CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38)

2.2.1. Chức năng

Thanh tra ngân hàng là một chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước về ngân hàng. Trong phạm vi nhiệm vụ của mình, cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng có trách nhiệm thanh tra các TCTD, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và công dân trong việc thi hành chính sách, pháp luật về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nhằm đảm bảo cho chính sách, pháp luật, thể lệ, quy định được thực hiện đầy đủ, đúng đắn, có hiệu lực, góp phần giữ kỷ luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra ngân hàng

- Thực hiện giám sát thường xuyên và tiến hành các cuộc thanh tra trực tiếp về tổ chức và hoạt động của tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng của tổ chức khác, nhằm phát hiện, ngăn chặn, kiến nghị biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Kiến nghị các cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý: + Đặt các TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

+ Đình chỉ một số hoạt động ngân hàng của TCTD và của TCTD khác có hoạt động ngân hàng.

+ Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng đối với TCTD, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng đối với tổ chức khác.

+ Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Đề nghị cấp có thẩm quyền:

+ Chấp thuận hoặc không chấp thuận việc TCTD lựa chọn và đề nghị tổ chức kiểm toán vào kiểm toán TCTD.

+ Chỉ định một tổ chức kiểm toán khác để kiểm toán TCTD trong trường hợp TCTD đó lựa chọn một tổ chức kiểm toán không đủ uy tín.

- Thanh tra đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của NHTW trong việc chấp hành chính sách, pháp luật và các nhiệm vụ được giao, nhằm thực hiện chức năng quản lý của NHTW.

- Trưng cầu giám định các vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.

- Được bảo lưu ý kiến của mình trong hoạt động và chịu trách nhiệm về những ý kiến đó.

Quyền hạn của Thanh tra ngân hàng: Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra ngân hàng có trách nhiệm và quyền hạn sau:

(i) Yêu cầu đối tượng bị thanh tra và các bên có liên quan cung cấp các tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.

(ii) Lập biên bản thanh tra và kiến nghị các biện pháp giải quyết.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNGNƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

2.3.1. Tổng quan về hệ thống TCTD Việt Nam

Qua hơn 25 năm đổi mới và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của hệ thống kinh tế quốc dân hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Và, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. Từ một hệ thống ngân hàng một cấp rồi trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp với số lượng ban đầu chỉcó 4 ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động rất hạn chế về quy mô tài chính, dịch vụ. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh về số lượng tổ chức tín dụng, quy mô tài chính và hoạt động.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có cấu trúc rất đa dạng về loại hình sở hữu (nhà nước, tập thể, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, cổ phần) và đa dạng hóa về loại hình (NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô). Tính

đến nay, toàn hệ thống đã có 02 ngân hàng thương mại nhà nước, 38 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 30 tổ chức tín dụng phi ngân hàng phi ngân hàng, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, hơn 1.000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá hiện nay Việt Nam đang có quá nhiều ngân hàng nhưng chưa có một ngân hàng thực sự mạng tầm cỡ quốc tế. Việt Nam đã phát triển ngành ngân hàng theo nghĩa mở rộng về chiều ngang mà không có sự tập trung cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chưa quan tâm tốt đến vấn đề quản trị rủi ro. Đặc biệt là vấn đề thanh khoản khi tăng trưởng tín dụng quá nhanh mà khả năng huy động vốn không kịp. Tăng trưởng tín dụng trung bình 3 năm gần đây của toàn hệ thống lên tới 30%/năm. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do nội tại hệ thống tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập, phải củng cố, kiện toàn thường xuyên; năng lực tài chính, chất lượng quản trị, điều hành còn hạn chế; sản phẩm, dịch vụ nghèo nàn, lợi nhuận chủ yếu mới chỉ từ hoạt động tín dụng. Với một số lượng các tổ chức tín dụng không nhỏ, cùng với mạng lưới hoạt động chủ yếu tập trung tại khu vực thành thị đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, gây áp lực đến lợi nhuận, qua đó tạo sức ép buộc các tổ chức tín dụng chấp nhận mức rủi ro cao, đe dọa đến an toàn hệ thống.

Theo thống kê đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống là 3,3% trên tổng dư nợ cao hơn mức 2,14% vào cuối năm 2010. Rõ ràng hệ thống TCTD Việt Nam đang tồn tại nhiều điểm yếu sau một thời gian phát triển nhanh mà có thể thấy qua liên tiếp các vụ vỡ nợ, lừa đảo ngân hàng trên quy mô lớn được phanh phui gần đây và các lỗ hổng về quản lý đang ngày càng lộ rõ hơn khi kinh tế khó khăn kéo dài. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sáp nhập giữa các TCTD.

T T chỉ tiêu 199 2 1994 (2) 1996 (3) 1998 (4) 2000 (5) 2002 (6) 2004(7) 2006 (8) 2008 (9) 2010(10) 2011(11) Tổng TS 963 6.062 19.641 31.442 37.432 43.74 6 50.359 55.910 279.172 473.255 560.603 ^^2 Cho vay ■55 2.819 11.716 18.880 23.065 31.29 7 37.652 47.520 152.071 213.527 234.819 ■3 Huy động 216 2.89 7 8.962 12.569 17.843 24.693 31.542 33.502 236.381 400.272 443.497

2.3.2. Thực trạng hoạt động của TCTD nước ngoài tại Việt Nam

Kể từ khi Việt Nam mở cửa trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ đến nay, các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam luôn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống TCTD Việt Nam. Ngay từ năm 1990, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép đầu tiên cho Ngân hàng liên doanh Indovina (ngân hàng Công thương Việt Nam liên doanh với Ngân hàng Suma của Indonesia) và vào năm 1992 Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép đâut tiên cho Ngân hàng nước ngoài ANZ ( Australia & New Zealand Banking Group) với vốn điều lệ là 20 triệu USD.

Đến 31/12/2011, có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có hiện diện tài chính tại Việt Nam (gọi chung là TCTD nước ngoài) dưới các hình thức sau:

+ 50 Chi nhánh NH nước ngoài;

+ 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài với 12 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố;

+ 4 Ngân hàng liên doanh với 4 hội sở chính và 24 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố;

+ 6 Công ty tài chính tiêu dùng 100% vốn nước ngoài, trong đó có 3 Công ty có chi nhánh tại Hà Nội;

+ 4 Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, trong đó ANZ Vtrac đã ngừng hoạt động và đang trong lộ trình thu hồi giấy phép;

+ 51 văn phòng đại diện.

(Đính kèm Phụ lục 1- Danh sách các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam)

Phần lớn các TCTD nước ngoài có trụ sở chính đặt tại TP. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, một số chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác như: chi nhánh NHNNg (Cathay) đặt tại Quảng Nam, chi nhánh Ngân hàng HSBC Việt Nam tại Đồng Nai. Các chi nhánh của Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh và công ty tài chính đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nang, Vũng Tàu... Các tổ chức này đều là những ngân

hàng và tổ chức tài chính lớn, có uy tín và độ an toàn cao, có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù thị phần hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài vẫn còn ở mức khiêm tốn (khoảng 10%), nhưng có vị trí quan trọng trong hệ thống các định chế tài chính tại Việt Nam. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Khối TCTD nước ngoài kể từ khi thành lập đến nay

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu tài chính của khối TCTD nước ngoài từ khi thành lập đến nay

---TTS Cho vay —Huy động

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

2.3.2.1. Hoạt động của các TCTD nước ngoài trước khi gia nhập WTO

Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, việc cấp phép hoạt động cho các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế và thị trường tài chính của đất nước. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được

phép thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các đối tượng và phạm vi quy định trong giấy phép hoạt động. Thời gian hoạt động đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài là không quá 20 năm; đối với các ngân hàng liên doanh, công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài tối đa là 50 năm, văn phòng đại diện tối đa là 5 năm.

Quy định mức vốn pháp định của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD, của ngân hàng liên doanh là 10 triệu USD. Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và không được mở chi nhánh phụ, không được mở các điểm giao dịch dưới bất kỳ hình thức nào ngoài trụ sở chính của mình, không được đặt văn phòng đại diện tại nơi đã được mở chi nhánh. Trong nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng nước ngoài không được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của NHNN Việt Nam là nhận tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của các thể nhân và pháp nhân không có quan hệ tín dụng tối đa 25%, đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng bằng 100% so với mức vốn của ngân hàng nguyên xứ; nhận tiền gửi có kỳ hạn từ những tổ chức có quan hệ tín dụng không quá 50% vốn điều lệ. Ngoài ra, còn có các quy định hạn chế khác như: các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất; các ngân hàng nước ngoài góp vốn không được quá 50% vốn điều lệ trong các ngân hàng liên doanh; Tổng mức góp vốn mua cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó. Những quy định mang tính hạn chế này cho thấy, mức độ mở cửa thị trường của Việt Nam còn rất hạn chế khi chưa gia nhập WTO.

Với các quy định khắt khe ở trên, hoạt động của các TCTD nước ngoài từ năm 1992 đến năm 2006 (sau 14 năm hoạt động) có sự tăng trưởng, tuy nhiên sự tăng trưởng này là chậm, không có biến động mạnh (Xem biểu đồ 1).

Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì việc mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đã sâu rộng hơn nhiều so với trước đây do Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập. Về tổng thể, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các TCTD nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng.

Về hình thức hiện diện của TCTD nước ngoài tại Việt Nam, theo cam kết gia nhập WTO, từ 01/4/2007, ngoài hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các TCTD nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu về tổng tài sản có đối với TCTD muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam cũng được đưa ra nhằm thu hút các ngân hàng lớn vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, cam kết này đã được thể chế hóa tại Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006. Cụ thể là, để mở một chi nhánh của NHTM nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh; đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 10 tỷ USD; đối với mở công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính liên doanh, TCTD nước ngoài phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin phép mở. Ngoài ra, về thời gian hoạt động cũng được nâng lên tối đa không quá 99 năm (thời hạn này trước đây là 20 năm).

Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng, các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như: cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính. Đối với hoạt động nhận tiền gửi, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, và lộ trình huy động tiền gửi từ thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2007 ở mức tối đa là

% + 31/12/11 so với % + 31/12/11 so với

650% vốn pháp định của ngân hàng, tiến tới đối xử quốc gia đầy đủ vào năm 2011. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy giao dịch tự động (ATM) và phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng trong nước.

Về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTM cổ phần trong nước không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trên thực tế, đã có một số ngân hàng nước ngoài được mua cổ phần của các ngân hàng trong nước và trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng này. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài có thể lựa chọn các cách thức tiếp cận thị trường khác nhau, qua đó tạo sức ép cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam tuy theo loại hình hoạt động. Việc các ngân hàng nước ngoài trở thành đối tác chiến lược của các NHTM cổ phần Việt Nam sẽ tận dụng được mạng lưới chi nhánh và khách hàng của các ngân hàng này.

Kể từ 1-1-2011, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng quốc gia theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Do đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải bình đẳng như các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38)

w