6. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Những tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng các Doanh nghiệp ngành
Như vậy xét trên hiệu quả kinh tế thì điện than sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn đối với cả Chính Phủ và nhà đầu tư, tuy nhiên xét trên tổng hòa lợi ích toàn xã hội thì năng lượng tái tạo sẽ ngày càng có hiệu quả trong dài hạn. Trong đó điện mặt trời sẽ là nguồn năng lượng tái tạo được quan tâm đầu tư trong thời gian tới tại Việt Nam.
2.3.2. Những tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng các Doanhnghiệp nghiệp
ngành Điện tại BIDVSGDl hiện nay
Mặc dù chất lượng của công tác thẩm định dự án Điện tại BIDV SGD1 đang ngày được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như sau:
- về qui trình thẩm định:
Về qui trình thẩm định có thể thấy một tồn tại nổi bật: Đối với dự án thủy điện: Quy định số 6987/QĐ-KHDN ngày 11/11/2013 về cho vay dự án thủy điện đã được BIDV ban hành một thời gian khá lâu và chưa có sự cập nhật văn bản chế độ, nhiều nội dung, điều kiện không phù hợp với tình hình thực tế hiện tại; Đối với dự án nhiệt điện: hiện BIDV chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với sản phẩm này. Mỗi một loại dự án đều có những tính chất, đặc điểm riêng biệt, đặc trưng khác nhau; các văn bản, chính sách, chế độ liên quan đến cho vay ngành Điện lại thường xuyên thay đổi, do đó việc đưa ra một Hướng dẫn chung thống nhất là tương đối phức tạp và khó khăn. Do đó, trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định vẫn còn
72
lúng túng trong việc giải quyết một số vấn đề mang tính đặc trưng của dự án ngành Điện.
Hiện tại, dư nợ tín dụng ngành Điện tại BIDV đã chạm và vượt ngưỡng giới hạn
tín dụng ngành do Hội Đồng Quản trị phê duyệt. Do đó, tất cả các dự án mới bất kể quy mô khi tiến hành thẩm định xét duyệt cho vay đều phải qua đầy đủ các cấp từ Chi
nhánh lên Trụ sở chính. Đây là một trở ngại rất lớn, ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của
BIDV trong khâu thẩm định tín dụng đối với các dự án Điện.
- về tiến độ thẩm định:
Việc tiến hành tuần tự các bước trong qui trình thẩm định dự án có quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết gây trở ngại cho nhà đầu tư ngành Điện nên đã xảy ra tình trạng có những dự án mang tính khả thi cao, cấp thiết vào thời điểm đó nhưng do gặp phải vấn đề hành chính, thủ tục nên khi được thẩm định và ra quyết định cho vay thì sự cấp thiết của dự án đã không còn nữa. Hiện tại, để cải thiện vấn đề này, BIDV đã quy định chi tiết thời gian tiếp nhận hồ sơ và ra quyết định tín dụng/không tín dụng là 19 ngày đối với Khoản vay thuộc thẩm quyền Chi nhánh và 14 ngày đối với Khoản vay thuộc thẩm quyền của TSC, tuy vậy trên thực tế đối với các dự án lớn, có tính phức tạp, thời gian xử lý và phê duyệt hồ sơ có thể lên tới 25 - 30 ngày, gây mất lợi thế cạnh tranh của BIDV so với các Ngân hàng khác. Để quy định về thời gian xét duyệt hồ sơ đi vào thực tế sẽ còn mất nhiều thời gian bởi tính phức tạp, đặc trưng của từng Khách hàng/Dự án.
- Đội ngũ cán bộ thẩm định còn thiếu kinh nghiệm thực tế:
Đội ngũ cán bộ thẩm định tại BIDV SGDl còn chưa thực sự được tiếp xúc cận cảnh với thực tế của dự án. Hầu hết công tác thẩm định đều dựa trên những văn bản mà chủ đầu tư nộp cho Ngân hàng. Những đánh giá nhận định về dự án chỉ là những đánh giá trên giấy tờ, trên văn bản chứ chưa thực sự nắm bắt được tình hình thực tế nơi dự án sẽ thực hiện. Để thẩm định được tất cả các nội dung của dự án thì cán bộ thẩm định phải là người am hiểu tất cả các lĩnh vực chuyên ngành như xây dựng, thủy văn, kinh tế,... Đó là điểm mà cán bộ thẩm định của BIDV SGDl nói riêng cũng
73
quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng... nên chỉ
có thể nắm được các bước thẩm định về chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu kinh tế xã hội chứ
không thể am hiểu về quy trình xây dựng, máy móc thiết bị về thủy văn, khí hậu của địa điểm xây dựng dự án. Do đó trong quá trình thẩm định vẫn còn tồn tại những điểm
mà cán bộ thẩm định chưa thật sự nắm bắt được tường tận.
- về phương pháp thu thập thông tin, thiết bị công nghệ:
Theo khảo sát các cán bộ nhân viên tại Chi nhánh Sở giao dịch 1, phần lớn các cán bộ đánh giá ở mức độ tạm đồng ý cho các tiêu chế về vấn đề thông tin và xử lý thông tin, việc thu thập thông tin của BIDV về chủ đầu tư dự án cũng như các thông tin liên quan đến dự án xin vay vốn tại ngân hàng chủ yếu là do chủ đầu tư cung cấp nên vẫn xảy ra tình trạng thông tin không cân xứng và thiếu tin cậy. Hầu hết các thông tin của ngân hàng nắm được đều là do khách hàng gửi đến chứ ngân hàng chưa có cách thu thập và sàng lọc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau ngoài nguồn cung cấp của khách hàng. Việc nắm bắt thông tin của khách hàng không cân xứng và thiếu tin cậy như vậy gây rất nhiều cản trở cho công tác thẩm định, đôi khi dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch với thực tế rất nhiều gây thiệt hại cho Ngân hàng.
Đối với trang thiết bị hiện nay, các cán bộ cũng đánh giá chỉ ở mức độ tạm đồng ý khi các thiết bị máy tính đã lỗi thời, thời gian xử lý chậm khiến ảnh hưởng đến tiến độ công việc, các nền tảng lưu trữ dữ liệu đã tương đối cũ và tương đối rườm rà.
- về khả năng dự báo sát thực các diễn biến của dự án và tính toán chi tiết dòng tiền dự án: Có một thực tế đang xảy ra là khả năng tính toán và dự báo các
yếu tố bất thường có thể xảy ra đối với các Dự án Điện là tương đối thấp. Thứ nhất, do thời gian thi công quá dài, lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó việc tính toán chính xác tiến độ thi công và tổng mức đầu tư bị hạn chế rất nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và tính toán hiệu quả của dự án. Đối với Thủy điện, thông thường các báo cáo thẩm định tín dụng chưa đánh giá
74
hết công suất tạo doanh thu, dẫn đến tình trạng chậm thanh toán gốc/lãi tại một số kỳ đến hạn.
Thứ hai, thông thường khối lượng thiết bị cho dự án Điện rất lớn và tốn kém chi phí, do vậy các Chủ đầu tư thường chia dự án thành nhiều gói thầu và tiến hành đấu thầu riêng lẻ. Việc này rất dễ dẫn đến tính trạng không tương thích giữa các cấu phần thiết bị, làm giảm hiệu suất và giảm tuổi thọ cho thiết bị. Do ít kinh nghiệm và hiểu biết về các yếu tố kỹ thuật nên cán bộ thẩm định chưa lường trước được những rủi ro xảy ra, dẫn đến đánh giá hiệu quả trong khi vận hành thực tế lại tương đối kém, gây hỏng hóc, thường xuyên phải sửa chữa, thậm chí là sửa chửa lớn (ví dụ điển hình là sự xung khắc giữa các tổ máy 110MW, 300MW và 330MW trong cùng hệ thống nhà máy Nhiệt điện Uông Bí khiến dự án vận hành tương đối kém, chưa kể các thiết bị Trung Quốc nhập về không tương tích với than tại mỏ Vàng Danh của Quảng Ninh gây sửa chữa lớn thường xuyên và hư hại hệ thống xử lý chất thải, làm ô nhiễm môi trường).
Thứ ba, do thời điểm thẩm định cách khá xa so với thời điểm vận hành thương mại các nhà máy, do đó chưa tính toán được hết biến động về giá cả các loại nguyên vật liệu đầu vào nên hiệu quả tại các dự án khá thấp so với thời điểm thẩm định.
2.3.3. Nguyên nhân
Quy trình thẩm định của Ngân hàng áp dụng cho tất cả các dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng sự áp dụng một cách máy móc đó không còn phù hợp nữa, bởi lẽ với tốc độ phát triển như hiện nay, ngành Điện đã có nhiều nét đổi mới khác hơn so với trước nên quy trình thẩm định cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của ngành.
Do ngành Điện là ngành có trình độ kỹ thuật cao lại là ngành mà nơi đặt địa điểm dự án luôn xa trung tâm nên điều kiện để các cán bộ thẩm định có thể am hiểu được về công nghệ kỹ thuật của ngành Điện và địa điểm đặt dự án là rất khó khăn. Mặt khác do quá trình đào tạo và tuyển dụng của hệ thống ngân hàng chỉ tuyển dụng cử nhân kinh tế nên việc đòi hòi cán bộ Ngân hàng phải am hiểu tất cả các vấn đề liên quan đến dự án như công nghệ của dự án, đặc điểm khí hậu thủy văn, quy trình xây dựng dự án... là điều khó có thể đáp ứng được. Một điều quan trọng
75
thường xảy ra là các Dự án Điện thông thường có tính phức tạp cao, số tiền đầu tư lớn nên Ban Lãnh đạo thường chỉ giao cho các cán bộ đã có kinh nghiệm thẩm định, do đó các thế hệ cán bộ mới thường ít có cơ hồi trực tiếp thẩm định dự án mà chỉ đọc lại tài liệu, hồ sơ, do đó mất đi tính nhạy bén và mở rộng kiến thức khi nhận các dự án mới.
Có sự sai lệch thông tin này là do cán bộ thẩm định của Ngân hàng chưa có điều kiện đi xuống cơ sở nhiều để thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và cũng chưa có kế hoạch triển khai những chuyến đi đột xuất để thu thập được những thông tin mang tính chính xác và đáng tin cậy. Do đặc thù địa điểm xây dựng các nhà máy Điện thường ở xa trụ sở Ngân hàng, giao thông khó khăn, do đó việc kiểm tra thực địa sẽ không được thường xuyên và sát sao. Việc kiểm tra chéo giữa các Ngân hàng có giá trị rất lớn, tuy nhiên tính khả thi lại tương đối thấp do các vấn đề liên quan đến cạnh tranh trong kinh doanh và bảo mật thông tin nội bộ. Việc thu thập thông tin khách hàng dựa vào những đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác là nguồn tin đáng tin cậy và có cơ sở. Hiện tại, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước đã được thành lập, tuy nhiên chỉ cung cấp thông tin về tín dụng và tài chính chứ chưa cung cấp các sản phẩm liên quan đến phân tích, đánh giá ngành.
TT Dư nợ 2017 2018 2019 Giới hạn TD 2019 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
I Nhóm ngành được quy định giới hạn
1 Nhiệt điện 4.02 6 6.07 3 5.63 6 0.51% 6.100 0,60 % 2 Thủy điện 30.78 2 31.29 0 31.574 2.87% 36.100 3,58 % 76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1
3.1. Định hướng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện tại Chinhánh Sở Giao dịch 1 trong thời gian tới