung này, cán bộ thẩm định cần đánh giá các yếu tố như địa điểm xây dựng của dự án có phù hợp với hay không (đánh giá về địa hình xây dựng, giao thông vận chuyển máy móc thiết bị, khả năng quy hoạch mặt bằng xây dựng...), phương án đấu nối của nhà máy với lưới điện quốc gia, công nghệ, dây chuyền thiết bị, quy mô và giải pháp xây dựng, tác động đến dân sinh khu vực xây dựng. Các thông tin trên được thu thập từ Báo cáo đầu tư, Thuyết minh địa hình, địa chất công trình do doanh nghiệp cung cấp và bên tư vấn xây dựng.

1.4.4.4. Thẩm định Năng lực tổ chức, quản lý, vận hành của Chủ đầu tư

Cán bộ thẩm định cần đánh giá về lịch sử hoạt động kinh doanh của Chủ đầu tư đã từng có kinh nghiệm trong việc đầu tư các dự án điện, cùng với đó là đánh giá các đơn vị tư vấn, giám sát cho công trình bao gồm tư vấn lập dự toán công trình, tư vấn xây dựng, thi công, giám sát....

1.4.4.5. Thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án

Nội dung thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án được đánh giá, xem xét qua các công việc sau: Việc đánh giá tổng mức đầu tư của dự án có phù hợp hay không được đánh giá từ việc xác định các cơ sở để tính tổng mức

23

đầu tư như các quy định của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, công suất thiết kế và khối lượng các công việc của dự án. Tiếp đến là xác định các nguồn vốn huy động và đánh giá tính khả thi của phương án huy động (vốn vay, vốn tự có, vốn dự phòng, lãi vay trong thời gian xây dựng...). Sau khi đánh giá, thẩm định tổng mức đầu tư và các nguồn vốn huy động, cán bộ thẩm định tính toán hiệu quả dự án dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền về hiện tại theo quan điểm chủ đầu tư và quan điểm Tổng đầu tư. Từ đó đưa ra kết luận về hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của dự án, thời gian trả nợ để đưa ra quyết định đầu tư.

1.4.4.6. Thẩm định các chỉ tiêu kinh tế xã hội của dự án

Ngân hàng cần đánh giá, so sánh được việc sử dụng các nguồn lực của xã hội và lợi ích của dự án tạo ra có phù hợp hay không. Đánh giá về tác động của dự án với xã hội sẽ đánh giá một số tiêu chí như tác động tới môi trường tại khu vực đầu của dự án, khả năng phát triển các ngành liên quan, hỗ trợ của dự án tại địa điểm đầu tư, chỉ tiêu về số lao động có việc làm, thu nhập bình quân tại khu vực đầu tư....

1.4.4.7. Thẩm định rủi ro dự án

Một số dự án đầu tư, trong giai đoạn từ chuẩn bị cho đến khi thực hiện xong dự án đầu tư đều có những rủi ro tiềm ẩn, có thể là những rủi ro do nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Công tác đánh giá hiệu quả dự án chỉ thực sự hiệu quả khi không có các rủi ro xảy ra, vì vậy cần kiểm tra, đánh giá, rà soát và có các biện pháp phòng ngừa với các rủi ro tiềm ẩn để dự án có thể đạt được hiệu quả tối đa.

1.4.4.8. Thẩm định bảo đảm tiền vay:

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định cho vay của các Ngân hàng hiện nay, là công cụ phòng ngừa rủi ro cho các Ngân hàng trong trường hợp dự án khi đi vào hoạt động nhưng lại không mang lại hiệu quả, do vậy Ngân hàng cần đánh giá kỹ lưỡng biện pháp bảo đảm tiền vay từ tính pháp lý cho đến hiện trạng của tài sản.

Một phần của tài liệu 0568 hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành điện tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w