Với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 99)

Để triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra năm 2012 theo quy định tại luật NHNN (thanh tra tuân thủ kết hợp với thanh tra rủi ro), CQTTGSNH xin được kiến nghị Thống Đốc NHNN như sau:

Để triển khai và thực hiện có hiệu quả phương pháp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật và thanh tra, giám sát rủi ro theo Luật NHNN đối với các TCTD nước ngoài, CQTTGSNH xin kiến nghị Thống đốc NHNN:

1. Chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật NHNN và Luật các TCTD làm cơ sở cho công tác thanh tra, giám sát, trong đó chú trọng các nội dung sau:

- Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn phù hợp với từng loại hình TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Yêu cầu về quản trị rủi ro của TCTD, chi nhánh NHNNg.

- Quy định thống nhất về phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng rủi ro (không

cho phép Chi nhánh NHNNg thực hiện theo quy định của Ngân hàng mẹ).

- Quy định riêng về hoạt động tín dụng tiêu dùng, cho vay trả góp, thẻ tín dụng (nguyên tắc, điều kiện vay vốn, kiểm tra giám sát vốn vay, cách tính lãi suất...)

- Quy định về bảo lãnh đối ứng dựa trên bảo lãnh đối ứng từ ngân hàng khác (giới hạn an toàn).

- Sớm ban hành các quy định xử lý các sai phạm của các TCTD, chi nhánh NHNNg để các TCTD, chi nhánh thực hiện đúng quy định pháp luật Việt Nam.

2. Về hoạt động thanh tra, giám sát:

- Hướng dẫn đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành ngân hàng/ quy trình thanh tra, giám sát rủi ro (phù hợp với Luật NHNN và Luật Thanh tra).

- Về công khai Kết luận thanh tra theo Luật Thanh tra và Nghị định 86 cần được quy định, hướng dẫn phù hợp với đặc thù ngành ngân hàng.

- Nghiên cứu, thiết lập mô hình thanh tra, giám sát hiệu quả theo hướng:

+ Thống nhất trong toàn hệ thống (từ trung ương đến địa phương) về hoạt động thanh tra giám sát, đảm bảo phân định rõ chức năng thanh tra, giám sát nhưng là một khâu khép kín để có thể đánh giá đầy đủ về TCTD trên phương diện riêng lẻ và hợp nhất.

+ Hoạt động giám sát: Hoàn thiện cơ chế, quy trình giám sát rủi ro vi mô (từng TCTD) và vĩ mô (toàn hệ thống TCTD), hệ thống công nghệ thông tin, bố trí đủ nhân lực và có trình độ phân tích giám sát.

3. Tăng cường đào tạo và bổ sung nhân lực cho bộ máy thanh tra giám sát (ngoại ngữ, tin học, quản trị rủi ro, thanh tra rủi ro,...); ưu tiên đào tạo đội ngũ chuyên gia chuyên sâu; có cơ chế giữ cán bộ (thu nhập, cơ hội phát triển nghề nghiệp).

4. Trên thực tế các giấy phép NHNN đã cấp cho các TCTD, chi nhánh NHNg có nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế hoạt động, do đó cần được rà soát, điều chỉnh Giấy phép phù hợp tạo điều kiện cho công tác thanh tra, giám sát và hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNg phù hợp với quy định mới của Luật TCTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên những mặt hạn chế của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD nước ngoài, Chương 3 đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD nước ngoài. Những giải pháp này bao gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát ngân hàng; Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra tại chỗ; Giải pháp hoàn thiện khuôn khổ, thể chế cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; Giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, chế độ thông tin báo cáo phục vụ cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát; Đẩy mạnh hợp tác về thanh tra, giám sát ngân hàng....

Đồng thời Chương 3 cũng đưa ra các kiến nghị đối với TCTD và Thống đốc NHNN.

Chữ viết tắt Nguyên văn

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTW Ngân hàng Trung ương

WTO Tổ chức thương mại thế giới

TCTD Tổ chức tín dụng

TTGSNH Thanh tra, giám sát ngân hàng

HC Hành chính

KN Khiếu nại

PCTN Phòng chống tham nhũng

NH Ngân hàng

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, hoạt động thanh tra , giám sát ngân hàng ở nước ta đã có nhiều đổi mới và đang trong quá trình cũng cố, hoàn thiện. Không chỉ dừng lại ở việc thanh tra tuân thủ theo pháp luật, NHNN đã có sự kết hợp giữa thanh tra tuân thủ và thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Phương pháp này được áp dụng trước tiên đối với khối các TCTD nước ngoài. Tuy nhiên, trước thực trạng số lượng các TCTD ngày càng gia tăng, hoạt động về dịch vụ ngày càng phong phú và hiện đại đặc biệt là đối với khối TCTD nước ngoài thì hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN đã tỏ ra bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý ngân hàng hiện đại.

Đồng thời, Theo cam kết WTO, kể từ ngày 1/1/2011 các TCTD nước ngoài được đối xử bình đẳng như các Ngân hàng thương mại trong nước, điều này sẽ là thách thức cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Việc hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ có vai trò quan trọng giúp củng cố an toàn hệ thống TCTD cũng như nền kinh tế.

Số hiệu bảng, sơ đồ,

đồ thị

TIÊU ĐỀ

Trang

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính của Khối TCTD nước ngoàikể từ khi thành lập đến nay 35 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu tài chính của Khối TCTD nước ngoàitrong 3 năm gần đây 39 Bảng 2.3 Danh sách các ngân hàng tăng vốn điều lệ từ năm

2010 đến nay

41 Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu tài chính của khối

TCTD nước ngoài từ khi thành lập đến nay

35 Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu tài chính của khối

TCTD nước ngoài trong 3 năm gần đây

39 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Thanh tra ngân hàng trước năm 2009 28 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức CQTTGSNH từ năm 2009 đến nay 30 Sơ đồ 2.3 Quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2010), Luật Các Tổ chức tín dụng, Ban hành 16/6/2010; 2. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước, Ban hành 16/6/2010;

3. Chính phủ (1999), Nghị định sổ 91/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của

thanh tra ngân hàng; Ban hành ngày ngày 4/9/1999;

4. Chính phủ (2006), Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-

TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Sổ tay thanh tra, giám sát trên cơ sở

rủi ro;

6. Công ty Ernst &Young (2011), Đánh giá tính tuân thủ các nguyên tắc cơ bản

của Basel đổi với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng;

7. Tô Ngọc Hưng (2011), Hệ thổng giám sát tài chính Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội;

8. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. Tô Kim Ngọc (2008), Giáo trình tiền tệ ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 10. Nguyễn Duệ 92005), Giáo trình Ngân hàng Trung ương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Ngọc (2003), Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra của

Ngân

hàng Nhà nước đổi với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh, Luận

Một phần của tài liệu 0576 hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát NH của NH nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w